Giải Lịch Sử lớp 10 Bài 38: Sự thành lập và tổ chức của vương triều Nguyễn

  • Bài 38: Sự thành lập và tổ chức của vương triều Nguyễn trang 1
  • Bài 38: Sự thành lập và tổ chức của vương triều Nguyễn trang 2
  • Bài 38: Sự thành lập và tổ chức của vương triều Nguyễn trang 3
  • Bài 38: Sự thành lập và tổ chức của vương triều Nguyễn trang 4
Chương VI
VIỆT NAM Ở ĐÀU THÉ KỈ XIX
Bài 38
SỤ THÀNH LẬP VÀ TỎ CHỨC CỦA VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
Sự thành lập vưong triều
Câu hỏi: Vương triều nhà Nguyễn được thành lập như thế nào? Cơ cấu tổ chức của vương triều.
* Hướng (lân trá lời:
Lọi dụng tình hình Tây Son đang dồn sửc giải quyết các công việc ờ Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Son.
Tháng 6 - 1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế), Nguyễn Quang Toàn chống cụ không nổi phải bỏ chạy ra Thăng Long.
Ngày 21 - 6 - 1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long. Quang Toàn và triều đinh Tây Sơn chạy đến Xương Giang (Bắc Giang) thì bị bat. Vuong triều Tây Soil chấm dứt. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 1945).
Công việc đầu tiên mà Nguyễn Ánh tập trung giải quyết là thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương tó'i các địa phương trến một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Nguyễn Ánh quyết định xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước. Dưó'i vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.
Đến thòi Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Dô sát viện, Nội các, Cơ mật viện...
Phú Xuân (Huế) được chọn làm kinh đô là trung tâm đầu não của cả nước.
Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ.
Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay còn gọi là Luật Gia Long) gồm 398 điều, chia thành 7 chương, được chính thức ban hành.
Nhà Nguyễn chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh vó'i khoảng trên 20 vạn quân, được chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thuỷ binh, pháo binh và tượng binh).
2. Tổ chức vương triều
Bài tập: So sánh hệ thống chính quyền dưới thời Gia Long và Minh Mạng theo biểu hảng dưới đây?
Thời Gia Long
Thời Minh Mạng
* Hướng dẫn trả lời:
Thòi Gia Long
Thời Minh Mạng
Thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương tới các địa phương.
Xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu triều đình và nắm toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.
Dưới vua có sáu bộ, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.
Tổ chức bộ máy nhà nước hoàn thiện chặt chẽ hơn.
Ngoài sáu bộ còn có các viện và các CO' quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện...
Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).
Các tình đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu. Dưó'i tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã.
Chính sách đối ngoại
Câu hỏi: Chính sách đoi ngoại của vương triều nhà Nguyễn được biêu hiện như thế nào ?
Hướng dẫn trả lời:
Nhà Nguyễn chủ trương thần phục nhà Thanh. Năm 1803, Gia Long cử sứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cầu phong. Năm sau, nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long. Từ đó nhà Nguyễn phải định kì cống nộp. Trong khi đó, các vua Nguyễn lại sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào thần phục, thậm chí có lúc còn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.
Đối với các nước phương Tây, trong giai đoạn đầu, Gia Long thi hành chính sách tương đối cỏ'i mỏ' vói Pháp và đạo Thiên Chúa. Nhưng sang đến thòi Minh Mạng (1820 - 1840), triều Nguyễn khước từ dần những quan hệ với phương Tây, thậm chí bắt đầu thi hành chính sách đàn áp Công giáo và ‘Móng cửa”, ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất Việt Nam.
Câu hỏi: Hãy trình bày hiêu biết của em về bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long).
Hướng dẫn trả lời:
Bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) được ban hành vào năm 1815, gồm 21 quyển chính với 398 điều và một quyển phụ lục với 30 điều. Nội dung của bộ luật thể hiện rõ ý đồ bảo vệ quyền hành tuyệt đối cùa nhà vua và đề cao địa vị cùa quan lại và gia trưởng. Xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.
Tuy nói là tham khảo các luật đò'i trước, nhưng trong thực tê bộ luật Gia Long đã dựa vào bộ luật nhà Thanh; những chi tiết thay đổi và bổ sung trong một số điều luật chiếm một tì lệ không nhiều.
Bài tập: Bằng việc sưu tầm tài liệu lịch sử, hãy kể tên 13 đời vua dưới triều Nguyễn theo yêu cầu sau đây?
Tên vua.
Năm làm vua.
Niên hiệu.
* Hướng dẫn trả lời:
TT
Tên vua
Năm lên vua
Niên hiệu
1
Nguyễn Phúc Ánh
1802 -1820
Gia Long
2
Nguyễn Phúc Đảm
1820 - 1840
Minh Mạng
3
Nguyễn Phúc Tuyền
1840 - 1847
Thiệu Trị
4
Nguyễn Phúc Thì
1847 -1883
Tự Đức
5
Ưng Châu
1883 (2 ngày)
Dục Đức
6
Hồng Dật
6-11-1883
Hiệp Hoà
7
Ưng Đăng
1883 - 1884
Kiến Phúc
8
Ưng Lịch
1884 - 1885
Hàm Nghi
9
Ưng Xụy
1885 - 1888
Đồng Khánh
10
Biểu Lân
1889 -1907
Thành Thái
11
Vĩnh San
1907-1916
Duy Tân
12
Bửu Đảo
1916- 1925
Khải Định
13
Vĩnh Thụy
1926- 1945
Bảo Đại
Câu hỏi : Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của Nhà Nguyễn. Cuộc cải cách của Minh Mạng có ý nghĩa gì ?
* Hướng dẫn trả lời:
+ Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn:
Tích cực: Giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.
Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ vói các nước phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương thời. Vì vậy, không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc hậu và bị cô lập.
+ Cuộc cải cách của Minh Mạng có ý nghĩa:
Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sỏ' cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Câu hỏi: Trong hai năm 1831 và 1832, vua Minh Mạng chia nước Việt Nam thành 3(1 tinh và 1 phủ (Thừa Thiên). Hãy kế tên những tinh được thành lập vào năm 1831?
1. Quảng Bình.
10. Hải Dương.
2. Quảng Trị.
11. Quang Yên.
3. Nghệ An.
12. Son Tây.
4. Ha Tĩnh.
13. Hưng Hoá.
5. Thanh Hoá.
14. Tuyên Quang.
6. Hà Nội.
15. Bắc Ninh.
7. Ninh Bình.
16. Thái Nguyên.
8. Nam Định.
17. Lạng Son.
9. Hưng Yên.
1 8. Cao Bằng.
* Hướng dẫn trả lòi:
Bài tập : Trình bày khái quát và nhận xét (ỊUÚ trình hoàn chỉnh hộ máy thống trị của nhà Nguyễn.
* Hướng dẫn tra lời:
Trình bày khái quát:
+ Chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thòi Lê :
+ Thòi Gia Long chia nước thành 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các
trực Doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.
+ Năm 1831-1 832: Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính, chia
cả nước thành 30 tỉnh và một phù Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc triều phủ hoạt động theo sự điều hành cùa Triều đình.	<
+ Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, khoa cử.
+ Một bộ luật mói được ban hành - Hoàng Triều luật lệ hay Luật Gia Long, gồm 398 điều.
+ Quân đội được tồ chức quy củ, trang bị đầy đủ, song còn lạc hậu, thô sơ.
Nhận xét :
+ Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cài cách chút ít.
+ Song những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, Nhà nước thòi Nguyễn cũng là Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.
Bài tập : Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nữa dầu thế ki XIX.
Hướng dẫn tni lò i:
Dưới thời nhà Nguyễn, mặc dầu triều đình đã cố gắng ổn định nền thống trị và đã có những cống hiến nhất định trên một số lĩnh vực kinh tể, văn hóa, nhất là lĩnh vực văn hóa. Song trong bối cảnh thế giói và đất nước đặt ra những thử thách, yêu cầu phải tự cường thì nhà Nguyễn đã không đáp ứng đưọ'c và làm cho các mâu thuẫn xã hội càng gia tăng, phong trào đấu tranh phản đối chính quyền diễn ra liên tục làm cho xã hội Việt Nam thời Nguyễn ngày càng trở nên rối ren và phức tạp như một học giả phương Tây nhận xét “Đang lên cảm sốt trầm trọng”.