Giải Địa Lý lớp 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

  • Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển trang 1
  • Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển trang 2
  • Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển trang 3
  • Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển trang 4
  • Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển trang 5
  • Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển trang 6
Bài 8
THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIEN
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Kiến thức
Trình bày được các đặc điểm cơ bản nhất của Biển Đông có ảnh hưởng đến thiên nhiên Việt Nam.
Phân tích được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam, thể hiện ở các đặc điểm về khí hậu, địa hình bờ biển, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và thiên tai.
Kĩ năng
Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm cơ bản của Biển Đông.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Khái quát về Biển Đông
Là vùng biển rộng, nguồn nước dồi dào, tương đối kín, có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Đặc điểm hải văn
Nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 23°c và biến động theo mùa.
Độ mặn trung bình khoảng 32 - 33%0, tăng giảm theo mùa khô và mùa mưa.
Sóng mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc.
Trong năm, thuỷ triều biến động theo hai mùa lũ, cạn. Thuỷ triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Hải lưu có hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa và có tính khép kín.
Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (sa khoáng, dầu khí) và hải sản (đa dạng về loài và năng suất sinh vật cao).
Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
Khí hậu: nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn.
Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%.
Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn.
Các luồng gió từ biển thổi vào luồn sâu theo các thung lũng sông làm giảm độ lục địa ở các vùng ở phía tây đất nước.
Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta.
Địa hỉnh và hệ sinh thái vùng ven biển
Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô... có nhiều giá trị về kinh tế biển (xây dựng cảng biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch,...).
Giới sinh vật vùng biển rất đa dạng và giàu có: thể hiện ở các hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ khác và hệ sinh thái rừng trên đảo) giàu tài nguyên sinh vật.
Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
Tài nguyên khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các mỏ sa khoáng như ti tan, các bãi cát ven biển (trữ lượng lớn). Vùng ven biển thuận lợi cho nghề làm muối.
Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Trong Biển Đông có tới trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy.
+ Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có các rạn san hô và các loài sinh vật khác tập trung.
Thiên tai
Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơn bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.
Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hoá đất đai ở vùng ven biển miền Trung.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỞI GIỮA BÀI
1. Hãy nêu ảnh hưởng của các yếu tố hải vãn ở Biển Đông đến thiên nhiên nước ta.
Các yếu tô' hải văn ở Biển Đông có ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta:
Nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 23°c và biến động theo mùa.
Độ mặn trung bình khoảng 32 - 33%O, tăng giảm theo mùa khô và mùa mưa.
Sóng mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc.
Trong nãm, thuỷ triều biến động theo hai mùa lũ, cạn. Thuỷ triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Hải lưu có hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa và có tính khép kín.
Xác định ttên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Các vịnh biển này thuộc các tỉnh, thành phố nào?
Hạ Long (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng).
Xuân Đài (tỉnh Phú Yên)
Vân Phong, Cam Ranh (Khánh Hòa).
Hãy nêu các tác hại do bão gây ra.
Gió mạnh làm đổ nhà cửa, cây cối, công trình xây dựng, cột điện,...
Gió làm sóng biển mạnh (sóng lừng) gây lật đổ tàu thuyền, đập phá vào bờ làm xói lở bờ biển, làm nước dâng lên gây lũ lụt.
Mưa lớn gây xói lở đường sá, vách núi, gây lũ lụt ở vùng đồng bằng.
GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
Nêu các đặc điểm chính của Biển Đông. Tính chất nhiệt đới gió mùa thể hiện qua các yếu tố hải văn như thế nào?
Các đặc điểm chính của Biển Đông
+ Là vùng biển rộng, nguồn nước dồi dào, tương đối kín, có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
+ Đặc điểm hải văn thể hiện rõ đặc tính của vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (sa khoáng, dầu khí) và hải sản (đa dạng về loài và năng suất sinh vật cao).
Tính chất nhiệt đới gió mùa thể hiện qua các yếu tố hải văn:
+ Nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 23HC và biến động theo mùa.
+ Độ mặn ưung bình khoảng 32 - 33%0, tăng giảm theo mùa khô và mùa mưa.
+ Sóng mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc.
+ Trong năm, thuỷ triều biến động theo hai mùa lũ, cạn. Thuỷ triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
+ Hải lưu có hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa và có tính khép kín.
Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông tới khí hậu, địa hình và giới sinh vật vùng ven biển nước ta.
Khí hậu: nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn.
+ Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%.
+ Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn.
+ Các luồng gió từ biển thổi vào luồn sâu theo các thung lũng sông làm giảm độ lục địa ở các vùng ở phía tây đất nước.
+ Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta.
Địa hình và giới sinh vật vùng biển
+ Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô... có nhiều giá ttị về kinh tế biển (xây dựng cảng biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch,..).
+ Giới sinh vật vùng biển rất đa dạng và giàu có: thể hiện ở các hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ khác và hệ sinh thái rừng trên đảo) giàu tài nguyên sinh vật.
Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta.
Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
+ Tài nguyên khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn và giá ưị nhất), các mỏ sa khoáng như ti tan, các bãi cát ven biển (trữ lượng lớn). Vùng ven biển thuận lợi cho nghề làm muối.
+ Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Trong Biển Đông có tới trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có các rạn san hô và các loài sinh vật khác tập trung.
Thiên tai
+ Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơn bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
+ Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.
+ Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hoá đất đai ở vùng ven biển miền Trung.
CÂU HỎI Tự HỌC
Đặc điểm cơ bản của Biển Đông ít cố ảnh hưởng hơn đến thiên nhiên nước ta là:
Vùng biển rộng, có đặc tính nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Hình dạng tương đối khép kín.
c. Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.
D. Đặc điểm hải văn thể hiện rõ đặc tính của vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.
Biển Đông là một vùng biển:
A. Không rộng.	B. Mở rộng ra Thái Bình Dương,
c. Có đặc tính nóng ẩm.	D. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Tính chất nhiệt đới gió mùa của Biển Đông được thể hiện qua yếu tố:
A. Nhiệt độ.	B. Diện tích. c. Hải lưu.	D. Câu A + c đúng.
Nhiệt độ ti ling bình của nước Biển Đông là (°C):
A. 21.	B.	22.	c.	23.	D.	24.
Độ mặn trung bình của Biển Đông là ( %o):
A. 30-31.	B.	31-32.	c.	32 - 33.	D.	33 - 34.
D. Câu A + c đúng.
Sóng trên Biển Đông ảnh hưởng mạnh nhất ở	vùng bờ biển:
A. Bắc Bộ.	B.	Trung Bộ.	c.	Nam Bộ.
Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở:
A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Đồng bằng ven biển miền Trung,
c. Đồng bang sông Cửu Long.	D. Câu A + c đúng.
Biểu hiện theo mùa của các yếu tô'hải văn là:
Nhiệt độ nước biển khác nhau giữa mùa khô và mùa mưa.
Độ mặn trung bình của nước biển tăng giảm theo mùa khô và mùa mưa. c. Sóng trên Biển Đông mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc.
D. Tất cả đều đúng.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho Biển Đông có ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta, không phải là:
Phần đất liền của lãnh thổ nước ta hẹp ngang.
Đặc điểm hải văn của Biển Đông có tính chất nhiệt đới gió mùa.
c. Nước ta tiếp giáp vùng biển Đông rộng có hình dạng tương đối khép kín.
D. Đường bờ biển dài (3.260km).
Do vị trí nội chí tuyến và ở trong khu vực gió mùa, nên Biển Đông có đặc điểm:
A. Vùng biển rộng.	B. Có đặc tính nhiệt đới ẩm.
c. Chịu ảnh hưởng của gió mùa.	D. Câu B + c đúng.
Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta là:
A. Mang lại độ ẩm cho khí hậu.	B. Tạo nên cảnh quan độc đáo cho bờ biển,
c. Vùng biển giàu tài nguyên.	D. Tất cả đều đúng.
Đặc điểm sinh vật nhiệt đới của vùng Biển Đông là:
A. Thành phần loài đa dạng.	B. Năng suất sinh vật cao.
c. ít loài quý hiếm.	D. Câu A + B đúng.
Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?
Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí.
Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.
c. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước.
D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
Ớ vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển?
A. Vịnh cửa sông.	B. Các bờ biển mài mòn.
c. Các vũng, vịnh nước sâu.	D. Câu A + B đúng.
Ớ vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản?
A. Các tam giác châu với bãi triều rộng lớn. B. Vịnh cửa sông.
c. Các đảo ven bờ.	D. Các rạn san hô.
Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?
A. Cho năng suất sinh vật cao.	B. Có nhiều loài cây gỗ quý.
c. Giàu tài nguyên động vật.	D. Phân bố ở ven biển.
Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở:
A. Bắc Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
c. Nam Trung Bộ.	D. Nam Bộ
7S. Hiện nay, rừng ngập mặn bị thu hẹp, chủ yếu là do:
A. Phá để nuôi tôm.	B. Khai thác gỗ củi.
c. Chiến tranh.	D. Tất cả đều đúng.
Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là:
A. Muối.	B. Sa khoáng. c. Dầu khí.	D. Cát.
Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có ít sông đổ ra biển thuận lợi cho lìghề:
B. Nuôi trồng thủy sản. D. Chế biến thủy sản.
A. Khai thác thủy hải sản. c. Làm muối.
Tài nguyên quỷ giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là:
A. Trên 2000 loài cá.	B. Hơn 100 loài tôm.
c. Các rạn san hô.	D. Nhiều loài sinh vật phù du.
Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến, nên có đặc tính là:
A. Độ mặn không lớn.	B. Nóng ẩm.
c. Có nhiều dòng hải lưu.	D. Biển tương đối lớn.
Lượng ẩm cao do Biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thê' nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?
Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật.
Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng, c. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế.
D. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).