Giải Địa Lý lớp 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

  • Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trang 1
  • Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trang 2
  • Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trang 3
  • Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trang 4
  • Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trang 5
  • Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trang 6
  • Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trang 7
Bài 33
VẤN ĐỂ CHUYỂN DỊCH cơ CẤU KỈNH TẾ
THEO NGÀNH ở ĐÓNG BẰNG SÔNG HÓNG
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Kiến thức
Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế; những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hiểu và trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các định hướng chính.
Kĩ năng
Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, nhận xét và giải thích sự phân bố của một số ngành sản xuất đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để nhận biết sự thay đổi trong dân số, cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.
II. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Các thế mạnh chủ yếu của vùng
Gồm 10 tính, thành phố: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, thành phố Hà Nội và Hải Phòng.
Diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5% diện tích toàn quốc) và sô' dân (năm 2006) 18,2 triệu người (chiếm 4,5% diện tích và 21,6% dân số cả nước).
VỊ trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giáp Biển Đông.
Tài nguyên thiên nhiên
Đất nông nghiệp 57,9% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70%, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Tài nguyên nước phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).
Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản.
Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra có than nâu và tiềm năng về khí đốt.
Điêu kiện kinh tế- xã hội
Dân cư, lao động: nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.
Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện.
Thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
Các hạn chế chủ yếu của vùng
Có sô' dân đông nhất cả nước. Mật độ dân sô' cao (1.225 người/km2, gấp 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước (2006), gây khó khăn cho giải quyết việc làm.
Chịu ảnh hưởng của những tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán... Một sô' loại tài nguyên (đất, nước mặt,...) bị suy thoái. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp; phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tê' còn chậm, chưa phát huy được thê' mạnh của vùng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính
Thực trạng
Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển. Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, ngư chiếm 21,0%; công nghiệp -xây dựng chiếm 41%; dịch vụ chiếm 38,0%.
Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyên dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên, còn chậm.
Các định hướng chính
Xu hướng chung là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) và tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
+ Đối với khu vực I: giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
+ Đối với khu vực II: quá trình chuyển dịch lại gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt - may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử).
+ Đối với khu vực III: du lịch là một ngành tiềm năng; trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỞI GIỮA BÀI
Hãy kể tèn 10 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tình) thuộc Đồng bằng sông Hồng.
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, thành phố Hà Nội và Hải Phòng.
Dựa vào sơ đồ SGK, hãy trình bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng.
Vị trí địa lí của đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. về mặt tự nhiên, ĐBSH nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. về mặt kinh tế, ĐBSH liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thuỷ điện lớn nhất nước ta. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng này giống như chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa ĐBSH với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên rõ ràng.
Về tài nguyên thiên nhiên, Đồng bằng sông Hồng có những thế mạnh riêng, tiêu biểu cho vùng đồng bàng châu thổ.
+ Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Sông Hồng có hàm lượng cát bùn lớn nhất trong sô' các sông ở nước ta. Hằng nãm, các cửa sông trong vùng góp phần lấn ra biến hàng trăm ha đất mới. Đất của đồng bằng nhìn chung màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đây là một trong những lí do quan trọng khiến tỉ lệ diện tích đất đã được sử dụng của vùng rất cao (gần 82,5% diện tích đất tự nhiên), cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước (50 - 56%) và của các vùng khác như Đồng bằng sông Cửu Long (hơn 78,7%) hay Đông Nam Bộ (75,7%).
+ Với sự hiện diện của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, tài nguyên nước ở ĐBSH rất phong phú. Ngoài nước trên mặt, còn có nguồn nước dưới đất; nước nóng và nước khoáng.
+ Với đường bờ biển dài trên 400km từ Hải Phòng tới Ninh Bình, ngoài thuận lợi về thuỷ sản (đánh bắt và nuôi trồng), vùng này còn có điều kiện phát triển giao thông và du lịch biển.
+ Đồng bằng sông Hồng có một vài loại khoáng sản. Có giá trị nhất là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và tiềm năng về khí tự nhiên.
Về mặt kinh tế - xã hội
+ Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.
+ Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện.
+ Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống.
+ Mạng lưới đô thị tương đối phát triển và dày đặc. Đó cũng đồng thời là các trung tâm kinh tế (chủ yếu là công nghiệp) của vùng, tuy với quy mô khác nhau. Hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước : Hà Nội, Hải Phòng.
Hãy phân tích sức ép về dân sô' đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.
Số dân đông, kết cấu dân số trẻ, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, đặc biệt ở khu vực thành thị.
Số dân đông, mật độ cao, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp. Ngoài ra, còn tạo sức ép trong việc khai thác các tài nguyên khác vốn có hạn, từ đó dẫn đến những khó khăn về kinh tế.
Tuy sản xuất phát triển, nhưng do số dân đông nên sản lượng bình quân đầu người của các sản phẩm sản xuất ra trong vùng không cao so với nhiều vùng khác (ví dụ, sản lượng lương thực đầu người).
Các hạn chế đã ảnh hưởng như thế nào đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?
Số dân đông đã gây sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH. Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành vấn đề nan giải.
Các tai biến thiên nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán,...) gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.
Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.
Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao,...
Dựa vào biểu đồ, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.
Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển. Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, ngư chiếm 21,0%; công nghiệp -xây dựng chiếm 41%; dịch vụ chiếm 38,0%.
Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực (xu thế chung là giảm tỉ trọng của khu vực I và tăng tỉ trọng của khu vực II và III); tuy nhiên còn chậm.
GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?
Trước hết là để khai thác các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế - xã hội, cũng như các nguồn lực từ bên ngoài.
Tiếp đến, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đã và đang là xu thế tất yếu của cả nước nói chung và của cả vùng nói riêng.
Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.
Hướng dẫn-. Phân tích các thế mạnh và hạn chế của ĐBSH về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội (xem câu 2, phần III); các nguồn lực bên ngoài (khoa học, kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất và kinh doanh) thông qua con đường đầu tư phát triển, liên kết, liên doanh,... tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai.
Thực trạng
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển. Nãm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, ngư chiếm 21,0%; công nghiệp -xây dựng chiếm 41%; dịch vụ chiếm 38,0%.
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên còn chậm.
Các định hướng chính
+ Xu hướng chung là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) và tăng nhanh tỉ trọng cùa khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
Đối với khu vực I: giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
Đối với khu vực II: quá trình chuyển dịch lại gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt - may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử).
Đối với khu vực III: du lịch là một ngành tiềm năng; trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tê' cùa vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh.
CÂU HỎI TỤ HỌC
1. Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng?
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
Giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. c. Giáp Trung Quốc.
D. Giáp Biển Đông.
D. Hải Dương.
Tỉnh không thuộc vùng Đồng bàng sông Hồng lò:
A. Bắc Ninh.	B. Quảng Ninh. c. Vĩnh Phúc.
Đồng bàng sông Hồng là vùng có diện tích:
A. Lớn gấp đôi Đông Nam bộ.	B. Nhỏ nhất nước ta.
c. Tương đương với Đông Nam Bộ.	D. Lớn hơn Đông Nam Bộ.
So với cả nước, số dân (năm 2005) của Đồng bằng sông Hồng chiếm (%):
A. 21,4.	B.21,5.	c.21,6.	D. 21,7.
Loại đất có giá trị nhất ở Đồng bằng sông Hồng đối với việc phát triển cây lương thực là:
A. Đất mặn.	B. Đất xám phù sa cổ.
c. Đất phù sa được bồi đắp hàng năm. D. Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm.
Loại đất hiện nay được dùng với diện tích lớn dể trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng là:
A. Đất ngoài đê.	B. Đất trong đê.
c. Đất phù sa cổ.	D. Đất mới bồi ven biển.
So với diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng, diện tích đất nông nghiệp chiếm (%):
A. 55,9.	B. 56,9.	c. 57,9.	D. 58,9.
Tài nguyên nước của Đồng bằng sông Hồng phong phú, nhờ sự có mặt của:
Nước mặt của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
Nước mặt và nguồn nước ngầm tương đối dồi dào. c. Nước mặt, nước khoáng, nước nóng.
D. Nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng.
Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng nhất làm cho Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm sô'2 về sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta là:
Giáp biển Đông, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
Đồng bằng châu thổ rộng, đất màu mỡ, khí hậu tốt, nguồn nước dồi dào. c. Diện tích rộng lớn, đông dân có nguồn lao động dồi dào.
D. Vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều trung tâm công nghiệp và đô thị lớn.
Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để:
Trồng được các loại cây công nghiệp dài ngày.
Nuôi được nhiều giống gia súc lớn ưa lạnh.
c. Trồng được nhiều loại cây có nguồn gốc ôn đới, cận nhiệt.
D. Tăng thêm được một vụ lúa.
77. Lơợ/ khoáng sản có giá trị hơn cả ở Đồng bằng sông Hồng là:
A. Đá vôi và sét cao lanh.	B. Đá vôi và than nâu.
c. Than nâu và sét cao lanh.	D. Sét cao lanh và khí đốt.
72. Thế mạnh về cơ sở hạ tầng của Đồng bằng sông Hồng là:
Mạng lưới giao thông phát triển mạnh.
Khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo. c. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
D. Câu A + B đúng.
Tài nguyên du lịch nhân văn ở Đồng bằng sông Hồng da dạng và phong phú, biểu hiện ở việc nơi đày tập trung nhiều:
A. Di tích lịch sử - văn hoá.	B. Lễ hội.
c. Làng nghề truyền thống.	D. Di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống.
Nguyên nhân khiến Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương theo đầu người thấp là:
A. Năng suất lúa thấp.	B. Sản lượng lúa không cao.
c. Diện tích đồng bằng nhỏ.	D. Sô' dân rất đông.
75. Trong cơ cấu nông nghiệp theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng, ngành đang chiếm vị trí hàng đầu là:
A. Nuôi trồng thuỷ sản.	B. Trồng cây công nghiệp,
c. Trồng cây lương thực.	D. Chăn nuôi.
Điểm nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?
Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng.
Có nhiều tai biến thiên nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán...).
c. Một sô' tài nguyên thiên nhiên (đất, nước trên mặt,...) bị xuống cấp.
D. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay đang có xu hướng:
Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển.
Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp tăng, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có giảm.
c. Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng giảm, dịch vụ có nhiều biến chuyển
D. Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ tăng.
Nhận xét nào sau đây đúng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tê' ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay?
Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, nhất là ngành dịch vụ.
Cơ cấu kinh tê' theo ngành đã có sự chuyển dịch nhanh chóng; tuy nhiên, ti trọng nông, lâm, ngư nghiệp còn cao.
c. Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên còn chậm.
D. Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên, tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp còn cao.
Điểm nào sau đây đúng khi nói về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ của khu vực ỉ (nông, lâm, ngư nghiệp) ở Đồng bằng sông Hồng?
Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng ti trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
Giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tì trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
c. Tăng tỉ trọng của cây lương thực và giảm dần ti trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
D. Câu A + B đúng.
Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực ở Đồng bằng sông Hồng là:
Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
Giảm tì trọng khu vực I, tăng tì trọng khu vực II và III.
c. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng ti trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.
D. Tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tì trọng của khu vực III.
Vấn đê nôi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là:
Đất phù sa có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình.
Đất đai ở nhiều nơi bị bạc màu.
c. Khả năng mở rộng diện tích khá lớn.
D. Phần lớn là diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.
Các tỉnh và thành phô'của Đồng bồng sông Hồng giáp biển là:
Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Hải Phòng.
Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá. c. Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình.
Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là:
Đất xám phù sa cổ.
Đất mặn.
c. Đất được bồi đắp phù sa hàng năm.
D. Đất không được bồi đắp phù sa hàng năm.
Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng, vì:
Để khai thác các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế - xã hội, cũng như các nguồn lực từ bên ngoài.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đã và đang là xu thế tất yếu của cả nước nói chung và của cả vùng nói riêng.
c. Sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng còn nhiều hạn ché' trong điều kiện dân cư quá đông đúc.
D. Câu A + B đúng.