Soạn Văn 9: Biên bản

  • Biên bản trang 1
  • Biên bản trang 2
  • Biên bản trang 3
BIÊN BẢN
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biền bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
Tuỳ theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biển bản hội nghị, biên bản sự vụ,...
Biên bản gồm các mục sau:
Phần mở đầu (phần thủ tục): Quốc hiệu và tiều ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
Phần nội dung: diễn biến và kết quả của sự việc.
Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kềm theo (nếu có).
Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học
Đặc điểm của biên bản
Câu 1. Biên bản 1 ghi lại diễn biến nội dung của một buổi sinh hoạt chi đội lớp 9D Trường THCS Kết Đoàn. Biên bản 2 ghi lại việc công an trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu.
Câu 2. Biên bản phải bảo đảm sự chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung và ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.
Câu 3. Tên một biên bản khác: biên bản đại hội Công đoàn, biên bản đại hội công nhân viên chức, biên bản nghiệm thu công trình, biên bản vi phạm luật an toàn giao thông,...
Cách viết biên bản
Câu 1. Phần đầu của biên bản gồm có: quốc hiệu ghi phía bên phải; tên cơ quan quản lí, số kí hiệu của văn bản ghi phía bên trái; tên của biên bản ghi chính giữa và được viết in hoa toàn bộ.
Câu 2. Phần nội dung biên bản: cần phải ghi rõ thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, thành phần tham gia, trách nhiệm, công việc, chức vụ của mỗi người, diễn biến và kết quả của sự việc. Biên bản phải bảo đảm tính chính xác tuyệt đối.
Câu 3. Phần kết thúc: phải ghi rõ thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm. Mục kí tên dưới biên bản nói lên tính chính xác và trách nhiệm của những người có liên quan.
Câu 4. Lời văn của biên bản cần phải gắn gọn, rõ ràng, chính xác.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Hãy lựa chọn những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp sau:
Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội (hoặc chi đoàn): cần phải viết biên bản.
Nguyện vọng và đề nghị của lớp gửi đến thầy Hiệu trưởng: không cần phải viết biên bản mà viết giấy đề nghị.
Một vụ tai nạn giao thông: cần phải viết biên bản.
Nghiệm thu phòng thí nghiệm: cần phải viết biên bản.
Một nhóm học sinh tự ý tổ chức đi tham quan, không xin phép cô giáo chủ nhiệm: không phải viết biên bản mà viết bản kiểm điểm.
Câu 2. Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lởn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
TRƯỜNG THCS LÊ LỢl	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH	Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN CUỘC HỌP GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN Ưu TÚ
Khai mạc lúc 10 giờ, ngày 05 tháng 10 năm 2007.
Thành phần tham dự: 33 bạn đội viên chi đội 9B.
Đại biểu: Cô giáo Lê Thanh Trang - giáo viên chủ nhiệm lớp 9B
Nguyễn Xuân Nam - Liên đội trưởng.
Chủ toạ: Lê Hoàng Tâm.
Thư kí: Phan Hoài Nam.
NỘI DUNG CUỘC HỌP
Bạn Lê Hoàng Tâm thay mặt ban chỉ huy đội nói lên mục đích của cuộc họp.
Ý kiến của các bạn tham dự cuộc họp.
Bình bầu các đội viên ưu tú.
Phát biểu của đại biểu tham dự.
Tổng kết của chủ toạ.
Cuộc họp kết thúc vào lúc 11 giờ 05 phút cùng ngày.
Thư kí
Chủ toạ
Lê Hoàng Tâm	Phan Hoài Nam