Giải Địa Lý lớp 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Bài 29 THỰC HÀNH: VẼ BlỂU Đồ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH Sự CHUYỂN DỊCH cơ CẤU CÔNG NGHIỆP MỨC Độ CẦN ĐẠT Kiến thức Củng cố kiến thức đã học về cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta. Bổ sung thêm kiến thức về cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ. Kĩ năng Nắm vững cách vẽ biểu đồ cơ cấu dựa trên số liệu cho trước. Biết phân tích, nhận xét số liệu, biểu đồ và giải thích. Giải thích được một số hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội trên cơ sở đọc Atlat Địa lí Việt Nam hoặc bản đồ giáo khoa treo tường. II. GỢI Ý NỘI DUNG THỤC HÀNH Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích theo bảng số liệu 29.1 (SGK) a) Vẽ biểu đồ Dựa vào bảng 29.1, xử lí số liệu Cơ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHAN kinh tê' (%) Thành phần kinh tế 1995 2005 Nhà nước 50,3 25,1 Ngoài Nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) 24,6 31,2 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25,1 43,7 Tổng cộng 100,0 100,0 Từ bảng số liệu đã được xử lí, các dạng có thể vẽ được là: biểu đồ cột, biểu đồ ô vuông, biểu đồ tròn. Dạng thích hợp nhất là biểu đồ tròn. Vẽ biểu đồ tròn theo sô' liệu trên. Cần lưu ý: + Sự khác nhau về bán kính của hai đường tròn thể hiện năm 1995 và 2005. + Có chú giải. Nhận xét Tỉ trọng giá trị sản xuất khu vực Nhà nước giảm mạnh, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài Nhà nước tãng nhanh. Giải thích (có thể gắn phần giải thích với từng nhận xét) Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách đa dạng hoá các thành phần kinh tế và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, trong đó chú trọng đến công nghiệp. Nhận xét theo bảng số liệu 29.2 (SGK) Không đồng đều giữa các vùng (do khác nhau về nguồn lực). + Các vùng có tỉ trọng lớn nhất: Đông Nam Bộ (56%), Đồng bằng sông Hồng (19,7%), Đồng bang sông Cưu Long (8,8%). + Các vùng còn lại có tỉ trọng nhỏ (Đông Bắc: 4,4%, Tây Bắc: 0,2%, Bắc Trung Bộ: 2,4%, Tây Nguyên 0,7%, Duyên hải Nam Trung Bộ: 4,2%). Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1995 và 2005 đối với từng vùng. + Tăng nhanh nhất là: Đông Nam Bộ. + Giảm mạnh nhất là: Đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích dựa vào Atlát (hoặc bản đồ) Dựa vào thế mạnh (vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội) để giải thích Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước. Chú ý đến thế mạnh về cơ chế chính sách và vốn đầu tư (trong, ngoài nưóc).