Soạn Văn 9: Những ngôi sao xa xôi (trích)

  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 1
  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 2
  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 3
  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 4
  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 5
  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 6
  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 7
  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 8
  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 9
  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 10
  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 11
  • Những ngôi sao xa xôi (trích) trang 12
v Bài 28
Những ngôi sao xa xôi (trích)
Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) (tiếp theo)
Biên bản
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (trích)
Lê Minh Khuê
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả: Lê Minh Khuê qué ở Thanh Hoá. Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phong và hắt đầu viết văn vào đẩu những năm 70. Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lè Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
Tác phẩm: Truyện Những ngôi sao xa xôi là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đẩu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trễ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VÀN BẢN
Câu 1. Kể tóm tắt nội dung truyện. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
+ Tóm tắt nội dung: Phương Định - nhân vật chính của câu chuyện - và Thao, Nho là những cô gái thanh niên xung phong ở tổ trinh sát mặt đường, một nơi trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn những năm chống
Mĩ ác liệt. Công việc của họ hết sức vất vả và nguy hiểm: đo khôi lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu các vị trí bom chưa nổ, phá bom và phải chạy trên cao điểm cả ban ngày mà trong lúc thần chết đang lởn vởn trong những quả bom. Dù công việc rất nguy hiểm, các cô lại sông trong một hang đá, tách xa đơn vị nhưng các cô vẫn rất thương yêu, gắn bó với nhau, vẫn có những giây phút hồn nhiên thơ mộng của tuổi trẻ, đặc biệt là Phương Định - cô gái có cái cổ cao như một đài hoa loa kèn kiêu hãnh và đôi mắt sao mà xa xăm. Trong một lần phá bom, Nho đã bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất chu đáo, tận tình. Đó cũng là lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định và Nho được sông lại với niềm vui trẻ thơ và Phương Định lại nhớ về thành phố thân thương.
+ Nhân vật kể chuyện: Truyện được trần thuật từ nhân vật “tôi” - Phương Định - nhân vật chính của câu chuyện. Lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng:
Làm cho câu chuyện tăng thêm tính thuyết phục (do người trong cuộc kể lại).
— Thể hiện được chiều sâu của tâm hồn nhân vật — những cảm xúc, suy nghĩ nội tâm của Phương Định: nghĩ về mình, nghĩ về chị Thao và Nho, nhận xét về đại đội trưởng, nỗi nhớ về thành phô' thân yêu.
Câu 2. Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?
+ Nét chung của ba người:
Họ là những cô gái có tình yêu nước sâu sắc và tràn đầy niềm say mê lí tưởng cao cả.
Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao đốì với công việc, không sợ chết, sẵn sàng hi sinh để con đường không bị đứt mạch.
— Họ là những cô gái nhiều mơ mộng, hồn nhiên, tươi trẻ, thích vui đùa, thích ca hát, tràn đầy niềm tin yêu với cuộc sông và có tình đồng đội thắm thiết.
+ Nét riêng của mỗi người:
Nho-. nhỏ bé “như một cây kem trắng muốt”, thích ăn kẹo, thích mưa đá, hồn nhiên như một đứa trẻ.
Phương Định: cô gái có tâm hồn giàu cảm xúc mơ mộng, “thích ngắm mình trong gương”, “thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...””.
Thao: là chị cả có nhiều từng trải hơn, rất thích chép bài hát mặc dù bài nào cũng hát sai nhạc; lúc nguy hiểm thì bình tĩnh đến phát bực nhưng lại rất sợ thấy máu chảy “nhắm mắt lại mặt tái mét”, cương quyết, táo bạo trong công việc song lại rất nữ tính: áo lót nào cũng thêu chỉ màu, đôi lông mày hay tỉa nhỏ như cái tăm.
Câu 3. Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tăm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.
Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn: Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần dầu của truyện; tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện; cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.
+ Phương Định là một cô gái xinh đẹp, trẻ trung, yêu đời:
(Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện): “Tôi là con gái Hà Nội” - lời giới thiệu đầy kiêu hãnh - đất Hà thành vôh trai thanh gái lịch. Hơn thế nữa, Phương Định còn là cô gái xinh đẹp: hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như một đài hoa loa kèn, đôi mắt có cái nhìn sao mà xa xăm. Tiếng hát bao giờ cũng là sự biểu hiện cho niềm yêu đời. Cô rất mê hát, thích dân ca quan họ, thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, thích dân ca Ý, những lúc hứng chí còn tự bịa ra lời mà hát rồi bò ra cười một mình. Đúng là tiếng hát át tiếng bom, tiếng hát ấy là biểu hiện của sức sông bất diệt.
+ Phương Định là cô gái dũng cảm (Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện): điều bất ngờ đôi với chúng ta là cô gái có cái cổ cao kiêu hãnh ấy với đôi mắt nhìn xa xăm lại là cô gái rất mực dũng cảm, gan dạ. Đấy là lúc cô đôi diện với quả bom “lạnh lùng trên một bụi cây khô một đầu chúc xuôhg đất thế nhưng cô “vẫn cứ đàng hoàng mà bước tới”, mặc dù có những lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom, tiếng động sắc đến ghê người chạm vào da thịt, rồi cảnh châm dây mìn chờ quả bom nổ, cát lạo xạo ở trong miệng,... Tất cả đều ngoài sức tưởng tượng.
+ Phương Định là cô gái vừa hồn nhiên vừa suy tư (cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện)
Lúc đối mặt với quả bom lạnh lùng, cô vẫn đàng hoàng bước tới, thế nhưng trận mưa đá ào tới, cô gái dũng cảm ấy lại trở nên rất trẻ thơ: “niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy”, “vui thích cuống cuồng” để rồi ngay lập tức sau đó cô lại thẫn thờ tiếc nuối nhớ về cái cửa sổ, cái vòm trời nhà hát, những con đường nhựa, những ngọn đèn điện lung linh trên quảng trường... tất cả xoáy vào tâm trí đến nao lòng, bâng khuâng.
Câu 4. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?
+ Ngôi kể: tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật ở ngôi thứ nhất là
nhân vật chính tạo điều kiện thuận lợi để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật rất trẻ trung, giàu nữ tính.
+ Nhịp kể: đa dạng, lúc nhanh lúc chậm, lúc sôi nổi lúc trầm lắng, phù hợp với nội dung câu chuyện và diễn biến tâm lí nhân vật.
+ Bút pháp: Có sự đan cài giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn, nó được toả sáng trong tâm hồn những cô gái như ánh sáng từ những ngôi sao xa.
Câu 5. Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thê nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chỉến chống Mĩ?
Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn đó là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chôhg Mĩ. Họ đã:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
để viết nên trang sử vàng của dân tộc trong lửa đạn. Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao, đồng thời lại rất hồn nhiên, trong sáng, trẻ trung, yêu đời.
m. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Tìm đọc và ghi lại một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (Gợi ý: tìm đọc thơ của Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Lâm Thị Mĩ Dạ,...).
GỬI EM - CÔ THANH NIÊN XUNG PHONG
Người tinh nghịch là anh dễ thân Bởi như thế có em đứng gần
Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch Nhọn” Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón
Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho hạn cười giòn
Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để
Anh lặng người như trôi trong tiếng ru.
Tranh thủ có ánh sáng đèn dù
Anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt
Mọi người cũng tò mò nhìn anh
Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối.
Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
Xong đoạn đường này các em làm đâu
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách mở tung trắng cả rừng chiều.
Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều
Những con đường như tình yêu mới mẻ
Đất rất hổng và người rất trẻ
Nhưng chẳng thấy em cô gái Thạch Nhọn Thạch Kim
Những đội làm đường hành quân trong đêm Nào cuốc, nào choàng, xoong nồi xủng xoảng Rực rỡ mặt đất bỉnh minh
Hấp hối chân trời pháo sáng
Bụi mù trời mùa hanh
Nước trắng khe mùa lũ
Đêm rộng dài là đêm không ngủ
Em vẫn đi, đường vẫn liền đường.
“Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy!
Phạm Tiến Duật
KHOẢNG TRỜI VÀ Hố BOM
Chuyện kể rằng em cô gái mở đường Để cứu con đường hôm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom...
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái ...Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Đêm đêm tâm hồn em toả sáng Những vì sao ngời chói, lung linh Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong Đã hoá thành những làn mây trắng Và ban ngày khoảng trời ngập nắng Đã qua khoảng trời em Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài
Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Gương mặt em, bạn bè tôi không biết Nên mỗi người có gương mặt em riêng!
Lâm Thị Mĩ Dạ
Tư LIỆU THAM KHẢO
Bài phân tích của chính tác giả Lê Minh Khuê về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”..
Hỏi: Đã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật viết về đời sống gian lao nhưng anh hùng của những cô thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhưng truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” có một nét rất riêng biệt vì nó không trực tiếp mô tả công việc của những
thanh niên xung phong mà lại cảm nhận ý nghĩa của công việc đó qua dòng kí ức tái hiện của nhân vật chính. Nhà văn đã viết tác phẩm trong hoàn cảnh như thế nào?
Trả lời'. Trước đây tôi là một thanh niên xung phong trực tiếp làm trên tuyến đường thần thánh đó nên đã có rất nhiều kỉ niệm về đoạn đường gian nan nhưng huy hoàng ấy. Năm 1971, tôi đi làm báo và tìm hiểu thực tế ở đường 20. Khi đó tôi đã gặp và ở lại với một tiểu đội thanh niên xung phong trong một cái hang lớn. Khi đó, những cánh rừng cây xung quanh bị Mĩ phạt trơ trọi. Hang đá là nơi an toàn nhất để có thể ở được. Tôi ở trong hang với thanh niên xung phong, chứng kiến cuộc sống hằng ngày của họ, chứng kiến cảnh máy bay B52 của Mĩ quần thảo trên đầu như thế nào, chứng kiến các cô gái thanh niên xung phong vô cùng gan dạ cứ sau mỗi đợt bom rơi lại lao thẳng ra chữa lại đường để cho xe đi như thế nào... Thế rồi nỗi nhớ về thành phố, nhớ Hà Nội hiện lên và tôi ngồi viết truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”.
Hỏi: Cảm xúc của nhà văn như thế thật lạ. Tại sao chứng kiến cuộc sống của những cô thanh niên xung phong mà nhà văn lại cảm thấy nhớ Hà Nội? Và nỗi nhớ Hà Nội lại được thể hiện trong câu chuyện các cô thanh niên xung phong làm đường? Có gì mâu thuẫn không?
Trả lời: Không có gì mâu thuẫn cả. Tôi đã nói rồi. Trước đây tôi lớn lên ở thành phô'. Và giông như bao cô gái khác, tôi trở thành thanh niên xung phong để góp phần sức lực nhỏ bé của mình vào cuộc chiến tranh giữ nước thần kì của dân tộc. Cuộc chiến tranh ây để bảo vệ vẻ đẹp thanh bình cho những làng quê Việt Nam, trong đó Hà Nội là biểu trưng cao nhất của đất mẹ Việt Nam. Tôi muốn phân tích cuộc sông của những cô gái thanh niên xung phong qua nỗi nhớ tượng trưng đó. Tất cả họ đều không ngại gian nguy để giữ cho đất mẹ được yên bình. Hình ảnh thành phô' trong nỗi nhớ không đối lập với cuộc sông gian khổ của các cô thanh niên xung phong mà đó là cái đích tượng trưng mà mỗi người trong sô' họ đều sẵn sàng hi sinh vì nó.
Hỏi: Câu chuyện không miều tả cuộc sống cụ thể của những cô gái mà của tất cả cuộc sống đó, gian nguy đó, tỉnh yêu đó lại được tái tạo qua dòng tự sự của nhân vật chính. Tại sao tác giả lại chọn cách thể hiện này?
Trả lời: Tôi có chủ định để cho ngôi thứ nhất (nhân vật chính xưng “tôi”) kể lại câu chuyện đó để cho câu chuyện tập trung hơn. Tất cả các chi tiết của truyện đều được phân tích qua cảm xúc của nhân vật này. Hơn nữa mọi người phải lưu ý rằng, trên những cung đường đầy bom đạn ấy, một dấu hiệu nhỏ của thiên nhiên, của cây cối, hay của chính tâm trạng con người cũng có thể làm toát lên tất cả đời sống hiểm nguy đó. Chính vì vậy mà tôi không muốn những dòng tả cảnh lại mang vẻ “dửng dưng” của tác giả, tức là của người ngoài cuộc. Tôi muốn đoạn văn đó, những quan sát đó phải do chính một người trong sô' những cô gái đó cảm nhận. Cái cảm nhận đó có vẻ thực hơn, người đọc dễ tin hơn, do đó sẽ tiếp nhận dễ hơn. Còn gì thuyết phục hơn khi nghe chính một cô gái thanh niên xung phong nói về đạn bom và công việc của họ trên những cung đường đó.
Hỏi'. Công việc đếm bom và phá bom chưa nổ rồi lấp lại những hố sâu trên đường là một việc làm vô cùng hiểm nguy. Những quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Thế nhưng dưới góc nhìn của các cô gái thì công việc đó dường như chẳng có chút gỉ nguy hiểm cả, và nó lại mang cảm giác ngồ ngộ: “Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen””.
Trả lời'. Đúng là công việc của họ vô cùng nguy hiểm. Cái chết luôn rình rập và có thể đổ xuống họ bất cứ lúc nào. Ngày nào, giờ khắc nào của họ cũng phải đối mặt với cái chết. Nhiều khi cảm xúc của họ dường như bị “đông cứng” lại vì điều đó. Thế nhưng họ vẫn tiếp tục đối đầu với hiểm nguy ấy vì họ hiểu công việc cao cả của mình. Khuôn mặt hài hước lem luốc mỗi khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tức là một khi trải qua nguy hiểm càng chứng tỏ rằng lí tưởng mà họ phục vụ còn mạnh hơn nỗi sợ hãi về cái chết. Hai con mắt lấp lánh niềm vui vì đã hoàn thành nhiệm vụ.
Hỏi: Khung cảnh trên cung đường được miều tả hết sức dữ dội nhưng ngay lập tức nhân vật lại cho ta thấy cuộc sống bền trong hang hoàn toàn khác hẳn. Phải chăng những trận mưa bom, những quả bom nổ chậm kia không ảnh hưởng gì nhiều đến cuộc sống thường nhật của họ?
Trả lời'. Sao lại không? Nhưng chúng ta nên chú ý hai đoạn văn đổì lập sau: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể gây nổ bây giờ, có thể chô'c nữa...” Nhưng liền sau khung cảnh khủng khiếp đó, không khí trong hang khác hẳn... “Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung...” Đoạn văn êm ả chứng tỏ rằng mặc dù những quả bom có thể ám ảnh họ nhưng trong tâm hồn họ vẫn có nơi mà nỗi sợ hãi không len tới được. Chúng ta phải chú ý chi tiết này. Cái đài - “sợi dây” liên lạc cụ thể nhất với trái tim Hà Nội lúc nào cũng “có pin đầy đủ”... Khi các cô gái nghe đài, tức là họ gắn kết với tình yêu quê hương thì không có gì có thể làm cho họ sợ hãi.
Hỏỉ: Không những họ không sợ hãi mà còn bịa ra lời hát rồi ngồi hát nghêu ngao. Nhiều khi họ bịa ra lời hát “đôi khi bò ra cười một mình”. “Chẳng có bom đạn nào chẳng có hiểm nguy nào trong giây phút ấy”. Tại sao giữa chiến trường bom đạn mà các cô lại có những giây phút thảnh then vô tư lự đến như vậy?
Trả lời: Có một điều lạ lùng mà chính tôi cảm nhận được trong thời gian tôi làm thanh niên xung phong. Đó là giữa bom đạn như vậy, giữa đồi núi bạt ngàn như vậy, con người lại cảm thấy rất được tự do. Sau này khi đi thực tế gặp gỡ các cô thanh niên xung phong tôi mới hiểu ra rằng khi con người được lao động, được sống và hi sinh cho cái lí tưởng lớn lao trong tâm hồn mình thì con người đó sẽ cảm thấy rất tự do, vui vẻ. Nhân vật trong câu chuyện quả thật rất thảnh thơi, vô tư lự nữa. Họ có lí tưởng bảo vệ cuộc sống bình yên của đất nước, hàng ngày hàng giờ thực hiện lí tưởng đó. Thế cho nên trong những giây phút nghỉ ngơi, họ sông hoàn toàn thoải mái. Bom đạn không thể làm nguôi đi nguồn vui sống trong tâm hồn họ.
Hỏi: Những cô gái thanh tân ấy vẫn còn thời gian “ngắm mắt tôi trong gương” giữa hai lần bom nổ. Phải chăng ngay ở chiến trường khốc liệt như vậy cuộc sống vẫn giữ được vẻ đẹp của mình?
Bom đạn không ngăn được vẻ đẹp của cuộc sống nếu như tâm hồn con người có thể nhận ra vẻ đẹp ở nơi đó. Nhân vật trong truyện rõ ràng không chỉ nhận ra vẻ đẹp của mình mà cô còn nhận ra vẻ đẹp vô cùng tuyệt vời hàng ngày đi qua cung đường khóc liệt đó. Chính vì những vẻ đẹp đó mà cuộc sông của cô trở nên thi vị hơn... Nhân vật đã viết: “Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”...
Hỏi: Câu chuyện đang ở những dòng tự sự của nhân vật thì bất ngờ chuyển sang việc phá bom của các cô gái. Tác giả đã dùng thủ pháp gì để cấu trúc truyện ngắn như vậy?
Trả lời: Chúng ta phải chú ý rằng câu chuyện diễn ra trong một ngày thôi. Khi viết câu chuyện này, tôi đã dùng bút pháp đồng hiện, một cách viết rất khó diễn đạt câu chuyện. Bút pháp đồng hiện có nghĩa là cảm xúc, các hiện tượng trong quá khứ, trong tương lai được mô tả cùng một lúc với thực tại. Qua sự so sánh đó, người đọc sẽ hiểu rõ sự vật hơn.
Trong truyện ngắn này, dòng hồi tưởng, dòng tự sự của nhân vật chính luôn được xen kẽ với công việc san lấp hay tháo bom nổ chậm. Điều đó khiến người đọc hiểu câu chuyện một cách tổng thể hơn.
Hỏi: “Sắp đấy! - Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu. Chị Thao móc bánh bích quy trong túi, thong thả nhai. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không yên ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực...” Sự “bình tĩnh đến phát bực”, sự “thong thả” của họ trước một trận mưa bom làm cho người ta nghĩ rằng công việc phá bom cũng không có gỉ nguy hiểm lắm!
Trả lời: Đó chính là lòng can đảm của những cô thanh niên xung phong. Nhưng trước sự hiểm nguy như vậy mà họ vẫn bình tĩnh được thì hẳn họ phải có niềm tin thật mãnh liệt nào đó. Niềm tin ở đây chính là niềm tin vào lí tưởng của họ. Dẫu vậy chiến trường luôn khóc liệt vì hàng ngày bom nổ chỉ cách khoảng 300 mét “đất dưới chân chúng tôi rung, mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung. Tất cả cứ như cơn sốt. Khói lên và cửa hang bị che lấp”... Họ thấy được hiểm nguy chứ, nhưng điều đó không làm họ sờn lòng.
Hỏi: Trên cung đường đó chỉ có ba cô gái, mỗi ngày san lấp vài trăm mét khối đất đá... Thế nhưng có cảm giác rằng, giữa bom đạn, giữa rừng núi bạt ngàn, họ vẫn không có cái cảm giác cô đơn, lẻ loi. Điều gỉ khiến cho họ có cảm giác đô'?
Trả lời: Đúng thế. Họ không hề lẻ loi dù có ba cô gái sông ở đó. Nhân vật đã nói rất đúng về cảm giác này: “Dù chỉ một tiếng súng trường thôi con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình. Đằng này xung quanh cao điểm đã vang lên tiếng súng của cả tiểu đoàn công binh, rồi lính cao xạ...” Xung quanh cao điểm vắng vẻ này có bao nhiêu là người... Họ không cô đơn vì họ biết ở mọi nơi trên mảnh đất thiêng liêng này, có rất nhiều, rất nhiều người có chung ý tưởng vì đất nước như họ. Đó chính là ý nghĩa lớn nhất của cái cảm giác không thấy cô đơn trong tâm hồn những cô thanh niên xung phong.
Hỏi: Cái cảm xúc có bao nhiêu người cùng chung lí tưởng với mình đang ở bển cạnh được thể hiện rõ nhất trong đoạn nhân vật đi phá bom: ‘“Vắng lặng đến phát sợ... Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa...” Đoạn văn miêu tả chi tiết phá bom ở đây có dụng ý gì?
Trả lời: Cả câu chuyện nhắc đến việc phá bom rất nhiều nhưng người đọc chưa cảm thấy đến gần quả bom. Hơn nữa khi đến gần quả bom nổ chậm, tâm lí nhân vật sẽ được tỏ lộ rõ hơn. Những động tác đào đất, đổ thuôc mìn, đốt dây cháy chậm để kích thích cho quả bom nổ chẳng khác nào chuyện đùa chơi tử thần. Thế nhưng mỗi ngày các cô phải làm từ ba đến năm lần và tư thế của các cô là cứ đàng hoàng mà bước tới phá bom. Tư thế ấy đã góp phần tạo nên hình tượng các cô thanh niên bất tử.
Hỏi: Những cô gái đó có lòng can đảm thật kì lạ. Bom nổ hầm sập... hị đất vùi, bị thương máu chảy... Thế nhưng họ vẫn bình thản. Đúng là họ phải có một điều gì đó mạnh hơn cuộc sống của chính họ để họ có thể tôn thờ vì nếu không họ chắc chắn phải cảm thấy sợ hãi, đau đớn khi bị thương?
Trả lời: Khi Nho bị thương, Thao đã lo lắng muôn báo về đơn vị để có thể chuyển Nho về tuyến sau nhưng Nho đã gạt đi: “Không chết đầu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng”. Đấy chính là câu trả lời. Những cô gái thanh niên xung phong sẵn sàng quên mình làm nhiệm vụ và họ không muốn khó khăn của mình làm nhiều người lo lắng vì họ biết rằng nhiều người ấy cũng đang chiến đấu như họ. Sự hi sinh lớn lao của họ nhiều khi thể hiện ở những hoàn cảnh như vậy...
Hỏỉ: Hang có ba cô gái. Cả ba sống trong bom đạn nên luôn cần ở người khác sự can đảm, sự mạnh mẽ. Ai củng hiểu như vậy nên có nhiều trường hợp muốn khóc oà lên thì họ lại mím môi lại, cắn chặt răng, không để nước mắt ứa ra. “Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ”...
Trả lời: Đó chính là nét đặc sắc trong tính cách của họ. Họ có thể hi sinh vì nhau trên chiến trường bom đạn và cũng có thể hi sinh vì nhau ngay trong cảm xúc của mình. Mỗi người cố kiềm chế tình cảm của mình, cái tôi của mình để cho những người còn lại thêm vững tâm... Nhưng vì họ vẫn có trái tim nóng rực nên tình cảm đó cần phải được bộc lộ ra bên ngoài. Và âm nhạc giúp cho họ điều đó... Chúng ta thử tưởng tượng xem, giữa bom đạn, các cô gái ấy đã hát “Đây Thăng Long, đây Đông Đô, Hà Nội”... Lời ca chính là lời an ủi, cổ vũ họ trong những tình huống như vậy.
Hỏi: Ban đầu, cô nói rằng câu chuyện được đan xen giữa cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong và nỗi nhớ về thành phố của nhân vật kể chuyện. Thế nhưng trong câu chuyện nỗi nhớ ấy không rõ ràng lắm?
Trả lời'. Nỗi nhớ ấy được thể hiện trong tính cách của nhân vật và cách cô miêu tả lại công việc của mình trên cung đường đó. Nỗi nhớ ấy ẩn hiện trong những đoạn văn tự sự và nó được bùng nổ ở cuối truyện khi nhân vật kêu lên: “Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!”. Trận mưa ấy đã làm cho dòng kí ức lờ mờ bỗng hiện lên rõ ràng. Thành phố hiện ra cái cửa sổ, cái vòm nhà hát, người bán kem, đám trẻ, những ngôi sao... Mưa đá biểu tượng cho một kỉ niệm, một kí ức vô cùng mãnh liệt làm hiện lên vẻ đẹp của thành phô'.
Hỏi: Qua nỗi nhớ ấy, thành phố vẫn thân thuộc thế nhưng đẹp đến một cách kì lạ: “Con đường nhựa han đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên”... Thành phố diệu kì đó tương quan gì với cuộc sống của họ?
Trả lời: Chính vì thành phố lộng lẫy đó mà họ đã tự nguyện rời bỏ trường đại học để vào chiến trường. Những kí ức đó mạnh đến mức “rồi bỗng chốc sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh trong tâm trí của tôi”. Trong tâm hồn những cô thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kì diệu. Và bởi vẻ đẹp kì diệu đó mà họ sẵn sàng hi sinh. Đó cũng chính là ý tưởng lớn nhất mà tôi muốn gủỉ gắm qua truyện ngắn này.
Hỏi: Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của ba cô gái nhưng trong truyện ngắn người đọc không nhận thấy tính cách của hai người còn lại một cách rõ ràng lắm. Phải chăng tất cả được nhìn qua lăng kính của người kể chuyện?
Trả lời: Tất nhiên truyện ngắn này được xây dựng trên cơ sở lời tự sự của nhân vật chính nên những nét tính cách mạnh nhất của nhân vật này được bộc lộ. Tuy nhiên hai cô gái còn lại không phải không biểu lộ được tính cách của mình. Trong cảm xúc của đồng đội, họ vẫn hiện ra rất rõ ràng và lung linh. Thao gan lì bất chấp sự nguy hiểm của bom đạn quanh mình nhưng khi thấy Nho bị thương thì Thao “đau”, Thao muôn khóc. Đấy là một nét tính cách vô cùng tuyệt vời của Thao. Rồi Nho khi bị thương vẫn bình thản và tìm cách trấn an đồng đội của mình. Chỉ có thật thương nhau, thật vì nhau, cùng hướng tới một lí tưởng cao đẹp, không vị lợi, những con người đó mới có tính cách đẹp như vậy. Ngay cả nhân vật giấu mặt là người đại đội trưởng cũng được khắc hoạ rõ nét như một người lịch lãm của đâ't Hà thành. Anh ta dù bom nổ đạn rơi nhưng vẫn không làm mất vẻ thanh lịch qua những lời nói “cảm ơn”... “xin lỗi”... “chúc may mắn”...
Xin cảm ơn nhà văn.
(Trích Tác giả nói về tác phẩm)