Giải Địa Lý lớp 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

  • Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 1
  • Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 2
  • Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 3
  • Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 4
  • Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 5
  • Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 6
Bài 35
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
ở BẮC TRUNG BỘ
MỨC Độ CẦN ĐẠT
Kiến thức
Hiểu và trình bày được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng.
KÌ năng
Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của vùng, nhận xét và giải thích sự phân bố một sô' ngành kinh tê' đặc trưng của vùng.
Phân tích sô' liệu thống kè, biểu đồ để thấy được tình hình phát triển kinh tê' của vùng.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Khái quát chung
Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Diện tích: 51,5 nghìn km2, số dân 10,6 triệu người (năm 2006), chiếm 15,6% diện tích và 12,7% dân sô' cả nước.
Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp
Ý lỉglũa đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng
+ Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.
+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
+ Tỉ trọng công nghiệp còn bé. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp.
Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
Diện tích rừng 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006), chỉ đứng sau Tây Nguyên.
Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa, trầm hương...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.
Hiện nay, rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng sâu giáp biên giới Việt - Lào.
Rừng sản xuất chiếm khoảng 34% diện tích, còn khoảng 50% diện tích là rừng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng.
Hàng loạt lâm trường hoạt động chăm lo việc khai thác đi đôi với tụ bổ và bảo vệ rừng.
Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hoà nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
Việc trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc.
Khai thác tổng hợp các thế mạnh vê nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển
Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò).
Đất badan (diện tích tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ) là nơi hình thành một sô' vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè).
Trên các đồng bằng, phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá,...), không thật thuận lợi cho cây lúa. Đã hình thành một sô' vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.
Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
Các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển. Tuy nhiên, tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính.
Hiện nay, việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn đang được phát triển khá mạnh.
Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
a) Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá
Công nghiệp của vùng hiện đang phát triển dựa trên một sô' tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn, nguồn nguyên liệu của nông - lâm - thủy sản và nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.
Cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi sắp tới.
Một sô' khoáng sản vẫn còn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể (crômít, thiếc,...).
Trong vùng có một số nhà máy xi măng lớn như Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hoá), Hoàng Mai (Nghệ An). Nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh (sử dụng quặng sắt Thạch Khê) đã được kí kết xây dựng.
Vấn đề phát triển cơ sở nàng lượng (điện) là một ưu tiên trong phát triển công nghiệp.
+ Nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia.
+ Một số nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng: Bản Vẽ (320MW) trên sông
Cả (Nghệ An), Cửa Đạt (97MW) trên sông Chu (Thanh Hóa), Rào Quán (64MW) ở Quảng Trị.
Các trung tâm công nghiệp của vùng là Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế. b) Xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông của vùng chủ yếu gồm: quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, các tuyến đường ngang (số 7, 8, 9), đường Hồ Chí Minh.
Hàng loạt cửa khẩu được mở để phát triển giao thương với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.
Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây).
Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An) được nâng cấp.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ.
Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.
Bắc Trung Bộ với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tê' mở.
Tại sao có thể nói: sự hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian ở vùng Bắc Trung bộ?
Bắc Trung Bộ có lãnh thổ dài và hẹp ngang, ở hàng loạt các huyện, trên một bề ngang chí vài chục km theo chiều đông - tây là đi từ vùng bờ biển qua vùng đồng bàng hẹp duyên hải, vượt qua vùng đồi chuyển tiếp nhỏ hẹp và tới vùng núi thực sự ở phía Tây.
Dọc theo lát cắt ngang của lãnh thổ, có thế’ chứng kiến những thay đổi của mô hình kết hợp nông - ngư nghiệp hay nông - lâm - ngư nghiệp từ vùng ven biển, đồng bằng tới mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp ở vùng trung du, miền núi.
GỢI Ý THỤC HIỆN CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
Đã giảm tải
Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng).
Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế vùng trung du.
Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cất tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.
Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hoá, Vinh, Huế.
Thanh Hoá: cơ khí, chế biến nông sản; sản xuất giấy, xenlulô.
Vinh: cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
Huế: cơ khí, chế biến nông sản; dệt, may.
Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung bộ?
Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra nhũng thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế và làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
Dự án đường Hồ Chí Minh hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, mạng lưới đô thị mới sẽ mọc lên.
Cùng với phát triển giao thông Đông - Tây, hàng loạt cửa khẩu được mở ra để phát triển giao thương với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng, gắn với khu thương mại - kinh tế Lao Bảo.
Quốc lộ 1A được nâng cấp, hiện đại hoá, đặc biệt là việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn, Hải Vân làm tăng đáng kể khả năng vận chuyển Bắc - Nam trên tuyến đường huyết mạch này, đồng thời sẽ tạo nên sức hút lớn cho các luồng vận tải theo quốc lộ 9 tới cảng Đà Nẵng.
Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) và gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển.
Các sân bay Phú Bài, Vinh được nâng cấp giúp tăng cường thu hút khách du lịch.
CÂU HỎI TỤ HỌC
7. Các tỉnh Bắc Trung Bộ xếp tlieo thứ tự tử Bắc vào Nam như sau:
Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. c. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
D. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
So với cả nước, diện tích vùng Bắc Trung Bộ chiếm (%):
A. 15,4.	B. 15,5.	c. 15,6.	D. 15,7.
So với cả nước, dân sô'vùng Bắc Trung Bộ chiếm (%):
A. 12,5.	B. 12,6.	c. 12,7.	D. 12,8.
Điêu kiện về mặt vị trí địa lí đê vùng Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở là:
Liền kề và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Có một số cảng là lối thông ra biển của Lào và Đông Bắc Thái Lan.
c. Có một sô' tuyến đường bộ hướng đông - tây mở mối giao lưu với nước bạn.
D. Câu B + c đúng.
Tại sao phải đặt vấn đề hình thành cơ cấu nông, lâm, lìgư ở Bắc Trung Bộ?
Trong điều kiện công nghiệp hoá, phải dựa vào các nguồn lực hiện có trong vùng.
Góp phần tạo cơ cấu ngành và tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
c. Lãnh thổ dài và hẹp ngang, mỗi tỉnh trong vùng đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi.
D. Tất cả đều đúng.
ơ Bắc Trung Bộ, theo diện tích từ lớn đến bé, các loại rừng được xếp theo thứ tự như sau:
Rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc trưng.
Rừng sản xuất, rùng phòng hộ, rừng đặc dụng, c. Rừng phòng hộ, rùng đặc dụng, rừng sản xuất.
D. Rùng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là:
Đắp đê ngăn lũ.
Hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác, c. Chống cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
D. Khai thác mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Hiện nay, nguồn lợi thuỷ sản vùng biển Bắc Trung Bộ đứng trước nguy cơ suy giảm rõ rệt, chủ yếu do:
A. Đánh bắt ven bờ là chính.	B. Đánh bắt có tính huỷ diệt,
c. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. D. Câu A + B đúng.
Hiện nay cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét, chủ yếu nhờ vào việc phát triển:
A. Công nghiệp khai khoáng.	B. Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nưởc mặn.
c. Đánh bắt thuỷ sản.	D. Nghề thủ công truyền thống.
Vấn đê cần đặc biệt chú ý trong việc phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là:
Giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thuỷ sản.
Hạn chế việc nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển, c. Khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
D. Ngừng hẳn việc khai thác ven bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ.
Các ngành công nghiệp có khả năng phát triển mạnh ở Bắc Trung Bộ là:
Khai khoáng, vật liệu xây dựng, dệt may, luyện kim, chế biến nông, lâm, hải sản.
Khai khoáng, hoá chất, cơ khí, luyện kim, chế biến nông, lâm, hải sản.
c. Khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế biến nông, lâm, hải sản.
D. Khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, năng lượng, chế biến nông, lâm, hải sản.
Về mặt lãnh thổ, ở Bắc Trung Bộ, bộ phận có nhiều điều kiện để phát triển tập trung công nghiệp là:
A. Gò đồi.	B. Ven biển,
c. Hành lang quốc lộ 1A.	D. Câu B + c đúng.
Các trung tâm công nghiệp chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ là:
A. Thanh Hoá - Bím Sơn, Vinh, Đà Nang. B. Vinh, Huế, Dung Quất.
c. Huế, Vinh, Thanh Hoá - Bỉm Sơn. D. Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Huế, Đông Hà.
Hoạt động nào sau đây có ỷ nghĩa lớn đối với việc làm thay dổi sự phân công lao động theo lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ?
Hiện đại hoá và phát triển các tuyến giao thông Bắc - Nam (quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, dự án đường Hồ Chí Minh).
Việc phát triển các tuyến đường ngang, đi đôi với việc mở rộng các cảng biển và các cửa khẩu dọc biên giới.
c. Việc xây dựng cảng nước sâu và nhà máy lọc dầu Dung Quất, khu công nghiệp Chu Lai - Dung Quất.
D. Câu A + B đúng.
75. Tuyến đường bộ hướng Đông - Tây nào sau đây không ở vùng Bắc Trung Bộ?
A. Đường sô' 6. B. Đường số 7. c. Đường số 8. D. Dường sô' 9.
16. Các tuyến đường Bắc - Nam chạy qua vùng Bắc Trung Bộ là:
Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường 14.
Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh, c. Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường sô' 9.
D. Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường sô' 8.
77. Các cảng nước sâu ảang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện ỏ Bắc Trung Bộ là:
A. Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất. B. Vũng Áng, Dung Quất, Chân Mây. c. Chân Mây, Nghi Sơn, Vũng Áng. D. Dung Quất, Nghi Sơn, Chân Mây.
18. Ớ vùng Bắc Trung Bộ có sân bay quốc tế là:
A. Vinh.	B. Phú Bài.	c. Đà Nẩng. D. Cam Ranh.