Giải Lịch Sử lớp 10 Bài 5: Trung Quốc thời Tần - Hán

  • Bài 5: Trung Quốc thời Tần - Hán trang 1
  • Bài 5: Trung Quốc thời Tần - Hán trang 2
  • Bài 5: Trung Quốc thời Tần - Hán trang 3
  • Bài 5: Trung Quốc thời Tần - Hán trang 4
Chương III
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KỈẾN
Bài 5
TRUNG QUÓC THỜI TÀN - ĨIÁN
Sự hình thành xã hội phong kiến
Câu hỏi: Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành thể nào?
Hướng dẫn tra lời:
Những tiến bộ trong sản xuất: Cuối thòi Xuân Thu - Chiến Quốc, người ta bắt đầu chế tạo công cụ bằng sắt nhờ đó làm cho diện tích trồng trọt đuợc mỏ’ rộng. Kĩ thuật sản xuất được cải tiến. Các công trình thuỷ lọi và giao thông có quy mô lớn cũng được xây dựng.
Những biến đổi trong đời sống xã hội:
+ Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tưóc đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
+ Giai cấp nông dân cũng bị phân hoá:
Nông dân giàu có trỏ’ thành địa chủ.
Nông dân giữ đưọ'c một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh.
Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trò' thành nông dân lĩnh canh.
Quan hệ bóc lột giữa địa chù với nông dân lĩnh canh - quan hệ phong kiến - xuất hiện.
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc?
Hướng dẫn trả lời:
Chế độ phong kiến thời Tần, Hán
Câu hỏi: Trình bày đôi nét tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến Trung Quốc thời Tần - Hán.
- Tổ chức bộ máy nhà nưó’c phong kiến dưới thời Tần - Hán. (Theo sơ đồ sau)
Biài tập: Điền sự kiện vào cột B cho phù họp với niên đại ở cột A sau đây:
Năm
■
Triều đại
Trước 2205 TCN
2205 - 1767 TCN
1767 - 1112 TCN
1112-770 TCN
770 - 475 TCN
475 -221 TCN
7.221 -206 TCN
8. 206 TCN- 221SCN
* Hướng dẫn trả lời:
Năm
Triều đại
1. Trước 2205 TCN
Các triều đại truyền thuyết.
2. 2205 - 1767 TCN
Nhà Hạ.
3. 1767 - 1112 TCN
Nhà Thương.
4. 1112 - 770 TCN
Nhà Chu.
5. 770 - 475 TCN
Xuân Thu.
6. 475 -221 TCN
Chiến Quốc.
7. 221 -206 TCN
Tần.
8.206 TCN- 221SCN
Hán
Bài tập: Điền sử liệu vào các ô trong bảng thống kê sau đây:
Nội dung
Nhà Tần
Nhà Hán
1. Niên đại
2. Tổ chức bộ máy nhà nước
3. Chính sách kinh tế
4. Chính sách đối ngoại
5. Khỏi nghĩa nông dân
* Hướng dẫn trả lời:
Nội dung
Nhà Tần
Nhà Hán
1. Niên đại
221 -206TCN.
206 TCN-221SCN.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước
Chia đất nước thành quận, huyện.
Chia đất nước thành quận,huyện
3. Chính sách kinh tế
Ban hành chế độ tiền tệ đo lường thống nhất.
Giảm tô thuế, sưu dịch cho nông dân, phát triển sản xuất nông nghiệp.
4. Chính sách đối ngoại
Mờ rộng lãnh thổ về phía Nam và phía Bắc.
Chiến tranh xâm lược Triều Tiên và các nước phương Nam.
5. Khởi nghĩa nông dân
Trần Thắng - Ngô
Quảng.
Khởi nghĩa của Trương Giác cuối thời Hán.
Văn hoá thòi Tần, Hán
Câu hỏi: Nêu những thành tựu cơ bản của văn hoá Trung Quốc thời Tần - Hán ?
* Hướng dẫn trả lời:
Nho giáo:
+ Nho gia là một trường phái tư tưởng xuất hiện từ thời cổ đại, do Khổng Tứ sáng lập.
+ Thời Hán Vũ Đe, Nho giáo trỏ' thành công cự sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.
+ Các quan niệm về quan hệ, phục tùng giữa vua-tôi, chồng-vợ, cha-con.
Văn học:
Ở thòi Hán, phú là một thể loại văn học đặc biệt với nội dung ca ngợi tổ quốc, khích lệ lòng yêu nước của nhân dân. Những nhà sáng tác phú nổi tiếng thời Tây Hán là Giả Nghị, Tư Mã Tương Như...
Sử học:
Từ thời Tây Hán đã trờ thành một lĩnh vực độc lập, mà người đặt nền móng là Tư Mã Thiên với bộ Sử kí đồ sộ
Câu hỏi: Quan điểm chính của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong xã hội.
* Hướng dẫn trả lời:
Quan điểm chính:
Nho giáo là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc do Khổng Tử khởi xướng từ thời cổ đại, đến thời Hán Vũ Để đã trở thành cơ sở sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến. Các quan điểm chính của Nho giáo là quan hệ phục từng giữa vua- tôi, vợ- chồng, cha- con, là kỉ cương cùa xã hội, là đạo đức phong kiến.
Ảnh hưởng:
+ Nho giáo trở thành cơ sỏ' lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
+ Nho giáo, một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất; mặt khác, giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia là trung quân.
+ Nho giáo cũng buộc con người phải giữ chữ hiếu.