Giải Lịch Sử lớp 10 Bài 29: Mở rộng và phát triển kinh tế (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

  • Bài 29: Mở rộng và phát triển kinh tế (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) trang 1
  • Bài 29: Mở rộng và phát triển kinh tế (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) trang 2
  • Bài 29: Mở rộng và phát triển kinh tế (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) trang 3
Bài 29
MỎ RỘNG VÀ PHÁT TRIẺN KINH TÉ
(từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
Câu hỏi: Hãy nêu những biện pháp để phát triển nông nghiệp dưới thời Tiền Lê, Lí - Trần.
Hướng dẫn trả lời:
Chăm lo khai hoang, mờ rộng đất đai canh tác, đẩy mạnh sản xuất.
Tổ chức cày tịch điền.
Đắp đê phòng lụt.
Cấm giết hại trâu bò.
Phát triển thủ công và thương nghiệp
Câu hởi: Sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Lí - Trần như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Thủ công nghiệp:
Trong nhân dân, các nghề thủ công như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Đồ gốm tráng men ngọc, men xanh độc đáo, in hình ngưòi, hình thú, hoa lá... được trao đổi khắp nơi. Gạch tranh trí hoa, rồng được bán và phục vụ xây dựng. Các nghề tô tượng, chạm khắc đá. làm đồ vàng bạc, trang sức, làm giấy, nhuộm vải đều phát triển.
Nhà nước Đinh - Tiền Lê, Lí - Trần đều thành lập các xưởng thủ công (gọi là cục Bách tác) để rèn đúc vũ khí, tiền, đóng thuyền bè, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, chùa chiền, đền đài.
Thương nghiệp:
Việc giao lưu buôn bán giũa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp, hàng hoá phong phú. Các chọ' làng, chợ huyện được hình thành, Một sứ giả nhà Nguyên sang nước ta đã viết: “Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hoá trăm thứ, bày la liệt”.
Trên vùng biên giói Việt - Trung, từ thời Lí đã hình thành các địa điểm trao đổi hàng hoá. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa là, vài vóc, ngà voi, giấy, ngọc, vàng... đến trao đổi. Thuyền buôn các nước phương Nam như Gia-va, Xiêm, Án Độ cũng thường qua lại mua bán ở các cửa biển Đông - Bắc. Năm 1149, nhà Lí cho lập trang Vân Đồn (Ọuảng Ninh) làm vùng hải cảng trao đổi hàng hoá với nước ngoài. Lạch Trường (Thanh Hóa) cũng là một vùng hải cảng buôn bán.
Phân hoá xã hội. Bước đầu đấu tranh của nhân dân
Câu hỏi: Xã hội Đại Việt cuối thời Lí - Trần phân hóa như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nông dân?
Hướng dẫn trả lời:
Thế kỉ X mỏ' đầu thời kì độc lập cũng là mờ đầu quá trình phong kiến hoá của xã hội Việt Nam:
+ Tầng lóp địa chù ngày càng gia tăng.
+ Quý tộc, địa chủ ngày càng chấp chiếm nhiều ruộng đất.
+ Nhân dân nhiều người nghèo khổ phải bán ruộng đất, bán con cái làm nô tì. + Tình trạng phân hoá giàu nghèo càng tăng cao ỏ' cuối thế kỉ XIII và thế kỉ XIV.
Vào nửa sau the kỉ XIV, một số vua Trần và quan chức cao cấp chì lo ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Nạn đói liên tục xảy ra. Mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt. Khỏ'i nghĩa cùa nông dân bùng nổ.
Đến thế kỉ XII, đặc biệt là thế kỉ XIII, XIV xã hội rơi vào tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng, nhà nước không giải quyết được. Đó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông dân chống lại nhà nước phong kiến.
Câu hỏi: Tình hình kinh tế, xã hội của nước Đại Việt cuối thời Trần diễn ra như thế nào?
* Hướng dẫn trả lời:
về kinh tế : ngày càng bị giảm sút.
+ Ruộng đất nắm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ. Ruộng đất công ở làng xã bị lấn chiếm, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.
+ Thuỷ lợi không được chăm lo tu sửa, đê điều không được bảo vệ.
+ Chính sách thuế khoá ngày càng nặng nề.
+ Đò'i sống nhân dân vô cùng khốn khổ và bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột.
về xã hội', ngày càng suy thoái.
+ Vua và các vương hầu quý tộc, quan lại lao vào con đường ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến đời sống nhân dân.
+ Nông dân bị bóc lột tàn tệ, đói kém liên tục diễn ra. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ.