Giải Lịch Sử lớp 10 Bài 39: Tình hình kinh tế - xã hội nửa đầu thế kỉ XIX

  • Bài 39: Tình hình kinh tế - xã hội nửa đầu thế kỉ XIX trang 1
  • Bài 39: Tình hình kinh tế - xã hội nửa đầu thế kỉ XIX trang 2
  • Bài 39: Tình hình kinh tế - xã hội nửa đầu thế kỉ XIX trang 3
  • Bài 39: Tình hình kinh tế - xã hội nửa đầu thế kỉ XIX trang 4
Bài 39
TÌNH HÌNH KINH TÉ - XÃ HỘI NỬA ĐẦU THÉ KỈ XIX
Tình hình kinh tế
Câu liỏi: Tình hình kinh tể nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Nguyễn được biêu hiện như the nào?
Hướng dẫn trá lời:
Đối vó'i nông nghiệp:
Nhà Nguyễn hết sức coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp.
+ Năm 1803, ngay khi mói lên ngôi, Gia Long đã ra lệnh đo đạc lại toàn bộ ruộng đất, lập địa bạ cho từng làng ỏ' Bắc Hà.
+ Đen năm 1 839, dưới thòi Minh Mạng, việc lập địa bạ các làng xã trên phạm vi toàn quốc đã được hoàn thành.
+ Năm 1 804, Gia Long ban hành chính sách quân điền.
3'rong các biện pháp trọng nông, chính sách khai hoang dưó'i hình thức doanh điên là có hiệu quả hon cả. Những người lưu tán và không có ruộng đất cày cấy được tập họp lại dưới sự chỉ đạo của một quan chức nhà nưó'C, được nhà nước cấp vốn ban đầu để tiến hành khai hoang lập làng trên những vùng đất mới bồi lấp ỏ' ven biển. Tuy số ruộng đất khai khẩn thêm là khá lớn, nhưng vẫn không thể bù đắp được số ruộng đất để hoang hoá. Chính sách doanh điền, khai hoang của nhà Nguyễn không thể giải quyết được những mâu thuẫn đang đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam.
Đối vói sản xuất thủ công nghiệp:
Cùng với sự phát triển cùa các nghề thù công truyền thống trong dân gian, nhà
Nguyễn có khuynh hướng tăng cường xây dựng các quan xưởng, chủ yếu tập trung ở Huế. Trong chính quyền hình thành những CO' quan chức năng chuyên trách về từng loại sản phẩm. Quản lí chung các ngành, nghề thù công của nhà nước là ti Vũ khô chế tạo, gồm 57 cục trông coi từng ngành cụ thể như đúc đồng, làm đồ trang sức, làm gạch ngói, khắc in.	„4
Một trong những hoạt động kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn này là khai khoáng. Phần lớn số mỏ được giao cho các thương nhân (chủ yếu là Hoa kiều), các tù trưởng miền núi lĩnh trưng, hằng năm nộp thuế cho nhà nước. Đối với một số mỏ quan trọng, nhà Nguyễn tổ chức trực tiếp khai thác. Tuy nhiên các mỏ do nhà nước khai thác thường kém hiệu quả và chỉ hoạt động được trong một thòi gian ngắn rồi lại giao cho tư nhân lĩnh trưng.
Thương nghiệp:
Sang thế kỉ XIX, thương nghiệp có chiều hướng suy thoái. Nhà Nguyễn thi hành chính sách thuế khoá phức tạp và chế độ kiểm soát ngặt nghèo đối với các hoạt động buôn bán. về ngoại thương, nhà Nguyễn thi hành chính sách độc quyền và hết sức dè dặt vói các tàu buôn phương Tây. Thương nhân ngoại quốc đến buôn bán ở nước ta giai đoạn này chủ yếu là người Hoa, Xiêm, Mã Lai.
Bài tập : Em hãy nhận xét về thủ công nghiệp nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX. Em có nhận xét gì về người thợ thủ công Việt Nam.
Hướng dẫn trả lời:
Nhận xét về thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp Nhà nước được tổ chức vói quy mô lớn + Thù công nghiệp cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển + Đã tiếp cận chút ít với kĩ thuật phương Tây
+ Thủ công nghiệp nhìn chung không có điều kiện tiếp nhận kĩ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây còn lạc hậu hơn nhiều.
Nhận xét về người thợ thủ công Việt Nam :
+ Thợ thù công Việt Nam đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thủy chạy bằng hơi nước.
+ Điều 'đó chứng tỏ rang tay nghề của thợ thủ công có nâng lên nhưng chưa đáng kể so với các nước phương Tây.
Câu hỏi: Đánh giá chính sách hạn chế ngoại thương của nhà Nguyễn.
Hướng dẫn trả lời:
Chính sách hạn chế ngoại thương cùa nhà Nguyễn (nhất là hạn chế giao thương với phương Tây) không tạo điều kiện cho sự phát triển giao lưu và mở rộng sản xuất.
Chính sách đó không xuất phát từ nhu cầu tự cường của dân tộc mà xuất phát từ mua bán của triều đình.
Câu hỏi: Nêu những mặt tích cực và hạn chế của c'ác chính sách kinh tế thời Nguyễn.
Hướng dẫn trả lời:
Những mặt tích cực:
Het sức coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp:
+ Đo đạc lại ruộng đất, lập địa bạ.
+ Ban hành chính sách quân điền.
+ Thực hiện chính sách khai hoang, lập doanh điền.
Phát triển các nghề thủ công dân gian, tăng cường xây dựng các quan xưỏ'ng.
Chú trọng đến việc khai khoáng các mỏ, 'tăng nguồn thu thuế cho nhà nước.
Những hạn chế:
Không bảo vệ được ruộng đất công, ruộng đất công chỉ còn 20% tổng diện tích đất cả nước. Chính sách quân điền chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, thực chất, chỉ là hình thức cấp ruộng đất cho quan lại và binh lính.
Trong chính sách khai hoang: tuy ruộng đất khai khẩn thêm khá nhiều, nhưng ruộng đất bỏ hoang còn nhiều.
Trong chính sách khai khoáng: các mỏ do nhà nước khai thác thường kém hiệu quả và chỉ hoạt động được trong một thòi gian ngắn rồi lại giao cho tư nhân lĩnh trưng.
về thương nghiệp: nhà Nguyễn thi hành chính sách thuế khoá phức tạp và chế độ kiểm soát ngặt nghèo đối với các hoạt động buôn bán. về ngoại thương, thi hành chính sách độc quyền và hết sức dè dặt với các tàu buôn phương Tây.
Tình hình xã hội
Câu Itỏi: Sơ lược vài nét chính về tình hình xã hội dưới thời Nguyễn.
Hướng dẫn trả lời:
Trong bối cảnh nền kinh tế bế tắc, đời sống nhân dân khốn cùng, nhà Nguyễn chẳng những đã bất lực không cải thiện được tình hình mà trái lại, bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu, tha hoá. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh quyết liệt cùa các tầng lớp xã hội ở khắp mọi miền đất nước chống lại chế độ thống trị của nhà Nguyễn.
Chỉ tính riêng trong nửa đầu thế kì XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, trong đó, riêng thời Minh Mạng có 250 cuộc. Mặc dù các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị đàn áp nhưng đã làm rệu rã nền thống trị của nhà Nguyễn. Xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn ngày càng trở nên rối ren và phúc tạp.
Bài tập: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Hướng dẫn trả lời:
Thòi gian
Tên cuộc khỏi nghĩa
Địa điểm khỏi nghĩa
1821 - 1827
Phan Bá Vành
Lưu vực châu thổ sông Hồng, thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh và Hải Phòng.
1833 - 1843
Ba Nhàn, Tiền Bột
Phú Thọ, Tuyên Quang.
1833 - 1843
Lê Duy Lương
Hoà Bình, Thanh Hoá.
1833 - 1835
Lê Văn Khôi
Gia Định.
1833 - 1835
Nông Văn Vân
Tuyên Quang, Cao Bằng.
1854 - 1856
Cao Bá Quát
Hà Tây.
Bài tập: Hãy phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của nhân dân thời Nguyễn?
* Hướng dẫn trá lời:
- Nguyên nhân:
+ Dưới thời Nguyễn, nạn cướp đoạt ruộng đất của địa chủ, nạn quan lại cường hào tham những, chế độ tô thuế và lao dịch khắc nghiệt..., làm cho kinh tế nông nghiệp, nước ta bị phá sản nghiêm trọng. Thêm vào đó, nạn ôn dịch, bão lụt xảy ra thường xuyên làm cho ruộng đồng bị bỏ hoang, xóm làng xơ xác, nông dân lưu vong, phiêu tán.
+ Trong bối cảnh kinh tế bế tác, đời sống nhân dân khốn cùng, nhà Nguyễn chẳng những đã bất lực không cải thiện được tình hình mà trái lại, bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu, tha hoá. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, đã làm bùng lên làng sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp xã hội ờ khắp mọi miến đất nước chống lại chế độ thống trị của nhà Nguyễn.
Y nghĩa:
+ Cuộc đấu tranh cùa nhân dân chống lại triều Nguyễn liên tục, quyết liệt trong hon 50 năm, xét cho cùng là nhằm chống lại sự huỷ hoại tiềm lực dân tộc cùa nhà nước phong kiến. Các tầng lóp bị trị không thê cam chịu chết dần, chết mòn vì đói rét, bệnh tật. đã vùng lên tìm lối thoát cho sự sống còn của bàn thân mình, cũng là đau tranh cho sự tồn tại cùa xã hội, là bảo vệ sự sinh tồn và thực lực của dân tộc.
+ Những cuộc đau tranh không mệt mỏi của nông dân và các dàn tộc chống lại áp bức, cường quyền dưói chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã góp phần cùng cố khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam.