Giải Địa Lý lớp 12 Bài 17: Lao động và việc làm

  • Bài 17: Lao động và việc làm trang 1
  • Bài 17: Lao động và việc làm trang 2
  • Bài 17: Lao động và việc làm trang 3
  • Bài 17: Lao động và việc làm trang 4
  • Bài 17: Lao động và việc làm trang 5
  • Bài 17: Lao động và việc làm trang 6
Bài 17
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Mức ĐỘ CẦN ĐẠT
Kiến thức
Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
Hiểu vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết.
Kĩ năng
Phàn tích số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Nguồn lao động
Nãm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động.
Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên mòn kĩ thuật đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 21% so với tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005).
So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế
Giai đoạn 1995 - 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhanh; công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ tãng.
Năm 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp thu hút tới 56,7% lao động, công nghiệp và xây dựng 17,8%, khu vực dịch vụ 25,5%.
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tê
Giai đoạn 2000 - 2005, lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước tăng chậm, lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao dộng ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Năm 2005, lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 9,5%, ngoài Nhà nước 88,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1,6%.
Cơ cấu lao động theo thành thị và nóng thôn
Từ 1996 - 2005, tỉ lệ lao động nông thôn giảm, lao động thành thị tàng.
Năm 2005, lao động thành thị chiếm 25%, lao động nông thôn chiếm 75%.
Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm
Mỗi năm có khoảng 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.
Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khác nhau giữa thành thị và nông thôn.
Các hướng giải quyết việc làm:
+ Phân bô' lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản ở các vùng, đặc biệt là nông thôn đồng bằng và thành phố lớn.
+ Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...), chú ý thích đáng đến hoạt động các ngành dịch vụ.
+ Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác liên kết kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng thuận lợi.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Từ bảng 17.1 (SGK), hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta.
Từ năm 1996 đến 2005, lao động có việc làm dã qua đào tạo táng nhanh, lao động chưa qua đào tạo giảm nhanh.
Trong số lao động đã qua đào tạo, tăng nhanh nhất là lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp, sau đó đến cao đẳng, đại học và trên đại học, cuối cùng tăng chậm là lao động được đào tạo ở trình độ trung học chuyên nghiệp.
Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất bé so với lao động chưa qua đào tạo.
Lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học còn ít, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp rất ít. Phần lớn lao động đã qua đào tạo ở trình độ có chứng chỉ nghề sơ cấp.
Từ bảng 17.2 (SGK), hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995 - 2005.
Từ 1995 - 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhanh; công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ tăng.
Sự thay đổi cơ cấu này phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Từ bảng 17.3 (SGK), hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995 - 2005.
Giai đoạn 2000 - 2005, lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước tăng chậm, lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Sự chuyển dịch này phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Từ bảng 17.4 (SGK), nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động nông thôn và thành thị nước ta.
Từ 1996 - 2005, tỉ lệ lao động nông thôn giảm, lao động thành thị tăng.
Sự thay đổi này phù hợp với quá trình đô thị hoá ở nước ta.
GỢI Ý THỤC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.
Nguồn lao động dồi dào (năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động).
Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh...
Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên môn kĩ thuật đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 21% so với tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005).
So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
Hãy nêu một số chuyển biến hiện nay về việc sử dụng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân nước ta.
Từ 1995 - 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhanh; công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ tăng.
Nãm 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp thu hút tới 56,7% lao động, công nghiệp và xây dựng 17,8%, khu vực dịch vụ 25,5%.
Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng.
a) Trong cả nước
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản ở các vùng, đặc biệt là nông thôn đồng bằng và thành phố lớn.
+ Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...), chú ý thích đáng đến hoạt động các ngành dịch vụ.
+ Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác liên kết kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng thuận lợi.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
b) Ở địa phương: liên hệ để nêu các phương hướng tại địa phương, chú ý các vấn đề:
Người ở địa phương đã di chuyển đến các vùng nào?
Địa phương đã đưa ra những chính sách dân số như thế nào?
ở địa phương có những cơ sở sản xuất gì? có khoảng bao nhiêu lao động? lao động là người ở địa phương hay ở nơi khác đến, có nhiều người đi tham gia hợp tác lao động ở nước ngoài không?...
CÂU HỎI Tự HỌC
Hảng năm, lao động nước ta tăng lên (triệu người):
A. 1,0.	B. 1,1.	c. 1,2.	D. 1,3.
Trong cơ cấu lao động có việc làm đã qua đào tạo (nám 2005), chiếm tỉ lệ cao nhất là lao động:
A. Có chứng chí nghề sơ cấp.	B. Trung học chuyên nghiệp,
c. Cao đẳng, đại học và trên đại học.	D. Cáu B + c đúng.
Theo thống kê năm 2005, lao động đã qua đào tạo so với lao động chưa qua đào tạo, chiếm:
A. 1/2.	B. 1/3.	c. 1/4.	D. 1/5.
Đặc tính nào sau đây không đúng hoàn toàn đối với lao động nước ta?
Cần cù, sáng tạo.
Có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư phong phú. c. Có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.
D. Có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh.
Biểu hiện nào sau đây chưng tỏ chất lượng lao động nước ta ngày càng tăng lên:
Số lao động chuyên môn kĩ thuật chiếm khoảng 21% so với tổng lực lượng lao động cả nước.
Lao động có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học tăng từ 2,3% năm 1996 lên 5,3% năm 2005.
c. Lao động chưa qua đào tạo giảm từ 87,7% năm 1996 xuống 75% năm 2005.
D. Tất cả đều đúng.
Cơ cấu lao động có việc làm phân theo nhóm ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng:
Tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, khu vực dịch vụ tăng.
Tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, khu vực dịch vụ giảm.
c. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông, làm, ngư nghiệp giảm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng chậm, khu vực dịch vụ tăng nhanh.
D. Tỉ trọng lao ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng nhanh; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm, khu vực dịch vụ giảm.
Trong cơ cấu lao động có việc làm theo thông kê năm 2005, lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về khu vực:
A. Công nghiệp - xây dựng.	B. Nông - lâm - ngư nghiệp.
c. Dịch vụ.	D. Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng:
Tỉ trọng lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng.
Tỉ trọng lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước tãng nhanh.
c. Tỉ trọng lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
D. Câu B + c đúng.
Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế {thống kê năm 2005), lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc vê' khu vực:
Kinh tế Nhà nước.
Kinh tế ngoài Nhà nước.
c. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng:
A. Tỉ trọng lao động thành thị tăng. B. Tỉ trọng lao động nông thôn tăng.
c. Tỉ trọng lao động thành thị giảm. D. Tỉ trọng lao động nông thôn không tăng.
Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành hiện nay ở nước ta phù hợp với:
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường, c. Quá trình đô thị hoá.
D. Câu A + B đúng.
Tỉ lệ lao động giữa nông thôn và thành thị hiện nay (năm 2005) ở nước ta là:
A. 1:3.	BĨ 2:3.	c. 3:1.	D.3:2
Mặt hạn chế của việc sử dụng lao động ở nước ta hiện nay là:
Năng suất lao động vẫn còn thấp.
Phân công lao động chậm chuyển biến.
c. Quỹ thời gian chưa được tân dụng triệt để.
D. Tất cả đều đúng.
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt ở nước ta (sốliệu của năm 2005)?
A. Tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%.	B. Tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%.
c. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,3%. D. Tất cả đều đúng.
75. Ti lệ thời gian lao động được sử dụng 'ở nông thôn ngày càng tăng, đạt xấp xỉ 80,6% (năm 2005), do:
A. Thực hiện tốt chính sách dân số.	B. Phân bố lại dân cư và lao động,
c. Đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn.	D. Phát triển các ngành dịch vụ.
Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao, nhờ:
Số người làm việc trong các công ti liên doanh tăng lên.
Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
c. Mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.
D. Các thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
Điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lao động nước ta?
Đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày càng đông đảo.
Người lao động còn thiếu tác phong công nghiệp.
c. Lực lượng lao động có kĩ thuật phân bô' tương đối đều.
D. Nguồn lao động dồi dào.
Nguyên nhân làm cho thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn ngày càng tăng là do:
Nông thôn có nhiều ngành nghề.
ở nông thôn, các ngành thủ công truyền thống phát triển mạnh, c. Đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn.
D. Nông thôn đang được cống nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sự chuyển dịch lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước là biểu hiện của sự phù liợp với:
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Xu thế chuyển dịch lao động của các nước trên thế giới.
c. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo kinh tế thị trường.
D. Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Hướng giải quyết việc làm cho người lao động là:
Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
c. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.
D. Tất cả đều đúng.
Cần phân bô'lại dân cư và lao động giữa các vùng trong phạm vi cả nước, vì:
Việc sử dụng lao động trong một sô' vùng còn lãng phí.
Mật độ dân cư giữa các vùng chưa đều nhau.
c. Thiếu lao động trong việc khai thác tài nguyên ở một sô' vùng.
D. Câu A + c đúng.
So với dân số, nguồn lao động chiếm (%):
N. 40.	B. 50.	c. 60.	D. 70.
Trong cơ cấu lao dộng năm 2005, lao động thành thị chiếm (%):
A. 23°	B. 24.	’ C. 25.	D. 26.
Hiện nay ở nước ta:
Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn.
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn thành thị.
c. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở thành thị cao hơn nông thôn.
D. Câu A + B đúng.