Giải Địa Lý lớp 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

  • Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 1
  • Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 2
  • Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 3
  • Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 4
  • Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 5
  • Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 6
  • Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 7
  • Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 8
  • Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 9
VẤN ĐỂ SỬ DỤNG VÀ BAO vệ Tự NHIÊN
Bài 14
SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Kiến thức
Biết được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đất và các tài nguyên khác.
Kĩ năng
Phân tích các bảng số liệu để thấy được sự biến động tài nguyên rừng, sự đa dạng sinh vật và đất của nước ta.
Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên ở địa phương.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
Tài nguyên rừng
Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng
+ Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22%. Đến 2006, tăng lên đạt 39%.
+ Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút.
Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng
+ Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%.
+ Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:
Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài.
Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
+ Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha
rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.
Đa dạng sinh vật
Suy giảm đa dạng sinh vật
+ Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở sô' lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
+ Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt.
Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật
+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Ban hành "Sách đỏ Việt Nam".
+ Quy định khai thác (cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non, gây cháy rừng; cấm săn bắn động vật trái phép; cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước.
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
Suy thoái tài nguyên đất
+ Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng, diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh (năm 2006, cả nước chỉ còn khoảng 5,35 triệu ha diện tích đất hoang, đồi núi trọc, (giảm gần 1/2 diện tích so với năm 1990).
+ Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn (hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hóa).
Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất: năm 2006, nước ta có 12,87 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm 28% tổng diện tích đất tự nhiên, trung bình hơn o,lha/người). Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều.
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:
+ Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm (làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng). Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
+ Đối với đồng bằng:
Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, giây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
Cần có biện pháp chống ô nhiễm làm thoái hoá đất do chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.
Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
Tài nguyên nước
+ Hai vấn đề quan trọng nhất hiện nay: ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô.
+ Biện pháp: sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng và phòng chống ô nhiễm nước.
Tài nguyên khoáng sản: quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường.
Tài nguyên du lịch: bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.
Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển...
Bảo vệ môi trường
Tình hình môi trường Việt Nam
Tinh trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng bất thường về thời tiết, khí hậu...
Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển.
b) Bảo vệ môi trường các vùng lãnh thổ: vùng đồi núi, vùng đồng bằng (thành thị, nông thôn), vùng ven biển và biển.
Bảo vệ tài nguyên, môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỞI GIỮA BÀI
Nhận xét về biến động diện tích rừng qua giai đoạn 1943 - 1983 và 1983 - 2006. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó.
Giai đoạn 1943 - 1983: tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ rừng bị giảm sút nghiêm trọng (trên dưới 50%). Nguyên nhân: do chiến tranh, do phá rừng bừa bãi, do khai thác không hợp lí, công tác quản lí rừng còn nhiều hạn chế. Mặc dù diện tích trồng rừng đạt 0,4 triệu ha, nhưng không bù đắp được diện tích rừng tự nhiên bị phá, nên độ che phủ rừng giảm sút gần 50%.
Giai đoạn 1983 - 2006: tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ rừng tăng đáng kể, đặc biệt diện tích rừng trồng tăng nhanh và đạt 2,5 triệu ha. Nguyên nhân: công tác bảo vệ, quản lí, trồng rừng được tăng cường mạnh mẽ. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên vẫn ít hơn rất nhiều so với năm 1943, điều đó có nghĩa là chất lượng rừng vẫn bị giảm sút, mặc dù diện tích rừng đang dần tăng lên.
Sự suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta biểu hiện ở những mặt nào?
Sự suy giảm đa dạng sinh vật biểu hiện ở ba mặt: thành phần loài, nguồn gen, kiểu hệ sinh thái.
Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên?
Tác động của con người (phá rừng bừa bãi, khai thác không hợp lí, đốt rừng lấy diện tích canh tác,...) đã làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên.
Ngoài ra, còn do cháy rừng bởi các thiên tai gây ra.
Nhà nước đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh vật của nước ta?
Ba biện pháp Nhà nước đã làm để bảo vệ đa dạng sinh vật của nước ta:
Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên: Hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta ngày càng được mở rộng.
Ban hành "Sách đỏ Việt Nam". Số lượng các loài chim, thú, cá, động vật không xương sống được quy định bảo vệ. Các loài thú, chim được các tổ chức Quốc tế hỗ trợ bảo vệ.
Quy định khai thác về gỗ, động vật và thuỷ sản.
Hãy nêu các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất ở nước ta.
Ở miền núi: đất bị bạc màu, trơ sỏi đá,... do bị xói mòn, rửa trôi, xâm thực.
0 đồng bằng: đất bị nhiễm mặn, phèn hoá; đất bạc màu; đất bị ô nhiễm.
Hãy nêu các biện pháp bảo vệ đất ở đồi núi và cải tạo đất đồng bằng.
Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm (làm ruộng bậc thang, đào hô' vảy cá, trồng cây theo băng). Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
Đối với đồng bằng: Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, giây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
Hãy nêu các biện pháp nhằm đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước.
Tăng độ che phủ, canh tác đúng kĩ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa mưa, tăng lượng nước thấm vào mùa khô.
Xử lí hành chính đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, dân cư không thực hiện đúng quy định về nước thải, nhằm ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm nước.
Tuyên truyền, giáo dục cho người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông hồ.
Hãy cho biết khả năng khai thác và yêu cầu bảo vệ đối với các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển.
Tài nguyên khoáng sản
+ Nước ta có hàng nghìn mỏ khoáng sản, phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán. Nhiều nơi khai thác bừa bãi, không phép gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
+ Các biện pháp bảo vệ: Quản lí chặt chẽ việc khai thác, xử lí những trường hợp vi phạm luật.
Tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên du lịch nước ta rất đa dạng, phong phú và có giá trị cao, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái.
+ Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như tài nguyên khí hậu (nhiệt, nắng, gió, không khí,...), tài nguyên biển ở nước ta rất dồi dào, khả năng khai thác rất cao... cũng cần được khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ để phát triển bền vững.
Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn.
Ở đô thị
+ Rác thải, nước thải làm trầm trọng thêm vệ sinh môi trường.
+ Khói bụi, khí thải của hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải gây ô
nhiễm môi trường không khí.
-ơ nông thôn
+ Lượng thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ và hóa chất dư thừa là nguồn gây ô nhiễm nhiều vùng chứa nước.
+ Chất thải của hoạt động tiểu thủ công nghiệp làm ô nhiễm môi trường.
Hãy nêu các vấn đề về môi trường ở các vùng lãnh thổ: vùng đồi núi, vùng đồng bàng (thành thị, nông thôn), vùng ven biển và biển.
Vùng đồi núi: vấn đề quản lí chặt chẽ việc khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
Thành thị: vấn đề nước thải (công nghiệp và sinh hoạt) đổ thẳng ra sông, hồ, chưa qua xử lí; tình trạng ô nhiễm không khí ở một số khu công nghiệp, điểm dân cư đã trở nên nghiêm trọng.
Nông thôn: õ nhiễm đất do nước thải, rác thải phân huỷ ngấm xuống; ô nhiễm nhiều vùng chứa nước do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,...
Vùng ven biển và biển: vấn đề sử dụng hợp lí các vùng cửa sông ven biển để tránh làm nghèo các iiệ sinh thái và làm hỏng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên.
GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh vật.
Tài nguyên rừng
+ Suy giảm tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng ở nước ta nãm 1943 là 43%. Nãm 1983, giảm xuống còn 22%. Đến 2006, tăng lên đạt 39%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút.
+ Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%.
Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:
Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất ưống, đồi núi trọc.
Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài.
Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.
Sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh vật
+ Suy giảm đa dạng sinh vật
Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt.
+ Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật
Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Ban hành "Sách đỏ Việt Nam".
Quy định khai thác về gỗ, động vật và thuỷ sản.
Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng,
Suy thoái tài nguyên đất
+ Diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh (năm 2006, cả nước chỉ còn khoảng 5,35 triệu ha diện tích đất hoang, đồi núi trọc (giảm gần 1/2 diện tích so với nãm 1990).
+ Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn (hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hóa).
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:
+ Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm (làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng). Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
+ Đối với đồng bằng:
• Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, giây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
• Cần có biện pháp chống ô nhiễm làm thoái hoá đất do chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.
Nêu các loại tài nguyên khác cần sử dụng hợp lí và bảo vệ
Tài nguyên nước
+ Tình hình sử dụng: thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước.
+ Các biện pháp bảo vệ
Tăng độ che phủ, canh tác đúng kĩ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa mưa, tăng lượng nước thấm vào mùa khô.
Xử lí hành chính đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, dân cư không thực hiện đúng quy định về nước thải, nhằm ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm nước.
Tuyên truyền, giáo dục cho người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông hồ.
Tài nguyên khoáng sản
+ Tinh hình sử dụng: nước ta có 3500 mỏ khoáng sản, phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán. Nhiều nơi khai thác bừa bãi, không phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
+ Các biện pháp bảo vệ: quản lí chật chẽ việc khai thác, xử lí những trường hợp vi phạm luật.
Tài nguyên du lịch
+ Tinh trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái.
+ Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.
Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao? Viết một báo cáo ngắn về môi trường địa phương.
Vấn đề chủ yếu: Bảo vệ tài nguyên môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.
Vì: Con người vừa cần thoả mãn những nhu cầu hiện tại, nhưng cần phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu cho các thế hệ tương lai.
Viết một báo cáo ngăn vê môi trường địa phương.
Bước 1: Thu thập, xử lí tài liệu
Phác thảo đề cương.
Xác định các nguồn thu thập tài liệu (sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê tỉnh/thành phố, các báo cáo hoặc điều tra về hiện trạng môi trường địa phương,...).
Thu thập tài liệu.
Xử lí tài liệu: đối chiếu, so sánh các nguồn, tính toán các số liệu thống kê, chuẩn hoá tài liệu, lập sơ đồ, biểu bảng...
Bước 2: Viết báo cáo
Xây dựng đề cương chi tiết.
Viết báo cáo theo đề cương. Trong báo cáo, ngoài phần bài viết, nên có thêm các ưanh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bảng thống kê, lược đồ để minh hoạ cho các nhận định.
CÂU HỎI Tự HỌC
Từ năm 1983 đến 2006, sự biến động l ửng không theo xu hướng tăng lên ở:
A. Tổng diện tích có rừng.	B. Chất lượng rừng.
c. Diện tích rừng tự nhiên.	D. Độ che phủ rừng.
Từ năm 1943 đến năm 2006:
Diện tích rừng giàu giảm.
Diện tích rừng nghèo và phục hồi tăng lên.
c. Phần lớn diện tích rừng tăng là rừng đã khai thác được.
D. Câu A + B đúng.
Mặc dù tổng diện tích l ừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rửng vẫn bị suy thoái, vì:
Rừng giàu hiện nay còn rất ít (chỉ vài trăm nghìn ha).
Chất lượng rừng không ngừng giảm sút.
c. Diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn.
D. Diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng lên.
Việc bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta có ý nghĩa chủ yếu vê mặt:
A. Giá trị kinh tế.	B. Cảnh quan môi trường tự nhiên,
c. Cân bằng môi trường sinh thái.	D. Câu A + B đúng.
Theo quy hoạch, chúng ta phải nâng độ che phủ của cả nước hiện tại từ trên 30% lên đến (%):
A. 40-45.	B.45-50.	c. 50 - 55.	D. 55 - 60.
Theo quy hoạch, ở vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng (%):
A. 50 - 60.	B. 60 - 70.	c. 70 - 80.	D. 80 - 90.
Quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển dối với rừng phòng hộ là:
Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài.
Có kê' hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
c. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
D. Câu A + c đúng.
Vườn quốc gia được bảo vệ nhằm để:
Bảo vệ các hệ sinh thái và các loài động thực vật quý hiếm có tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế.
Nghiên cứu khoa học.
c. Phát triển du lịch sinh thái.	D. Tất cả đều đúng.
Loại hình nào sau đây không khuyến khích phát triển mạnh ở khu báo tồn thiên nhiên:
Bảo vệ và duy trì các loại động thực vật trong điều kiện tự nhiên.
Phục vụ nghiên cứu khoa học. c. Du lịch sinh thái.
D. Quản lí môi trường và giáo dục.
Sự suy giảm da dạng sinh vật của nước ta được biểu hiện chủ yếu ở mặt:
A. Thành phần loài.	B. Kiểu hệ sinh thái.
c. Nguồn gen.	D. Tất cả đều đúng.
Làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phấn loài và nguồn gen, chủ yếu là do:
A. Sự khai thác bừa bãi và phá rừng. B. Cháy rừng và các thiên tai khác, c. Các dịch bệnh.	D. Chiến tranh tàn phá.
Nhà nước ta đã thực hiện biện pháp nào sau đây dể bảo vệ đa dạng sinh vật của nước ta?
Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
Ban hành "Sách đỏ Việt Nam".
c. Quy định khai thác về gỗ, động vật và thuỷ sản.
D. Tất cả đều đúng.
Khu nào sau đây không nằm trong danh mục khu dự trữ sinh quyển của thế giới?
A. Vườn quốc gia Cát Bà.	B. Khu sinh quyển Cần Giờ.
c. Vườn quốc gia Cúc Phương.	D. Khu dự trữ sinh quyển Xuân Thuỷ.
Trong quy định vê' khai thác, không có điều cấm về:
A. Khai thác gỗ quý.	B. Săn bắn động vật trái phép,
c. Dùng chất nổ đánh bắt cá.	D. Khai thác gỗ trong rừng cấm.
75. Diện tích đất nông nghiệp trung bình trên đầu người năm 2006 hơn (ha):
A.0,1.	B.0,2.	c.0,3.	D.0,4
16. Để bảo vệ đất ở đồi núi cần quan tâm đến việc:
Quản lí sử dụng vớn đất hợp lí.
Sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất.
c. Ấp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất.
D. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất
77. Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp là:
Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
Áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp. c. Chống suy thoái và ô nhiễm đất.
D. Ngăn chặn nạn du canh, du cư.
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để:
Sản xuất kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản khác,... kết hợp với phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
c. Bảo tồn thiên nhiên, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch,...
D. Câu A + B đúng.
Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là:
Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia, các khu dự trữ tự nhiên, các khu bảo tồn.
Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển độ phì và hoàn cảnh rừng.
c. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đổi núi trọc.
D. Câu B + c đúng.
Nguyên nhản về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là:
Chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái.
Sự biến đổi thất thường của khí hậu Trái Đất gây ra nhiều thiên tai. c. Săn bắt, buôn bán trái phép các động vật hoang dã.
D. ô nhiễm môi trường.
Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi, về mặt kĩ thuật canh tác cần thực hiện biện pháp:
A. Trồng trọt theo đường bình độ.	B. Bảo vệ rừng và đất rừng.
c. Ngăn chặn nạn du canh, du cư.	D. Áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp.
Để tránh làm nghèo các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cần:
Quản lí chặt chẽ việc khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
Sử dụng hợp lí các vùng cửa sông ven biển, c. Bảo vệ nguồn nước sạch chống nhiễm bẩn.
D. Quản lí và kiểm soát các chất thải độc hại vào môi trường.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là:
Chất thải của hoạt động du lịch.
Nước thải công nghiệp và đô thị.
c. Lượng thuốc trừ sâu và hoá chất dư thừa trong hoạt động nông nghiệp.
D. Chất thải sinh hoạt của các khu dân cư.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm là:
Hoạt động của giao thông vận tải.
Hoạt động của việc khai thác khoáng sản.
c. Hoạt động của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.
D. Chất thải của các khu quần cư.