Giải Địa Lý lớp 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

  • Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch trang 1
  • Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch trang 2
  • Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch trang 3
  • Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch trang 4
  • Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch trang 5
  • Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch trang 6
  • Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch trang 7
  • Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch trang 8
  • Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch trang 9
  • Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch trang 10
Bài 31
VẤN ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
Mức ĐỘ CẦN ĐẠT
Kiến thức
Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương, ngoại thương.
Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta: tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn.
Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
Kĩ năng
Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du lịch.
Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch.
II. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Thương mại a) Nội thương
Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hoá phong phú, đa dạng.
Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, ngoài Nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể).
Sự phát triển của nội thương thể hiện rõ rệt qua tổng mức bán lẻ hàng hoá của xã hội. Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2005, khu vực Nhà nước chiếm 12,9%, khu vực ngoài Nhà nước chiếm 83,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,8%.
b) Ngoại thương
Thị trường buôn bán ngày càng được mờ rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WT0 và hiện có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Năm 1992, lẩn đầu tiên, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ nãm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa với nhập siêu thời kì trước Đổi mới.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng hơn 13 lần so với năm 1990. Do cơ chế quản lí đổi mới: mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.
Xuất khẩu
+ Các mặt hàng xuất khẩu phong phú: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông - lâm - thuỷ sản. Tuy nhiên, hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm. Hàng gia công còn lớn, hoặc phải nhập nguyên liệu.
+ Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Mĩ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc.
Nhập khẩu
+ Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh, phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
+ Các mặt hàng nhập khẩu: chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
+ Các thị trường nhập khẩu chủ yếu: khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Au.
Du lịch
a) Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.
Tài nguyên du lịch gồm hai nhóm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng
+ Địa hình: có cả đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo.nên nhiều cảnh quan đẹp; địa hình cấcxtơ (vịnh Hạ Long, dộng Phong Nha,...), có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.
+ Tài nguyên khí hậu: sự phân hóa theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.
+ Tài nguyên nước: nhiều vùng sông nước (hệ thống sòng Cửu Long, hồ Ba Bể, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch.
Nước khoáng thiên nhiên: vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.
+ Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là
các vườn quốc gia.
+ Các di tích văn hóa - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giói (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên).
+ Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hóa - lịch sử.
+ Tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.
b) Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu
Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX. Nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.
Từ năm 1991 đến 2005, số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.
Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta
+ Hà Nội (ở phía bắc), TP. Hồ Chí Minh (ở phía nam), Huế - Đà Nẵng (ở miền Trung).
+ Ngoài ra, còn một sô' trung tâm du lịch quan trọng khác như Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ...
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Hãy nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo ngành kinh tế nước ta.
Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ nãm 2005, khu vực Nhà nước chiếm 12,9%, khu vực ngoài Nhà nước chiếm 83,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,8%.
Từ nãm 1995 đến 2005, khu vực tư nhân, cá thể tăng mạnh, khu vực Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Quan sát hình 31.2 (SGK), hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005.
Năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối.
Từ năm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa với nhập siêu thời kì trước Đổi mới.
Hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005.
Giai đoạn 1990 - 2005, quy mô xuất khẩu tăng liên tục, từ 2,4 tỉ USD năm 1990 lên hơn 39,6 tỉ USD năm 2005. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng hơn 13 lần so với năm 1990; từ năm 2000 đến 2005 tăng rất nhanh.
Nguyên nhân: Do cơ chế quản lí đổi mới: mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.
Quan sát hình 31.3 (SGK), hãy nhận xét về tình hình nhập khẩu của nước ta.
Trị giá hàng nhập khẩu tăng nhanh, từ hơn 2,7 tỉ USD nãm 1990 lên 44,4 tỉ USD năm 2006. Tăng nhanh từ năm 2000 đến 2005, phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, bản đồ du lịch Việt Nam và sơ đồ Các loại tài nguyên du lịch của nước ta, hãy trình bày về tài nguyên du lịch của nước ta.
Địa hình: có cả đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; địa hình cácxtơ (vịnh Hạ Long, động Phong Nha,....), có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.
Tài nguyên khí hậu: sự phân hóa theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.
Tài nguyên nước; nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên: vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.
Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là các vườn quốc gia.
Các di tích văn hóa - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên).
Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hóa - lịch sử.
Tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.
Kết luận chung: Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng.
Dựa vào hình 31.5 (SGK), hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch nước ta.
Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX. Nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.
Từ năm 1991 đến 2005, sô' lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.
GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
Dựa vào bảng số liệu (SGK), vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét.
Gợ/ ý:
Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ miền (3 miền ứng với ba nhóm hàng. Chú ý có bảng chú giải).
Nhận xét:
+ Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2005, đứng đầu là nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, tiếp đến là nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, sau cùng là nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản.
+ Từ 1995 đến 2005: giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng, nhưng ưong giai đoạn 2000 - 2005, lại giảm nhẹ; nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh; nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm.
Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.
Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và hiện có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Năm 1992, lần đầu tiên, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ năm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa với nhập siêu thời kì trước Đổi mới.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng hơn 13 lần so với năm 1990.
Cơ chế quản lí đổi mới: mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.
Xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu phong phú (hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông - lâm - thuỷ sản). Thị trường xuất khẩu mở rộng, lớn nhất hiện nay là Mĩ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc.
Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh. Các mặt hàng nhập khẩu: chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu: khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.
Dựa vào hình 31.4 (SGK) và Atlat Địa lí Việt Nam, với tư cách như là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tuyến du lịch Xuyên Việt (tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch trên tuyến này).
Có thể tham khảo một đoạn trích về tài nguyên du lịch Việt Nam sau đây:
Việt Nam là đất nước giàu có tài nguyên du lịch các loại. Trên khắp lãnh thổ, đến đâu cũng có phong cảnh xinh đẹp, thắng cảnh đa dạng, di tích lịch sử - vãn hoá đầy ấn tượng, lễ hội phong phú...
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Việt Nam có diện tích đá vôi rộng lớn, tập trung chủ yếu từ vĩ độ 16°B trở lên, lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển các dạng địa hình cac-xtơ. Trên vùng đá vôi rộng lớn đó có hàng trăm hang động. Vùng núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) là nơi có hệ thống hang động liên hoàn, tập trung nhiều ở thượng nguồn sông Son, kéo dài như một dòng sông với các nhánh khi thì lộ ra, khi thì đi ngầm trong núi, nổi bật là động Phong Nha - hang động được xem là dài nhất, đẹp nhất trên thế giới (7.729 m). Bên cạnh hang động, các-xtơ ngập nước ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các-xtơ đồng bằng ở Ninh Bình (được gọi là "vịnh Hạ Long ưên cạn") là những cảnh quan kì thú hấp dẫn du khách khắp mọi nơi trên thế giới và trong nước. Các dạng cột đá, chuông đá, măng đá, giếng ngọc... gắn liền với hang động, thung cac-xtơ.... tạo nên vẻ đẹp huyền bí mà tráng lệ của các vùng cac-xtơ ở Việt Nam. Cũng chính vì vậy mà hai vùng địa hình cac-xtơ của Việt Nam đã dược ghi vào Danh mục Di sản thiên nhiên thế giới (động Phong Nha và vịnh Hạ Long).
Đất nước Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km uốn lượn mềm mại, mang theo mình nhiều bãi tắm tốt, trong đó có nhiều bãi ở dạng sơ khai, còn thấm đẫm hương vị hoang dã của thiên nhiên thuở thưa người. Đi từ Móng Cái đến Hà Tiên, gặp một loạt bãi tắm đẹp: Trà cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hải Thịnh, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải... Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Tổ chức du lịch thế giới, dải bờ biển có những bãi tắm đẹp nhất Việt Nam kéo dài liên tục từ bãi Đại Lãnh (Khánh Hoà) dưới chân đèo Cả qua vịnh Văn Phong cho đến Nha Trang, Ninh Chữ. Đây là tiềm năng to lớn, đặc biệt vịnh Văn Phong, để tạo nên khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khuvực. Nhìn chung, các bãi biển Việt Nam dài, rộng, nền chắc, bờ cát mịn, độ dốc nhỏ, độ mận vừa phải, nước trong xanh, thuận lợi cho phát triển du lịch.
Cùng với các bãi tắm ven biển là hệ thống đảo ven bờ và quần đảo phong phú điểm xuyết vào cảnh vật của biển cả, trong đó có nhiều đảo có giá trị du lịch cao như Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng)...
Việt Nam thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Quanh năm ánh nắng chan hoà, lượng mưa trung bình dao động từ 1.800 đến 2.000mm, biên độ nhiệt trung bình năm không quá 15”. Đó cũng là những thuận lợi đối với phát triển du lịch. Suốt cả 12 tháng trong năm, lúc nào cũng có thể tổ chức được hoạt động du lịch, trừ những ngày bão lũ. Khí hậu ở vùng núi cao thích hợp với nghỉ dưỡng, làm cơ sở để tạo nên nhiều khu du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà, Đà Lạt...
Việt Nam giàu sông, hồ. Có nhà thơ đã thốt lên "Việt Nam, đất nước của dòng sông. Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn". Sông ngòi dày đặc, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo cơ sở cho sự phát triển loại hình du lịch sông nước. Ngoài sông, những hồ tự nhiên như hồ Ba Bể ở Cao Bằng, Biển Hồ ở Gia Lai...; hồ nhân tạo như hồ Hoà Bình, hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hồ Thác Bà (Yên Bái), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Đồng Mô - Ngải Sơn (Hà Tây. cũ)... là những nơi có thể thu hút vào phát triển du lịch.
Nguồn nước khoáng thiên nhiên có mặt ở nhiều vùng lãnh thổ đất nước. Với giá trị về mặt chữa bệnh, nước khoáng làm cơ sở để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh. Nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), Tiền Hải (Thái Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Quang Hanh (Quảng Ninh), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Bang (Quảng Bình), Thanh Tân (Thừa Thiên Huế), Thạch Bích (Bình Thuận), Vĩnh Hảo... đã trở nên quen thuộc với mọi người.
Đất nước Việt Nam xanh với rừng xanh. Nhiệt lượng dồi dào với độ ẩm lớn đã tạo nên những cánh rừng với nhiều loài cây đa dạng. Ven biển, nơi phù sa các con sông đổ ra, sự giao hoà giữa nước ngọt với nước mặn đã tạo nên cảnh quan rừng ngập mặn với các loài cây tràm, sú, đước, vẹt... nghiêng mình soi bóng xuống biển xanh. Động vật rừng phong phú về loài cả trên cạn lẫn dưới nước. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có mặt hầu khắp mọi miền đất nước (đến năm 1997, cả nước có 105 khu bảo vệ tự nhiên, bao gồm 10 vườn quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên, 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường), trong đó có nhiều nơi nổi tiếng như vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Vũ Quang, Bạch Mã, Nam Cát Tiên... Tất cả đã tạo nên một cơ sở phong phú cho phát triển du lịch sinh thái.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú, trong đó quan trọng hàng đầu là các di tích (văn hoá, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật) và các lễ hội.
Di tích lịch sử - văn hoá là tài sản vô giá của quốc gia, có khả năng đặc biệt thu hút khách du lịch. Hiện nay, Việt Nam có bảy di sản thế giới, trong đó hai di sản thiên nhiên thế giới là vịnh Hạ Long và động Phong Nha; năm di sản văn hoá thế giới là cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, tháp Chàm Mỹ Sơn, nhã nhạc cung đình ưiều Nguyên và cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là những tài nguyên quý giá, hấp dẫn du khách.
Bên cạnh đó, Việt Nam có gần bốn vạn di tích lịch sử - văn hoá nhiều loại khác nhau, như: di tích văn hoá khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật và các thắng cảnh... Đất nước với 4.000 năm lịch sử đã ghi ấn bao tài năng và trí tuệ của nhiều thế hệ lên các di tích văn hoá lịch sử phong phú, trong đó gần 3.000 di tích đã được xếp hạng, phần lớn là di tích lịch sử - văn hoá và di tích kiến trúc nghệ thuật. Đi 151
từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, đâu đâu cũng gặp được các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng. Người Việt dù xa qué vẫn không bao giờ quên Chùa Hương, Chùa Tây Phương, chùa Một Cột... trên phần đất ngàn năm văn hiến của đất nước. Kinh thành Huế với mật độ di tích dày đặc; vùng đất Nam Trung Bộ với những tháp Chàm trầm mặc; Nam Bộ nổi tiếng với chùa Giác Lâm, chùa Phụng Sơn, cảng Nhà Rồng... Ngoài ra, một hệ thống hiện vật đa dạng đang được lưu giữ tại các bảo tàng từ trung ương đến địa phương là tài sản quốc gia có nhiều giá trị trong khai thác về phương diện du lịch.
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp đặc sắc của các dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam. Đó là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân lao động sau thời gian lao động mệt nhọc; hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại như tưởng nhớ tổ tiên, ôn lại truyền thống; hay nhằm để giải quyết những lo âu, khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa khắc phục được. Lễ hội có sức quyến rũ lớn về du lịch, có người đã ví nó như một tấm thảm muôn màu đan quyện giữa thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, giàu có và khốn khổ, cô đơn và đoàn kết, trí tuệ và tài năng... Dù lớn hay nhỏ, lễ hội bao giờ cũng có phần nghi lễ với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể; sau đó là phần hội với những hoạt động điển hình tượng trưng cho tâm lí cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của cả dân tộc với thực tế lịch sử, với xã hội, với thiên nhiên. Thường phần hội gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nén đậm nét thi vị. Lễ hội cuốn hút du khách không kém các di tích lịch sử văn hoá, vì qua lễ hội, các hiểu biết về phong tục, tập quán, lối sống cũng như truyền thống lịch sử địa phương được tăng cường.
Các lễ hội ở Việt Nam thường diễn ra vào thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc chu kì lao động này, chuẩn bị bước sang chu kì lao động khác. Phần lớn lễ hội tập trung vào những tháng đầu năm sau Tết cổ truyền. Câu đồng dao xưa "Tháng giêng là tháng ăn chơi” gắn liền với mật độ dày đặc các lễ hội vào mùa xuân. Lễ hội thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối của người Mường; ném còn của người Thái; hát sli, hát lượn, hát then của người Nùng; lễ đâm trâu, hát trường ca thần thoại của eác dân tộc Tây Nguyên...
Lễ hội có thể diễn ra trên vùng rộng lớn, nhưng cũng có khi chỉ bó hẹp trong vài (hay một) làng xã. Lễ hội có thể kéo dài 3 tháng (hội chùa Hương, Hà Tây cũ), nhưng cũng có lễ hội chỉ vài ngày. Một số lễ hội tiêu biểu thu hút đông đảo du khách và người hành hương từ nhiều vùng tới là hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương (Hà Tây cũ), hội Đền Bà (Tây Ninh)....
Trong chương trình chào đón giao thừa khi đất nước bước sang thiên niên kỉ mới, Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch và Bộ Văn hoá Thông tin đã chọn 15 lễ hội tiêu biểu của các địa phương trong cả nước. Đó là các lễ hội: Đền Gióng (Hà Nội), Chùa Hương (Hà Tãy cũ), Phủ Giày (Nam Định), Đền Hùng (Phú Thọ), Trường Yên (Ninh Bình), Yên Tử (Quảng Ninh), Tây Sơn (Bình Định), Hội đâm trâu (Tây Nguyên), Hội đua bò (An Giang), Hội đua thuyền (Sóc Trăng), Hội chọi trâu (Đồ Sơn), Nghinh Ông (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Katê (Ninh Thuận).
Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ, với những phong tục, tập quán riêng độc đáo, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc, đa dạng. Việt Nam có tiềm năng lâu đời về vãn hoá, nghệ thuật truyền thống (sân khấu, âm nhạc, múa...). Các món ăn dân tộc ở các vùng miền khác nhau cũng rất đặc biệt. Đó là những tiềm năng to lớn phát triển du lịch.
Việt Nam có hàng trăm làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao, đặc biệt là các làng nghề chạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sành sứ... Sản phẩm thủ công truyền thống với những nét nghệ thuật tinh tế đã trở thành những kỉ vật không thể thiếu được đối với khách du lịch.
Việt Nam nổi tiếng với nhiều trung tâm du lịch như: Hà Nôi, TP. Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng, Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ...
(Theo Lê Thông - chủ biên - Việt Nam đất nước con người, NXB Giáo dục, 2007).
CÂU HỎI Tự HỌC
Điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta?
Thị trường thống nhất trong cả nước.
Hàng hoá phong phú, đa dạng.
c. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ.
D. Có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia.
Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2005, xếp theo tỉ trọng từ cao đến thấp, thứ tự của các khu vực như sau:
Khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước, c. Khu vực ngoài Nhà nước, khu vực Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Khu vực có vốn. đầu tư nước ngoài, khu vực ngoài Nhà nước, khu vực Nhà nước.
Từ năm 1995 đến 2005, cơ cấu tổng mức bán /ế hàng hoá và doanh thu dịch vụ có sự chuyển dịch theo khu vực như sau:
Tỉ trọng khu vực tư nhân, cá thể tăng chậm; khu vực Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
Tỉ trọng khu vực tư nhân, cá thể tăng mạnh; khu vực Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
c. Tỉ trọng khu vực tư nhân, cá thể giảm; khu vực Nhà nước tăng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
D. Tỉ trọng khu vực tư nhân, cá thể giảm mạnh; khu vực Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Khu vực có hoạt động nội thương diễn ra tấp nập là:
A. Đông Nam Bộ.	B. Đồng bằng sông Hồng,
c. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Tất cả đều đúng.
Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có:
A. Kinh tế phát triển.	B. Dân cư đông,
c. Thiếu hàng hoá.	D. Câu A + B đúng.
Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là:
Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.
Có nhiều bạn hàng lớn như: Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ô-xtray-li-a. c. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.
D. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực (21 mặt hàng năm 2006).
Mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực (đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/1 mặt hàng) là:
A. Cao su.	B. Gạo.
c. Điện tử, máy tính.	D. Cà phê.
Mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ lực (đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/1 mặt hàng) là:
A. Dệt may.	B. Dầu.	c. Cà phê.	D. sản phẩm gỗ.
Hạn chê'chính vê xuất khẩu của nước ta là:
Tỉ trọng hàng đã qua chế biến hoặc tinh chế còn thấp.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực về nông nghiệp còn ít. c. Tỉ lệ hàng gia công còn khá lớn.
D. Câu A + c đúng.
Lần đầu tiên, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự căn đối vào năm:
A.1990.	B. 1991.	c. 1992.	D. 1993.
Điểm nào sau đây không đúng với ngành ngoại thương nước ta?
Từ năm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chít khác xa với nhập siêu thời kì trước Đổi mới.
Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.
c. Kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu tăng khá nhanh, đặc biệt từ 2000 đến 2005.
D. Thị phần châu Á chiếm ti trọng không đáng kể trong cơ cấu kim ngạch nhập khẩu.
Nguyên nhân làm cho quy mô xuất khẩu tăng liên tục từ 1990 đến nay là do:
Mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương.
Xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh.
c. Tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.
D. Tất cả đều đúng.
Quy mô xuất khẩu năm 1990 là 2,4 tỉ USD, năm 2006 là 39,6 tỉ USD. Như vậy, so với năm 1990, quy mô xuất khẩu của năm 2006 tăng (lẩn):
A. 14,5.	B. 15,5.	c. 16.5.	D. 17.5.
Mặt hàng nào sau đây không phải là hàng xuất khẩu của nước ta?
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu), c. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
D. Hàng nông - lâm - thuỷ sản.
Hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta không phải là:
A. Hàng tiêu dùng.	B. Nguyên liệu,
c. Tư liệu sản xuất.	D. Câu B + c đúng.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là:
A. Nhật Bản.	B. Trung Quốc. c. MT.	D. Hàn Quốc.
Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là:
A. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu. B. Châu Âu và châu Phi. c. Châu Phi và Bắc MI.	D. Bắc Mĩ và châu Á.
Tài nguyên tự nhiên du lịch bao gồm:
A. Địa hình, khí hậu, di tích.	B. Khí hậu, nước, địa hình,
c. Nước, địa hình, lễ hội.	D. Khí hậu, di tích, lễ hội.
B. Lễ hội, địa hình. D. Di tích, khí hậu.
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:
A. Di tích, lễ hội. c. Địa hình, di tích.
Biểu hiện nào sau đây không nói lên được sự giàu có của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật của nước ta?
Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng.
Hơn 30 vườn quốc gia.
c. Nhiều loài động vật hoang dã, thuỷ hải sản.
D. Có nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là:
Cố đô Huế, vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.’ c. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, phố cổ Hội An.
D. Phô' cổ Hội An, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Di sản văn hoá thế giới ỏ Việt Nam là:
Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Chùa Một cột.
Cố đô Huế, Phố cổ hội An, Di tích MI Sơn. c. Di tích Mĩ Sơn, Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long.
D. Phố cổ Hội An, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế.
Điểm nào sau đây không dúng với ngành du lịch của nước ta?
Hình thành từ những năm 60 của thế kí XX.
Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay. c. Số lượng khách nội địa ít hơn khách quốc tế.
D. Cơ sở lưu trú, nghi dưỡng ngày càng phát triển.
Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta gồm:
A. Hà Nội, Hạ Long, TP Hồ Chí Minh. B. TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội. c. Hà Nội, Huế - Da Nang, TP Hồ Chí Minh. D. TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ.