Giải Địa Lý lớp 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ

  • Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ trang 1
Bài 38
THỰC HÀNH: so SÁNH GIỮA VÙNG TÂY NGUYÊN
VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
MỨC Độ CẦN ĐẠT
Kiến thức
Củng cố kiến thức đã học về hai vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng tính toán sổ liệu, vẽ biểu đồ.
Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết.
II. GỢI Ý VỂ NỘI DUNG THỰC HÀNH
Bài tập 1
Vẽ biểu đồ theo bảng sô'liệu đã cho ở SGK Hướng dẫn:
Vẽ biểu đồ cột ghép: 3 nhóm cột ứng với cả nước, Trung du, miền núi Bắc bộ, Tây nguyên. Trong mỗi nhóm có 5 cột.
Hoặc vẽ biểu đồ cộtchồng theo giá trị tuyệt đối đã cho; có 3 cột ứng với 3 lãnh thổ, trong mỗi cột có các khúc ứng với các loại cây.
Nhận xểt và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng.
Hướng dẫn :
Có thể kẻ bảng so sánh cho trực quan.
Nhận xét về quy mô sản xuất, các loại sản phẩm chính và tỉ trọng của chúng trong cơ cấu. (Chú ý rằng diện tích cây cà phê mấy năm gần đây có phát triển ở Sơn La, nhưng tỉ trọng trong tổng diện tích cây công nghiệp của vùng là không đáng kể).
Giải thích về điều kiện sản xuất (chú ý về điều kiện đất trồng, khí hậu).
Bài tập 2
a) Tính tỉ trọng của đàn trâu và đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước.
Cách tính: Lấy số liệu của mỗi vùng về trâu, bò chia tương ứng cho số liệu của cả nước. Lập bảng Tỉ trọng đàn trâu và bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước (%).
Cho biết:
+ Điều kiện đồng cỏ ở cả hai vùng.
+ Chứng minh bằng số liệu đã tính ở bảng.
+ Điều kiện khí hậu (Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu ẩm, có mùa đông lạnh; Tây Nguyên có khí hậu nóng, có mùa khô).