Giải Lịch Sử lớp 10 Bài 22: Việt Nam cuối thời nguyên thủy

  • Bài 22: Việt Nam cuối thời nguyên thủy trang 1
  • Bài 22: Việt Nam cuối thời nguyên thủy trang 2
  • Bài 22: Việt Nam cuối thời nguyên thủy trang 3
Bài 22
VIỆT NAM CUỐI THỜI NGUYÊN THUỶ
Sự ra đòi của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước
Câu hỏi: Việc tìm thấy các hiện vật bằng đồng nói lên điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Việc tìm thấy các hiện vật bằng đồng như dùi đồng, dây đồng, các cục xỉ đồng nói lên rằng, thuật luyện kim được thực hiện ngay ở nước ta. Các hiện vật bằng đồng không phải đem từ bên ngoài vào.
Cách ngày nay khoảng 4000-3000 năm các bộ lạc trên đất nước ta đã biết đến đồng và kĩ thuật luyện kim, nhờ đó nghề trồng lúa nước phát triển.
Những nền văn hoá 1ÓTT1 cuối thời nguyên thuỷ
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc sống cùa cư dân Phùng Nguyên?
Hưởng dẫn trả lời:
về đời sổng vật chất: Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc. Công cụ lao động chủ yếu vẫn bằng đá. Họ đã biết làm gốm bằng bàn xoay, họ biết dệt vải và chăn nuôi gia súc.
về tinh thần: Cư dân Phùng Nguyên có cuộc sống tinh thần phong phú, biểu hiện một trình độ thẩm mĩ khá cao.
Như vậy, cư dân Phùng Nguyên có nhiều tiến bộ hơn so với cư dân Hoà Bình- Bắc Sơn.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên nước ta?
Hướng dẫn trả lời:
Thuật luyện kim ra đời cách đây khoảng 4000 năm đã đưa các bộ lạc trên đất nước ta bước vào thòi đại SO' kì đồng thau, hình thành nên các khu vực khác nhau làm tiền đề cho Sự chuyển biến xã hội sau này.
Thuật luyện kim ra đòi kéo theo sự ra đòi của nghề nông nghiệp trồng lúa, tạo điều kiện cho các cư dân trên đất nưóc ta tiến lên một bước phát triển mới, nhất là thời kì Phùng Nguyên trở đi.
Câu hởi: Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta cách đây khoảng 3000 đến 4000 năm ?
Hướng dẫn trả lời:
Khoảng 3000 đến 4000 năm cách ngày nay, các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để che tạo còng cụ.
Nhờ đó mà nghề trồng lúa nước được tiến hành ở nhiều thị tộc.
Thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo nên năng suất lao động cao. Trên cơ sở đó đã hình thành những nền văn hoá lớn vào cuối thời nguyên thuỷ.
Câu hỏi: Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông nghiệp lúa nưởc ở Việt Nam như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Khoảng 4000 năm cách ngày nay, các bộ lạc sổng rải rác trên đất nước ta đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ.
Nhờ đó mà nghề trồng lúa nước được tiến hành ở nhiều thị tộc.
Thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo nên năng suất lao động cao Trên cơ sỏ' đó đã hình thành những nền vàn hoá lớn vào cuối thời nguyên thuỷ.
Câu hỏi: Nêu những nền văn hoá lớn cuối thời nguyên thuỷ ở Việt Nam?
Hướng dẫn trả lời:
Văn hoá Phùng Nguyên.
Thời gian: Đầu thiên niên kì II trước Công nguyên.
Địa bàn: Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang. Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng.
Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa nước, sống trong các công xã thị tộc mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu bang đá.
Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức nhiều loại. Tục chôn người chết nơi cư trứ...
Văn hoá Sa Huỳnh:
Thòi gian: Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm.
Địa bàn: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nắng, Bình Định, Khánh Hoà.
Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa và trồng các loại cây khác. Công cụ phổ biến bằng đá.
Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thuỷ tinh. Thiêu xác chết.
Văn hoá Đồng Nai và Óc Eo:
Địa bàn: Đồng Nai, Bỉnh Dương, Bình Phước, Long Án, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang, cần Thơ, ...
Đời sống vật chất: Nông nghiệp trồng lúa nước và các loại cây lương thực khác. Công cụ bằng đá là chủ yếu.
Khoảng 4000 năm cách đây, các bộ lạc sống trên đất nước ta như Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai, ... đã bước vào thời đại kim khí, tiến hành phổ biến nông nghiệp lúa nước, là CO' sỏ' tiền đề đưa đến sự chuyển biến lớn lao của xã hội - Công xã thị tộc giải thể, quốc gia và nhà nước ra đòi sau đó.
Câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm nồi bật của văn hoá Phùng Nguyên, Hoa Lộc?
Hướng dẫn trả lời:
Diễn ra cuối thòi đồ đá, chuyển sang thời kì đồ đồng.
Công cụ đồng xuất hiện. Công cụ đá có kĩ thuật chế tác cao, nhiều loại hình.
-,ĐỒ gốm có hoa văn độc đáo.
Địa bàn cư trú tập trung ờ cháu thổ các con sông lớn: sông Hồng, sông Mã.
Nghề sản xuất chính là nông nghiệp trồng lúa nước.
Bài tập: Hãy tóm tắt những nét chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai theo các nội dung :
Địa bàn cư trú.
Công cụ lao động.
Hoạt động kinh tế.
* Hướng dẫn trả lời:
TT
Văn hoá
Địa bàn cư trú
Công cụ lao động
Hoạt động kinh tế
1
Phùng
Nguyên
Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng.
Chủ yếu vẫn bằng đá.
Nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.
2
Sa Huỳnh
Quảng Nam, Đà Nang, Quảng Ngãi, Bình
Định, Khánh Hoà.
Phổ biến bằng đá.
Nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác, làm gốm, dệt vải, rèn sắt.
3
Đồng Nai
Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Phước, Long An,
TP. Hồ Chí Minh.
Bằng đá-là chủ yếu.
Nông nghiệp trồng lúa nước và cây lương thực khác.
Khai thác sản vật, làm nghề thủ công.
Bài tập: Xác định mối quan hệ giữa các cặp sự kiện sau đây cho phù hợp và giải thích ngắn gọn giữa các cặp sự kiện đó?
1. a. Hà Nội.
Phú Thọ.
Thanh Hoá.
Bắc Giang.
3. a. Quảng Ngãi.
Đà Nang.
Bình Thuận.
Bình Định.
5. a. Cần Tho'.
Bình Dương
An Giang.
Kiên Giang.
* Hướng dẫn trả lời: 1
2
2. a. Vĩnh Yên.
Phúc Yên.
Hải Phòng.
Quảng Nam.
a. Khánh Hoà.
Đồng Nai.
Bình Phước.
Long An.
a. Phùng Nguyên.
Hoà Bình.
Hoa Lộc.
Sa Huỳnh.
a, b, d a, b, c
b, d
c, d a, c, d : a, c, d :
Địa danh của văn hoá Phùng Nguyên.	>
Địa danh của văn hoá Phùng Nguyên.
Địa danh của văn hoá Sa Huỳnh.
Địa danh của vãn hoá Đồng Nai.
Đại danh của văn hoá Óc Eo.
Các nền văn hoá tương ứng với thời kì đồ đồng và thuật luyện kim.