Soạn Văn 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

  • Các thành phần biệt lập (tiếp theo) trang 1
  • Các thành phần biệt lập (tiếp theo) trang 2
  • Các thành phần biệt lập (tiếp theo) trang 3
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (Tiếp theo)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Các thành phần gọi - đáp và phụ chú cũng là những thành phần hiệt lập.
Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Thành phần phụ chú được dùng để hổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang vối một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học
Thành phần gọi - đáp
Câu 1. Trong những từ in đậm trong các câu a, b, từ này dùng để gọi, từ thưa ông dùng để đáp.
Câu 2. Những từ ngữ dùng để gọi - đáp này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.
Câu 3. Trong những từ in đậm đó, từ này ở câu a dùng đế’ tạo lập cuộc
thoại, từ thưa ông ở câu b dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra.
Thành phần phụ chú
Câu 1. Nếu lược bỏ các từ ngữ đậm ở câu a {và cũng là đứa con duy nhất của anh) và ở câu b {tôi nghĩ vậy), thì nghĩa sự việc của mỗi câu trên vẫn không thay đổi. Vì những từ ngữ này chỉ có giá trị bổ sung một vài chi tiết cho nội dung chính.
Câu 2. Ớ câu a, các từ ngữ in đậm được thêm vào dùng để chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng của anh”.
Câu 3. Trong câu b, cụm chủ - vị in đậm dùng để chú thích cho cụm chủ - vị “Lão không hiểu tôi” chỉ mới là điều suy đoán của nhân vật tôi, chưa hẳn là đã đúng.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên - dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?
Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
Vâng, cháu củng đã nghĩ như cụ. Nhưng để chác nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cải đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)
+ Từ dùng để gọi là từ “này”, từ dùng để đáp là từ “vâng”.
+ Quan hệ giữa hai người là quan hệ trên - dưới và thân mật.
Câu 2. Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết
lời gọi - đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
+ Thành phần gọi - đáp: “bầu ơi”.
+ Lời gọi đó hướng tới tất cả mọi người (có tính chất chung).
Câu 3 + 4. Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì, liên quan đến những từ ngữ nào trước đó?
+ Đoạn trích (a) của Nguyễn Quang Sáng: thành phần phụ chú “kể cả anh” làm rõ cho cụm từ “Chúng tôi, mọi người”.
+ Đoạn trích (b) của Phê-đê-ri-cô May-o: thành phần phụ chú “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” làm rõ cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này”.
+ Đoạn trích (c) của Vũ Khoan: thành phần phụ chú “những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới” làm rõ nghĩa cho từ ‘Tớp trẻ”.
+ Đoạn trích (d) của nhà thơ Tế Hanh: thành phần phụ chú “có ai ngờ” thể hiện thái độ ngạc nhiên của nhân vật “tôi” trước việc cô bé nhà bên vào du kích. Thành phần phụ chú “thương thương quá đi thôi” thể hiện tình cảm của nhân vật “tôi” khi tình cờ gặp cô bé trên đường hành quân.
Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thê kỉ mời, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
Chúng ta đang đứng trước một thiên niên kỉ mới, thế kỉ XXI, với biết bao cơ hội cũng như bao nhiêu thách thức đang chờ đợi. Lớp trẻ chúng ta — những người gánh vác trọng trách mà lịch sử giao phó — phải chuẩn bị gì cho mình để bước đi trên con đường dài vạn dặm ấy? Một kiến thức thật chắc chắn, một bản lĩnh thật vững vàng, và một trái tim thật nồng nhiệt, có thế chúng ta mới hội nhập được với “năm châu bôn bể” để đưa đất nước vững bước tiến lên.