Giải Lịch Sử lớp 10 Bài 28: Xây dựng và phát triển nhà nước độc lập thống nhất (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV)

  • Bài 28: Xây dựng và phát triển nhà nước độc lập thống nhất (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) trang 1
  • Bài 28: Xây dựng và phát triển nhà nước độc lập thống nhất (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) trang 2
  • Bài 28: Xây dựng và phát triển nhà nước độc lập thống nhất (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) trang 3
  • Bài 28: Xây dựng và phát triển nhà nước độc lập thống nhất (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) trang 4
  • Bài 28: Xây dựng và phát triển nhà nước độc lập thống nhất (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) trang 5
Chương IV
VIỆT NAM TỪ ĐẦU THÉ KÌ X ĐẾN THÉ KỈ XV
Bài 28
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THỐNG NHẤT
(từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV)
Bưóc đầu xây dựng nhà nước.Thòi Ngô, Đinh - Tiền Lê
Câu lìỏi: Trình bày hoàn cảnh dẫn đến "loạn 12 sứ quân"?
* Hướng dẫn trá lời:
Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Hán, năm 939, Ngô Quyền xung vương, đóng đô ở Cổ Loa - kinh đô cũ thòi Âu Lạc, thành lập chính quyền mới. Đất nước bắt đầu ổn định. Năm 944, Ngô, Quyền mất, Dương Tam Kha chiếm ngôi vương, Nội bộ chính quyền trung ương lục đục, một số thế lực địa phương nhân đó nổi dậy, gây nên tình trạng chia cắt, tranh chấp lẫn nhau, sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”.
Bài tập: Hãy điền sự kiện lịch sử vào niên đại đã cho sau đây:
Niên đại
Sự kiện lịch sử
1. Năm 939
a.
2. Năm 944
b.
3. Năm 968
'c.
4. Năm 1010
d.
5. Năm 1042
e.
6. Năm 1054
g-
* Hướng dẫn trả tời:
Niên đại
Sự kiện lịch sử
1. Năm 939
a. Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ Loa.
2. Năm 944
b. Ngô Quyền mất. Dương Tam Kha chiếm ngôi vương.
3. Năm 968
c. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại cồ Việt, đóng đô ỏ' Hoa Lư.
4. Năm 1010
d. Vua Lí Thái Tổ dôi đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
5. Năm 1042
e. Nhà Lí ban hành bộ Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước tai
6. Năm 1054
g. Vua Lí Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.
Câu hỏi: Nhà Đinh - Tiền Lê đã làm được những gì cho đất nước?
* Hướng dẫn trả lời:
- Sau khi dẹp “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Nhà Đinh đã xây dựng một nhà nước quân chủ 101.
sơ khai bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban. Thành lập được quân đội đê bảo vệ triều đình và đất nước.
Tiếp theo đó, nhà Tiền Lê củng cố bộ máy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo. Chấn chỉnh quân đội để bảo vệ đất nước.
Nhà Đinh - Tiền Lê thực hiện quan hệ ngoại giao với nhà Tống và Chãm-pa để củng cố đất nước, nhất là các vùng biên cương.
Câu hỏi: Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để củng co đất nước? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Nãm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là
Đại Cồ Việt, đóng đô ỏ' Hoa Lư. Nối tiếp sự nghiệp cùa nhà Đinh, nhà Tiền Lê (980 - 1009) củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, chia làm 13 đạo, giao cho các con và các tướng lĩnh trung thành cai quàn. Quân đội cũng được chấn chinh.
Quan hệ ngoại giao Việt - Tống được thiết lập trên cơ sở nhà Tống công nhận nền độc lập của nước Đại cồ Việt. Nhà Tiền Lê bắt đầu quan hệ vói Chăm-pa, củng cố các vùng biên cương cùa đất nước.
Ỷ nghĩa:
Tạo ra uy lực và thế đứng cho nước ta thòi đó.
Tạo được khối đoàn kết toàn dân dân trong việc bảo vệ đất nước.
Nhà nước Đại Việt thời Lí, Trần, Hồ
Câu hôi: Hãy trình bày việc tổ chức hộ máy nhà nước và tổ chức cai quản đất nước Đại Việt dưới thời Lí, Trần?
Hướng dẫn trả lời:
Năm 1010, vua Lí Thái Tổ dò'i đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lí Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.
Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, nghi lễ, đối ngoại.
+ Giúp vua có Te tướng (Thái uý), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đài.
Tổ chức cai quản đất nước:
+ Chia đất nước thành nhiều lộ, dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương.
+ Quân đội gồm có cấm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành, Lộ binh ỏ' các địa
phương. Quân đội được tuyển chọn theo chế độ “Ngụ binh ư nông”.
+ Luật pháp: thời Lí có bộ Hình thư. Thời Trần có bộ Hình luật riêng.
+ Tuyển chọn quan lại: Ban đầu ỏ' thời Lí - Trần, quan lại chủ yếu được tuyển
chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. về sau, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số chức quan trọng.
Câu hỏi: Vì sao năm 1010, vua Lí Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long? Ý nghĩa của việc làm đó?
Hướng dẫn trả lời:
Vì sao:
+ Nãm 1010, Lí Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
+ Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi sông núi sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội hạp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sử muôn đời.
Ý nghĩa:
+ Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của thời Lí.
+ Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
+ Thể hiện đưọc uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thê giói lúc bấy giờ.
Đoàn kết dân tộc. Chính sách ngoại giao
Câu hỏi: Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại dưới thời Li - Trần?
Hướng dẫn trả lời:
Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc. Từ xa xưa, các tộc người khác nhau trong nước đã từng cùng nhau đấu tranh chống sự đô hộ của phương Bắc để giành lại độc lập và tình nguyện sống chung trên cùng một lãnh thổ. Các triều đại Đinh - Tiền Lê, Lí, Trần đã sớm ý thức được điều đó. Nhà Lí, ngay từ thời Lí Thái Tổ, đã chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các dân tộc ít người như gả công chúa, ban chức tước và cho mời họ về kinh v.v... Nhà Trần cũng giải quyết một cách tốt đẹp các vụ chống đối, li khai của một số tù trưởng.
Ở miền xuôi, các thế lực chống đối. phản loạn cũng nhanh chóng được giải quyết một cách êm đạp. Nhà nuớc và nhân dân cùng họp tác chăm lo bào vệ sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão.
Đối với các triều đại phương Bắc, các nhà nước thời Lí, Trần, Hồ tuy giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế cùa một dân tộc độc lập.
Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Chăm-pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà nước'Lí - Trần luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn đê giữ vững biên cương.
- Ý thức về sự gần gũi nhân dân, đoàn kết dân tộc để bảo vệ quyền tự chủ, tự cường của dân tộc.
Câu hỏi: Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến Đinh - Tiền Lê, Lí, Trần? Tác dụng của những chính sách đó?
Hướng dẫn trả lời:
+ về đối nội:
Các triều đại phong kiến đều có chính sách đoàn kết dân tộc.
Ở miền xuôi, các thế lực chống đổi, phản loạn nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp. Nhà nưóc và nhân dân cùng hợp tác chăm lo bảo vệ sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão.
+ về đối ngoại:
Đối vó'i các triều đại phương Bắc, các triều đại phong kiến Đại Việt tuy giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập.
Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Chăm-pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà nước nhưng luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giũ' vững biên cương.
+ Tác dụng:
Tạo được sự đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Giảm bót sự căng thẳng đối với các nước, nhất là phương Bấc.
Tạo nên ý thức về sự gần gũi nhân dân, đoàn kết dân tôc dể bảo vệ quyền tự chủ, tự cường của dân tộc.
Bài tập: Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lí - Trần.
* Hướng dẫn trả lời:
Bài tập: Lập bàng thống kê về tổ chức quân đội (lưới thời Lí - Trần theo yêu cầu sau dây:
- Cấm binh : + Thành phần tuyển chọn.
+ Nhiệm vụ.
inh :	+ Thành phần tuyển chọn.
+ Nhiệm vụ.
* Hướng dẫn trả lời:
Quân đội
Thành phần tuyển chọn
Nhiệm vụ
Cấm binh
Tuyển chọn những thanh niên khoẻ mạnh trong cả nước.
Bảo vệ vua và kinh thành.
Lộ binh
Tuyển chọn những thanh niên trai tráng ỏ' lãng xã đến tuổi thành đinh (18 tuổi) cho chế độ “Ngụ binh ư nông”
Canh phòng các lộ, phù.
Hàng năm chia thành phiên thay nhau đi luyện tập và về quê sản xuất. Khi có chiến tranh sẽ tham gia chiến đấu.