Giải Địa Lý lớp 12 Bài 18: Đô thị hóa

  • Bài 18: Đô thị hóa trang 1
  • Bài 18: Đô thị hóa trang 2
  • Bài 18: Đô thị hóa trang 3
  • Bài 18: Đô thị hóa trang 4
  • Bài 18: Đô thị hóa trang 5
  • Bài 18: Đô thị hóa trang 6
Bài 18
ĐÔ THỊ HOÁ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Kiến thức
Hiểu được một sô' đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam, nguyên nhân và hậu quả.
Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta
Kĩ năng
Sử dụng bản đồ và Atlat Địa lí Việt Nam để nhận xét các mạng lưới đô thị lớn.
Nhận xét bảng số liệu.
KIÊN THỨC Cơ BẢN
Đặc điểm
Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp: từ thê' kỉ VIII trước công nguyên, thành cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Từ nãm 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá có chuyển biến khá mạnh, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp.
Tỉ lệ dân thành thị tăng: nãm 2005 chiếm 27,1% dân số cả nước, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực.
Phăn bô' đô thị không đồng đều giữa các vùng: cả nước có 684 đô thị, trong đó tập trung nhiều ở Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi ít đô thị nhất là ở Tây Bắc, sau đó Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Mạng lưới đô thị
Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
Đến năm 2004, nước ta có: 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt, 4 đô thị loại I, 13 đô thị loại II, 26 đô thị loại III, 639 đô thị loại IV và loại V.
Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội
Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.
Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Hậu quả xấu của quá trình đô thị hoá: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu khái niệm đô thị hoá
Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về sô' lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Đặc điểm của đô thị hoá là:
Xu hướng tăng nhanh dần số thành thị
Dân cư tập trung vào các thành phô' lớn và cực lớn
Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.
Dựa vào hình 18.1 (SGK), nêu nhận xét về sự thay đổi dân thành thị trong giai đoạn 1975 - 2005.
Sô' dân thành thị tăng, đặc biệt những năm gần đây.
Tuy nhiên, dân sô' thành thị còn thấp, nãm 2005, chiếm 27,1% dân sô' cả nước.
Dựa vào bảng 18.1 (SGK), nêu nhận xét về sự phân bố đô thị và dân số đô thị giưa các vùng trong nước.
Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng: vùng có nhiều đô thị nhất (Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long) gấp 3,7 lần vùng có đô thị ít nhất (Tây Bắc).
Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chiếm 4,8%), đặc biệt là các thành phố lớn.
Dân số đô thị giữa các vùng cũng có sự khác nhau: vùng có số dân đông nhất (Đông Nam Bộ) so với vùng có số dân ít nhất (Tây Bắc), gấp 228 lần.
Đông Nam Bộ có số lượng đô thị không nhiều, nhưng số dân đô thị đông nhất cả nước, như vậy ở đây có nhiều thành phố lớn, đông dân. Đông Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng đô thị cao nhất trong cả nước, nhưng số dân đô thị không đông, điều đó chứng tỏ ở đây có ít thành phố, nhưng lại nhiều thị xã, thị trấn.
Hãy xác định 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 2 đô thị đặc biệt trên bản đồ Hành chính Việt Nam.
5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
2 đô thị đặc biệt: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Nêu ví dụ minh hoạ điển hình về những hậu quả của quá trình đô thị hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường ở nước ta hiện nay.
ở nhiều thành phố nước ta hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn, đô thị hoá đã gây ra rất nhiều khó khăn về: giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (nước thải, rác thải, cấp nước ngọt sinh hoạt, ô nhiễm không khí), nạn kẹt xe, việc quản lí trật tự xã hội....
GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta
Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp (quy mô không lớn, phân bố tản mạn; nếp sống đô thị và nông thôn còn xen vào nhau; cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp).
Tỉ lệ dân thành thị tăng.
Phân bố đô thị diễn ra không đều giữa các vùng.
Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.
Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đẩu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Hậu quả xấu của quá trình đô thị hoá: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...
Vẽ biểu đồ (kết hợp cột và đường) thể hiện quá trình đô thị hoá ở nước ta theo bảng số liệu dưới đây:
Năm
Số dân thành thị (triệu người)
TỈ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%)
1990
12,9
19,5
1995
114,9
20,8
2000
18,8
24,2
2003
20,9
25,8
2005
22,8
27,1
- Hướng dẫn:
+ Vẽ biểu đồ có hai trục tung: một trục thể hiện số dân thành thị (triệu người), một trục thể hiện tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%). Cột biểu hiện số dân, còn đường biểu hiện tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân cả nước.
+ Biểu đồ phải có chú giải.
CÂU HỎI Tự HỌC
Đặc điểm nào sau đáy không đúng với đô thị hoá?
Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị
Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn c. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.
D. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.
Điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hoá của nước ta?
Thời kì phong kiến, đô thị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí thuận lợi với các chức năng hành chính, thương mại, quân sự.
Thời kì Pháp thuộc, hệ thống đô thị mở rộng, các đô thị lớn được tập trung phát triển mạnh.
c. Từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc, đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá trên cơ sở mạng lưới đô thị có từ trước.
D. Từ 1975 đến nay, đô thị hoá phát triển mạnh, các đô thị được mở rộng nhanh hơn, đặc biệt phát triển các đô thị lớn.
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?
Hệ thống giao thông, điện, nước, môi trường, các công trình phúc lợi xã hội còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Các vấn đề về an ninh, trật tự xã hội, môi trường còn nhiều nổi cộm, chưa giải quyết được triệt để.
c. Số lao động đổ xô tự do vào đô thị kiếm công ăn, việc làm đang còn phổ biến ở nhiều đô thị lớn .
D. Nếp sống đô thị và nông thôn còn xen lẫn vào nhau, đặc biệt các thị xã, thị trấn ở vùng đồng bằng.
Theo thông kê năm 2005, sô'dân đô thị so với dân số cả nước, chiếm (%):
A.25, 1.	B.26,1.	c.27,1.	D.28,1.
So với các nước trong khu vực, tỉ lệ dán số dô thị nước ta ở mức:
A. Cao.	B. Trung bình.	c. Thấp.	D. Rất thấp.
Vùng có sô'lượng đô thị nhiều nhất nước ta là:
A. Đông Bắc.	B. Đồng bằng sông Hồng,
c. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Câu A + c đúng.
Vùng có số lượng đô thị ít nhất trong cả nước là:
A. Tây Bắc.	B. Tây Nguyên.
c. Bắc Trung Bộ.	D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Vùng có số lượng thành phô' nhiều nhất trong cả nước là:
A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Đông Bắc.
c. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Đông Nam Bộ.
Vùng có sô'lượng thị xã nhiều nhất trong cả nước là:
A. Đông Bắc.	B. Đồng bằng sông Cửu Long,
c. Đồng bằng sông Hồng.	D. Đông Nam Bộ.
Vùng có dân sô'thành thị đông nhất trong cả nước là:
A. Bắc Trung Bộ.	B. Duyên hảị Nam Trung Bộ.
c. Đông Nam Bộ.	D. Đồng bằng sông Hồng.
Vùng có sô'dân thành thị ít nhất trong cả nước là:
A. Tây Bắc.	B. Đông Bắc. c. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Loại đô thị có sô'lượng nhiều nhất hiện nay ở nước ta là:
A. Thành phố.	B. Thị xã.	c. Thị trấn.	D. Câu A + B đúng.
Thành phô' nào sau đây không phải thành phô'trực thuộc Trung ương?
A. Đà Nang.	B. Cần Thơ.	c. Huế.	D. Hải Phòng.
Đô thị nào được xem là đô thị đặc biệt ở nước ta hiện nay?
A. Hà Nội.	B. Nha Trang.
c. TP. Hồ Chí Minh.	D. Câu A + c đúng.
Đô thị hoá ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tê' đất nước và các địa phương, vì:
Các đô thị có sức thu hút đầu tư lớn, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá lớn và đa dạng, c. Các đô thị có khả năng tạo ra việc làm nhiều và thu nhập cho người lao động.
D. Tất cả đều đúng.
Quá trình đô thị hoá nảy sinh hậu quả:
A. Môi trường bị ô nhiễm.	B. Tài nguyên bị cạn kiệt,
c. Nếp sống văn hoá bị xâm hại.	D. Đói nghèo gia tăng.
Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hoá hiện nay ở nước ta phát triển là:
Nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường.
Quá trình công nghiệp hoá đang được đẩy mạnh, c. Nước ta hội nhập quốc tế và khu vực.
D. Nước ta thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
75. Dân sô'từ 1 triệu trở lên, mật độ trung bình > 15.000 ngườilknr, tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp > 90% tổng lao động, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước, là dô thị loại:
A. L ’	B. 2.	c. 3.	D.4.
Dân sô'từ 10 vạn đến dưới 35 vạn, mật độ trung bình 10.000 người/knr (vùng núi có thể thấp hơn), tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp từ 80% trở lên trong tông sô lao động, là đô thị loại:
A. 1.	'	’	B.2.	c. 3.	D.4.
Tỉnh ở miền Trung có hai thành phô'là:
A. Thừa Thiên Huế. B. Thanh Hoá. c. Quảng Nam. D. Khánh Hoà.
Các đô thị ở Duyên hải miền Trung có số dân từ 20 vạn đến 50 vạn người là:
A. Đà Nẩng, Quy Nhơn.	B. Quy Nhơn, Nha Trang.
c. Nha Trang, Phan Thiết.	D. Phan Thiết, Đà Nẵng.
Đô thị ở Đồng bằng sông cửu long có sô'dân từ 50 vạn đến 1 triệu người là:
A. Long Xuyên. B. Cà Mau.	c.	Cần Thơ. D. Mĩ Tho.
Đô thị ở Đồng bằng sông Hồng có số dân trên 1 triệu người là:
A. Nam Định.	B. Hạ Long. c. Hải Dương. D. Hải Phòng.
Các đô thị ở Bắc Trung Bộ có sô'dãn từ 20 vạn đến 50 vạn người là:
A. Vinh, Thanh Hoá.	B. Thanh Hoá, Huế.
c. Huế, Vinh.	D. Vinh, Đồng Hới.