Giải Địa Lý lớp 12 Bài 41: Vấn đề phát triển hợp lí và cấu tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

  • Bài 41: Vấn đề phát triển hợp lí và cấu tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long trang 1
  • Bài 41: Vấn đề phát triển hợp lí và cấu tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long trang 2
  • Bài 41: Vấn đề phát triển hợp lí và cấu tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long trang 3
  • Bài 41: Vấn đề phát triển hợp lí và cấu tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long trang 4
  • Bài 41: Vấn đề phát triển hợp lí và cấu tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long trang 5
  • Bài 41: Vấn đề phát triển hợp lí và cấu tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long trang 6
  • Bài 41: Vấn đề phát triển hợp lí và cấu tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long trang 7
Bài 41
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO Tự NHIÊN
ở ĐÓNG BẰNG SÔNG cửu LONG
MỨC Độ CẦN ĐẠT
Kiến thức
Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về thiên nhiên, con người, cơ sở vật chất - kĩ thuật đối với việc phát triển kinh tế cả vùng.
Hiểu và trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên, tình hình và các biện pháp để tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Kĩ năng
Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long; nhận xét và giải thích sự phân bố của sản xuất lương thực, thực phẩm ưong vùng.
Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu sự phát triển kinh tế của Đổng bậng sông Cửu Long.
II. KIÊN THỨC Cơ BẢN
Các bộ phận hợp thành Đồng bằng sông cửu Long
Đồng bằng sông cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 40 nghìn km2, số dân (năm 2006) hơn 17,4 triệu người (chiếm 12% diện tích toàn quốc và gần 20,7% dân số cả nước).
Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hâu (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó.
+ Phần thượng châu thổ: tương đối cao (2 - 4m so với mực nước biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt ở đây có nhiều vùng trũng rộng lớn, bị ngập chìm sâu trong nước vào mùa mưa.
+ Phần hạ châu thổ: thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng biển. Ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, trên bề mặt với độ cao 1 - 2 m còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi bên sông.
+ Phần đất còn lại tuy nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông, nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng Cà Mau).
Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu a) Thế mạnh
Đất phù sa: có 3 nhóm chính
+ Nhóm đất phù sa ngọt: diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của đồng bằng), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Nhóm đất phèn có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41% diện tích tự nhiên của đổng bằng), trong đó phèn nhiều 55 vạn ha, phèn ít và trung bình 1,05 triệu ha. Đất phèn phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.
+ Nhóm đất mặn với gần 75 vạn ha (19% diện tích tự nhiên của đồng bằng) phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Đất khác khoảng 40 vạn ha (10%), phân bố rải rác.
Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 - 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình nãm 25 - 27°c. Lượng mưa lớn (1300 - 2000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11).
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
Sinh vật: thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim.
Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Các loại khoáng sản chủ yếu: đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên...).
b) Hạn chế
Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long (để đối phó với sự khô hạn làm bốc phèn, bốc mặn trong đất; để rửa phèn...).
Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người.
+ Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
+ Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
+ Trong đời sống nhân dân, cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Hãy kể tên 13 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TP Cần Thơ, Hậu Giang.
Tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát ưiển nông nghiệp?
Thuận lợi:
+ Diện tích đất phù sa lớn.
+ Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha (chiếm 30% diện tích đồng bằng), rất màu mỡ.
Khó khăn
+ Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.
Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
Đất phù sa chiếm diện tích rộng để hình thành vùng lúa chuyên canh quy mô lớn.
Khí hậu thể hiện tính chất cận xích đạo: tổng số giờ nắng cao, chế độ nhiệt cao, ổn định; lượng mưa lớn, thích hợp với cây lúa nước.
Mạng lưói sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mang nước đến khắp nơi trong đồng bằng.
Dựa vào hình 41.2 SGK, hãy so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Đồng bằng sông Hồng.
Đất nông nghiệp: ĐBSCL (63,4%) lớn hơn ĐBSH (51,2%).
Các loại đất khác: ĐBSH lớn hơn ĐBSCL, trong đó:
+ Ở ĐBSH có diện tích đất ở và diện tích đất chuyên dùng có tỉ trọng lớn, còn diện tích đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng, sông suối có tỉ ưọng nhỏ.
+ Ở ĐBSCL, ngược lại, tỉ trọng diện tích đất chưa sử dụng, sông suối lớn; diện tích đất ở và đất chuyên dùng có tỉ trọng bé.
GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đổng bằng sông Cửu Long?
Vì:	-
Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Để phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế vốn có của đồng bằng.
Môi trường và tài nguyên của Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước sự suy thoái (Một trong những dẫn chứng là: việc phá rừng để khẩn hoang và nuôi trồng thuỷ sản cộng thêm với cháy rừng vào mùa khô làm cho tài nguyên thiên nhiên suy giảm, môi trường bị suy thoái).
Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Các thế mạnh chủ yếu
+ Đất: diện tích rộng, đặc biệt là 1,2 triệu đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu. Cùng với các loại đất phù sa khác (đất phèn, đất mặn), đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long là một thế mạnh quan ưọng hàng đầu để phát triển trên quy mô lớn sản xuất cây hàng năm, đặc biệt là cây lúa.
+ Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 - 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 - 27°c. Lượng mưa lớn (1.300 - 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Với khí hậu như vậy, hoạt động sản xuất diễn ra hên tục quanh năm.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
+ Sinh vật: thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim. Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm va hơn nửã triệu ỉia mậí nứớc niỉôi trồng thuỷ sản?
b) Hạn chê'
Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mãn trong
Phần lớn diện tích của ỡổng bàng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô, điều đó làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.
Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.
Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô. Vì thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch tràn vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. Có thể xem nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long (để đối phó với sự khô hạn làm bốc phèn, bốc mặn trong đất; để rửa phèn...).
Hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa. Lũ lớn gây ngập lụt trên diện tích rộng với thời gian kéo dài có tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngược lại, lũ nhỏ làm tổn hại đến nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm mang lại như: bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng...
CÂU HỎI Tự HỌC
Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các tỉnh và (thành phố tương đương tỉnh):
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Nai, Hậu Giang.
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tây Ninh, Cà Mau, TP Cần Thơ, Hậu Giang.
c. Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TP Cần Thơ, Hậu Giang.
D. Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TP Cần Thơ, Hậu Giang.
So với cả nước, diện tích vùng Đồng bằng sông cửu Long chiếm (%):
A. 10.	B.	11.	c. 12. D. 13.
So với cả nước, dân sô' vùng Đồng bằng sông cửu Long chiếm (%):
A. 20,6.	B.	20,7.	C. 20,8. D. 20,9.
Điểm nào sau dây không đúng với vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông cửu Long?
A. Giáp Cam-pu-chia.	B. Giáp miền Hạ Lào
. c. Giáp Đông Nam Bộ.	D. Có vùng biển rông.
Lãnh thổ Đồng bằng sông cửu Long gồm:
Phần đất nằm trong phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
Phần đất nằm trong phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó.
c. Phần đất nằm trong phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu và dải đất ven biển.
D. Phần đất nằm trong phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu và phần đất cao phía bắc sát rìa Đông Nam Bộ.
Phần đất ở Đồng bằng sông Cửu Long nằm ngoài phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu là:
Đồng bằng Cà Mau.
Vùng trũng giữa Châu Đốc và Long Xuyên.
c. Vùng đất ven rìa phía bắc tiếp giáp với Đông Nam Bộ.
D. Câu A + c đúng.
Các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông cửu Long là:
Đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản.
Đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.
c. Đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản.
A. Đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản.
Trở ngại chính của Đổng bằng sông cửu Long là:
Thiếu nước vào mùa khô dẫn đến đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn ưên diện rộng.
Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội. c. Rừng bị cháy vào mùa khô và bị phá để khẩn hoang và nuôi trồng thuỷ sản.
D. Lũ gây ngập lụt trên diện rộng với thời gian kéo dài, gây nhiều tiêu cực đối với hoạt động kinh tế - xã hội.
Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông cửu Long là:
A. Đất mặn.	B. Đất phù sa ngọt. c. Đất phèn. D. Đất khác.
Thuận lợi của đất đai ở Đồng bằng sông cửu Long đối với việc phát triển nông nghiệp là:
Diện tích đất phù sa lớn.
Đất phù sa ngọt diện tích rộng, màu mỡ.
c. Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
D. Câu A + B đúng.
Khó khăn của đất đai ỏ Đồng bằng sông cửu Long đối với việc phát triển nông nghiệp là:
Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
Đất phù sa ngọt phân bố rải rác, phân tán khắp đồng bằng.
c. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.
D. Câu A + c đúng.
Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu của Đồng bằng sông cửu Long?
Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 - 27°c.
Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 - 2700 giờ. c. Trong năm có hai mùa mưa và khô không rõ rệt.
D. Lượng mưa lớn (1300 - 2000 mm) tập trung vào các tháng mùa mưa.
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng sông cửu Long có đặc điểm là:
Chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông.
Có giá trị lớn về thuỷ điện.
c. ít có giá trị về giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
D. Lượng nước hạn chế và ít phù sa.
Điểm nào sau đây không đúng khí nói vê tài nguyên biển ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Có hàng trăm bãi cá.	B. Có nửa triệu ha nuôi trồng thuỷ sản.
c. Có rất nhiều bãi tôm.	D. Có ngư trường lớn Cà Mau - Kiên Giang.
75. Khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông cửu Long hiện đang được khai thác là:
A. Đá vôi, dầu khí.	B. Dầu khí, than bùn.
c. Đá vôi, than bùn.	D. Dầu khí, ti tan.
16. Ớ Đồng bằng sóng cửu Long, mùa khô có ảnh hưởng rất lớn đô'i với tự nhiên, thể hiện:
Làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.
Làm cho đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn trên diện tích rộng, c. Gây thiếu nước ngọt để phục vụ canh tác.
B. Gây thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
77. Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu đối với việc cải tạo đất ở Đồng bằng sông cửu Long, vì phải có nước trong mùa khô để:
A. Thau chua cho đất.	B. Rửa mặn cho đất.
c. Phục vụ sinh hoạt.	D. Câu A + B đúng.
So với Đồng bằng sông Hồng, thiên nhiên Đồng bằng sông cửu Long:
ít thay đổi hơn.
Có nơi vẫn ở trong tình trạng tương đối nguyên thuỷ. c. Được khai thác sớm hơn.
D. Câu A + B đúng.
So với Đồng bằng sông Hồng về cơ cấu sử dụng đất, các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng trong cơ cấu lớn hơn ở Đồng bằng sông Hồng là:
A. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.	B. Đất nông nghiệp, đất ở.
c. Đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng.	D. Đất chuyên dùng, đất ở.
So với Đồng bằng sông Hồng về cơ cấu sử dụng đất, các loại đất ở Đồng bảng sông cửu Long có tỉ trọng trong cơ cấu nhỏ hơn ở Đồng bằng sông Hồng là:
Đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng, sông suối.
Đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, c. Đất chuyên dùng, đất ở.
D. Đất ở; đất chưa sử dụng, sông suối.
Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng:
Á. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
B. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
c. Đẩy mạnh trồng lúa có chất lượng cao, cây ăn quả, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
D. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia cầm, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
Hướng chính trong khai thác kinh tê'vùng biển ở Đồng bằng sông cửu Long là:
Kết hợp khai thác sinh vật biển, khoáng sản và phát triển du lịch biển.
Kết hợp mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thể kinh tế liên hoàn, c. Kết hợp vùng bờ biển với đất liền và hệ thống sông ngòi, kênh rạch.
D. Kết hợp du lịch biển, phát triển giao thông vận tải biển và du lịch miệt vườn.
Vấn đề nổi bật nhất cần phải giải quyết để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông cửu Long là:
Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô.
Cải tạo đất phèn và đất mặn.
c. Hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa.
D. Câu A + c đúng.
Ớ Đồng bằng sông cửu Long, người dân cần chủ dộng sống chung với lũ, vì:
Lũ mang lại nguồn lợi kinh tế (bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng...).
Lũ là một loại thiên tai có tính phổ biến mà đến nay con người vẫn chưa tìm ra được biện pháp để hạn chế tác hại.
c. Bên cạnh những tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội mà con người không loại bỏ được, lũ mang đến những nguồn lợi kinh tế.
D. Từ lâu đời, sinh hoạt trong mùa lũ là nét độc đáo mang bản sắc văn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long.