Giải Lịch Sử lớp 10 Bài 34: Tình hình kinh tế nông nghiệp

  • Bài 34: Tình hình kinh tế nông nghiệp trang 1
  • Bài 34: Tình hình kinh tế nông nghiệp trang 2
  • Bài 34: Tình hình kinh tế nông nghiệp trang 3
Bài 34
TÌNH HÌNH KINH TÉ NÔNG NGHIỆP
Tình hình ruộng đât và kinh tê nòng nghiệp Đàng Ngoài
Câu hỏi: Những biêu hiện về chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII.
Hướng dẫn trả lời:
Ngay từ đầu thế kỉ XVI, chính sách ruộng đất thòi Lê sơ về cơ bản đã bị phá sản. Nguyên nhân chính dẫn đến sự phá sản này là sự phát triển nhanh chóng cùa ruộng đất tư hữu. Mặc dù về hình thức, nhà nước vẫn ngăn cấm việc biến ruộng đất công thành ruộng tư, nhưng trên thực tế quá trình đó vẫn không ngừng diễn ra tại các làng quê. Trong các làng xã, đã xuất hiện nhiều chủ sở hữu có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mẫu ruộng.
Chính sách ruộng đất của họ Trịnh nhằm phục vụ cho quyền lợi của nhà nước phong kiến, giai cấp địa chù, tầng 1Ó'P quan liêu và binh sĩ. Đến đầu thế kỉ XVIII, quỹ đất công còn lại không đáng kể. Người nông dân đã bị chiếm đoạt phần ruộng đất tư, lại hết hi vọng ở phần ruộng đất công cùa làng xã. Trong khi đó nhà nước Lê - Trịnh ngày càng tăng cưòìig bóc lột tỏ thuế, lao dịch, binh dịch đối với nông dân. Những nông dân nghèo khổ “không tấc đất cắm dùi", bị bần cùng hoá phải ròi bỏ đồng ruộng, xóm làng đi lang thang kiếm sống ngày càng đông đảo. Từ những năm 30 của the ki XVIII, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt đã đẩy xã hội Đàng Ngoài vào tình trạng suy yếu và khủng hoảng.
Cuộc khẩn hoang và kinh tế nông nghiệp Đàng Trong
Câu hỏi: Công cuộc khẩn hoang và kỉnh tế nông nghiệp Đàng Trong vào thể kỉ XVII diễn ra như thế nào ?
Hướng dẫn trả lời:
Sang đến thế kỉ XVII, đất Thuận Quảng đuợc mỏ' rộng thêm về phía Nam.
+ Năm 1611, Nguyên Hoàpg cho quân vượt đèo Cù Mông chiếm thêm đất của
Chăm-pa, lập ra phủ Phú Yên.
+ Năm 1633, Nguyễn Phúc Tần mở rộng cương giới đến sông Phan Rang.
+ Năm 1693, toàn bộ phần đất còn lại của Chấm-pa đã được sát nhập vào lãnh
thổ Đàng Trong.
+ Năm 1698, Nguyễn Phúc Chu cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, khai khẩn đất hoang, lập thêm dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, đặt ra phủ Gia Định để quản lí.
+ Mười năm sau, vào nãm 1708, họ Mạc ở Hà Tiên đã quyết định đưa vùng đất do mình cai quản về vói chúa Nguyễn. Đến đây, lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát của chúa Nguyễn đã kéo dà: đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau.
+ Vùng Thuận Quảng (tương đương với Trung Bộ hiện nay) có các dải đồng băng nhỏ hẹp và cơ bản đã được khai phá từ thời Lê trở vê trước, nên cơ câu tô chức xóm làng có nhiều nét giống với Đàng Ngoài. Ở đây ruộng đất công làng xã
còn tồn tại khá phổ biến. Bên cạnh đó, còn có một diện tích đáng kể thuộc quyền sỏ' hữu nhà nước.
+ Vùng đất phía nam, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, ruộng đất nhiêu, dân cư thưa thót, chúa Nguyễn đã thi hành chính sách khai hoang, cho phép biến ruộng đất khai phá được thành ruộng đất tư nhân.
+ Chúa Nguyễn còn khuyến khích những địa chủ giàu có ở Thuận Quảng chiêu mộ những người dân nghèo vào khai hoang ở Đồng Nai, Gia Định. Lực lưọ'ng khai hoang chủ yếu là lưu dân ngưò'i Việt và một bộ phận những người dân gôc Cham-pa, Chân Lạp.
Bài tập: So sánh kình tế ở Đàng Ngoài và Đàng Trong thế ki XVII - XVIII.
* Hướng dẫn trả lời;
Tình hình kinh tế ở Đàng Ngoài Thế kỉ XVII - XVIII
Tình hình kinh tế ở Đàng Trong
Thế kỉ XVII - XVIII
Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng, nông dân phải rời bỏ ruộng đồng, xóm làng đi lang thang kiếm sống.
Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém diễn ra dồn dập.
Ngành chăn nuôi gia cầm, gia súc, nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh và giữ vị trí quan trọng.
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ về
CO’ bản bị phá sản do sự phát triển nhanh chóng của ruộng đất tư hữu.
Chính quyền tổ chức di dân, khai hoang, cấp công cụ, lương thực, lập thành làng ấp.
Nhà nước cho phép biến vùng đất khai hoang thành ruộng đất tư nhân.
Nảy sinh hiện tượng tích tụ ruộng đất với quy mô lớn.
Bài tập: Hãy điền sự kiện lịch sử vào niên đại đã cho sau đây:
Niên đại
Sự kiện lịch sử
1611
1623
1653
1693
<
1698
1708
* Hướng dẫn trả lời:
Niên đại
Sự kiện lịch sử
1611
Nguyễn Hoàng cho quân vượt đèo Cù Mông chiếm thêm đất Champa lập ra phủ Phú Yên.
1623
Chúa Nguyễn thoả thuận được với chính quyền Chân Lạp để lập một trạm thu thuế ở Sài Gòn.
1653
Nguyễn Phúc Tần mở rộng cương giói đến sông Phan Rang.
1693
Toàn bộ phần đất còn lại của Cham-pa đã được sát nhập vào lãnh thổ Đàng Trong.
1698
Nguyễn Phúc Chu cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, khai khẩn đất hoang, lập thêm dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, đặt ra phủ Gia Định đê quản lí.
1708
Họ Mạc ở Hà Tiên đã quyết định đưa vùng đất do mình cai quản về vó'i chúa Nguyễn.
Câu hỏi: Hãy trình bày sự khác biệt về chế độ ruộng đất ở Đàng Trong. Vì sao có sự khác biệt đó?
Hướng dẫn trả lời:
Sự khác biệt:
+ Do điều kiện thiên nhiên, hoàn cảnh lịch sử và phương thức tổ chức khai thác không giống nhau nên giữa các vùng của Đàng Trong có sự khác biệt đáng kê về chế độ ruộng đất.
+ Vùng Thuận Quảng (tương đương với Trung Bộ hiện nay) ruộng đất công làng xã còn tôn tại khá phô biên. Bên cạnh đó, còn có một sô diện tích đáng kê thuộc quyền sở hữu nhà nước.
+ Vùng đất phía nam, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, Chúa Nguyễn thi hành chính sách khai hoang, cho phép biến ruộng đất khai phá được thành ruộng đất tư nhân.
Sở dĩ có sự khác biệt đó vì:
+ Vùng Thuận Quảng có dải đồng bằng nhỏ hẹp và cơ bản đã được khai phá từ thời Lê trở về trước, nên cơ cấu tổ chức làng xã có nhiều nét giống với Đàng Ngoài.
+ Vùng đất phía Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, ruộng đất nhiều, dân cư thưa thót nên chúa Nguyễn khuyến khích khai thác.