Giải Lịch Sử lớp 10 Bài 35: Sự phát triển của kinh tế hàng hóa

  • Bài 35: Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trang 1
  • Bài 35: Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trang 2
  • Bài 35: Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trang 3
  • Bài 35: Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trang 4
Bài 35
Sự PHÁT TRIẺN CỦA KINH TẾ HÀNG HOÁ 1, Thủ công nghiệp
Câu hỏi: Sự hình thành thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp nhân dân như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Thủ công nghiệp nhà nước
Ở Đàng Ngoài, thuộc khu vực kinh thành Thăng Long, chúa Trịnh lập nhiều xưởng lớn chuyên việc đúc súng, sản xuất vũ khí cho quân đội, đúc tiền, đóng thuyền, làm các đồ trang sức, may trang phục cho vua chúa, quan lại.
Ở Đàng Trong, bên cạnh những quan xưởng gần giống như ỏ’ Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đặc biệt quan tâm đến các xưởng đúc súng và đóng thuyền.
Lực lượng lao động trong các xưởng thủ công nghiệp của nhà nước đều là những thợ thủ công giỏi, được trưng tập từ các địa phương theo chế độ công tượng.
- Thủ công nghiệp nhân dân
Trong nhân dân, bộ phận thủ công chuyên nghiệp ở thành thị và nông thôn ngày càng phát triển và có xu hướng trở thành bộ phận sản xuất chính. Những làng thủ công chuyên nghiệp ở nông thôn và phường thủ công chuyên nghiệp ở thành thị xuất hiện ngày càng nhiều.
Trong số những nghề thủ công phát triển nhất thời kì này, còn phải kể đến nghề khai mỏ và nghề sản xuất đường mía. Nghề khai mỏ chủ yếu ờ Đàng Ngoài, không chỉ phát triển nhanh về số lượng các 1Ĩ1Ỏ được khai thác mà đã xuất hiện hiện tượng thuê mướn nhân công trong sản xuất. Nghề trồng mía, làm đường phát triên mạnh ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi (Đàng Trong) vó'i kĩ thuật nấu đường đạt tó'i tình độ cao và số đường xuất khẩu ngày càng lớn.
Bài tập: Hãy ghi các địa danh gắn vói các sản phẩm nổi tiếng của thủ công nghiệp nhân dân theo yêu cầu sau đây:
Sản phẩm
Địa danh
1. Đồ gốm.
2. Dệt vải, lụa.
3. Nghề rèn.
4. Trồng mía, làm đường.
* Hướng dẫn trả lời:
Sản phẩm
Địa danh
1. Đồ gốm.
Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Là Chum (Thanh Hoá), Thanh Hà (Quảng Nam)...
2. Dệt vải, lụa.
Vạn Phúc, La Khê (Hà Tây), Bưởi, Trích Sài (Hà Nội), Sơn Điền, Dương Xuân, Vạn Xuân (Thừa Thiên Huế)...
3. Nghề rèn.
Vân Chàng (Nam Định), Nho Lâm (Nghệ An), Trung Lương. (Hà Tĩnh)
4. Trồng mía, làm đường.
Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Thưo’ng nghiệp
Câu hỏi: Việc buôn bản trong nước diễn ra như thế nào?
* Hướng dẫn trả lời:
+ Cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các địa phương được mở rộng hơn trước. Hầu hết các làng, các xã lớn ở vùng đồng bằng đều có chợ.. Cá biệt ở một số làng, có hâu hết dân làng đều tham gia buôn bán trên thị trường. Tại các chợ, người ta mua bán đủ các thứ hàng, trong đó hàng nông phẩm và hàng thù công do người sản xuất trực tiếp bán và mua là chủ yếu.
+ Trên đà phát triển của kinh tể hàng hoá, dần hình thành các luồng buôn bán, trao đổi thường xuyên giữa miền ngược và miền xuôi, miền duyên hải, hải đảo với nội địa, các trung tâm kinh tế, thương mại lớn vói các vùng nông thôn phụ cận. Đặc biệt, mối quan hệ buôn bán của nhân dân giữa hai vùng Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn được duy trì và mở rộng, bất chấp sự ngăn cấm của triều đình.
Bài tập: So sánh tình hình ngoại thương ở thế kỉ XVI - XVII với các thế kỉ trước. Những nước phương Tây nào thường đến buôn bán ở nước ta thời kì này?
Hưởng dẫn trả lời:
So sánh tình hình ngoại thương:
+ ở các the ki trước, nhất là thòi Lê, không chủ trương mở rộng giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài. Thuyền bè nước ngoài chì được cập bến một vài câng và bị khám xét nghiêm ngặt.
+ Thế kỉ XVI - XVII, mối quan hệ buôn bán truyền thống với các nước phương Đông, đặc biệt với Trung Quốc và Nhật Bản, không những vẫn được duy trì mà có xu hướng phát triển hơn trước. Ngoài ra. thuyền buôn của các nước phương Tây thường xuyên mang hàng hoá đến buôn bán với nước ta và mua hàng hoá cùa nước ta về bán ở nước họ.
Những nước phương Tây thường đến buôn bán ỏ' nưó’c ta:
+ Bồ Đào Nha.
+ Hà Lan.
+ Anh.
+ Pháp.
Câu hỏi: Việc mở rộng buôn bán với nước ngoài có ánh hưởng như thế nào đối với kinh tế trong nước?
Hướng dẫn trả lời:	ì
+ Mối quan hệ buôn bán truyền thống với các nước phương Đông, đặc biệt vó'i Trung Quốc và Nhật Bản, không những vẫn được duy trì mà có xu hướng phát triển hơn trước.
+ Từ giữa thế ki XVI. thuyền buôn Bồ Đào Nha thường xuất phát từ Áo Môn (Ma Cao, Trung Quốc) đến buôn bán tại Hội An (Quảng Nam). Sang thế kỉ XVII, sau khi công ti Đông Án Hà Lan ra đòi, người Hà Lan đã nhanh chóng giành được ưu the trong việc buôn bán với các nước phương Đông.
+ Thương nhân phương Tây thường mua hàng từ nước này sang nước khác để bán kiếm lãi. Họ bán các thứ hàng hoá như bạc, vũ khí của Nhật Bản; tơ lụa, thuốc bắc, đồ sứ của Trung Quốc; len, dạ, súng, đại bác, pha lê, thuỷ tinh và một số sản phẩm khác của nền công nghiệp phương Tây. Họ mua của ta sản phẩm -thủ công nghiệp như đồ sứ, tơ lụa, đường mía và các loại lâm thổ sản.
+ Sự thông thương buôn bán vó'i nước ngoài, nhất là các nước phương Tây, đã bắt đầu đưa nước ta tiếp xúc vói luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị.
Sự h :ìg thịnh của một sô đô thị
Câu hoi: Sự hưng tliịnh của một so đô thị ở Đàng Ngoai và Đàng Trong được hiên hiện như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
: -iig Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất là Thăng Long và Phố Hiến.
+ Kinh kì (Thăng Long hay Kẻ Chợ) không chỉ là trung tâm chính trị - hành chính, văn hoá mà còn là một trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước vó'i hệ thống chợ', bến và hàng chục các. phố hàng.
+ Phố Hiến là nơi chính quyền Lê - Trịnh đặt dinh Hiến ti trấn Sơn Nam, nơi bốc dỡ và trung chuyển hàng hoá từ các tầu thuyền buôn ngoại quốc.
Đàng Trong cũng xuất hiện khá nhiều đô thị sầm uất như Thanh Hà (Huế), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh)..., nhưng tiêu biểu hơn cả là Hội An (Quảng Nam).
Câu hói: Hãy liêu những hiểu hiện của sự hưng thịnh một số đô thị ở Đàng Ngoài và Đàng Trong thế kỉXVII - XVIII? Nêuỹ nghĩa của sự hưng thịnh đó?
Hướng dẫn trả lời:
Sự hung thịnh:
ở Đàng Ngoài, có hai đô thị tiêu biếu là Thăng Long và Phố Hiến.
+ Kinh ki (Thăng Long hay Kẻ Chợ) không chỉ là trung tâm chính trị - hành chính, văn hoá mà còn là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cùa đất nước với hệ thống chợ, bến và hàng chục các phố hàng.
+ Phố Hiến là nơi chính quyền Lê - Trịnh đặt dinh Hiến ti trấn Sơn Nam, nơi bốc dỡ và trung chuyển hàng hoá từ các tàu thuyền buôn ngoại quốc. Vào thời điểm thịnh đạt, Phổ Hiến có khoảng 2000 ngôi nhà với 20 phường chuyên sản xuất hàng thù công và buôn bán. Phố Hiến cũng là nơi hội tụ nhiều khách thương ngoại quốc phương Đông và phương Tây, trong đó phần lớn là người Trung Quốc.
Ở Đàng Trong cũng xuất hiện khá nhiều đô thị sầm uất như Thanh Hà (Huế), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh)... nhưng tiêu biểu nhất là Hội An (Quảng Nam).
Hội Ẩn là trung tâm buôn bán, trao đổi của cả vùng Đàng Trong, là một thương cảng quốc tế nằm trên con đường thương mại Biển Đông từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. Từ đầu thế kỉ XVII, Hội An đã là một thành phố cảng lớn, hội tụ nhiều thuyền buôn, thương điếm cùa các nước phương Đông và phương Tây. Hội An còn có các khu cư trú riêng của người Nhật và người Hoa.
Ỷ nghĩa:
Cùng vó'i nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, sự hưng thịnh cùa một số đô thị ở Đàng Ngoài và Đàng Trong góp phần làm cho nước Đại Việt thế ki XVII - XVIII phát triển toàn diện.
Sự hưng thịnh cùa một số đô thị làm cho bộ mặt xã hội nước ta thời kì này ngày càng rực rỡ, tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán trong và ngoài nước, góp phần đưa nền kinh tế, văn hoá phát triển.