Soạn Văn 9: Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)

  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 1
  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 2
  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 3
  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 4
  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 5
Bài 31
Con chó Bâ'c (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)
Kiểm tra về truyện
Kiểm tra phẩn Tiếng Việt
Luyện tập viết hợp đồng
CON CHÓ BẤC
(Trích Tiếng gọi nơi hoang dã)
G. Lân-đơn
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả: Giắc Lân-đơn (1876 - 1916) là nhà văn Mĩ. Ong trải qua thời thanh niên vất vả, từng làm nhiều nghề để kiếm ăn và sớm tiếp cận với tư tưởng của chủ nghĩa xã hội. Vì những lẽ đó, ông thường được so sánh với Mác-xim Go-rơ-ki của Nga. G. Lân-đơn là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Tiếng gọi nơi hoang dã, Sói biển...
Tác phẩm: Văn bản Con chó Bấc trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã. Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ đôi với nó, và nó được cảm hoá. về sau, khi Thoóc-tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.
Trong đoạn trích Con chó Bấc, nhà văn Mĩ Lân-đơn có những nhận xét tinh tê khi viêt về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây.
Căn cứ vào trật tự diễn biêh, đoạn trích có thể chia làm ba phần:
+ Phần một (từ đầu đến “khơi dậy lên được”): giới thiệu mối quan hệ tình cảm giữa Thoóc-tơn và Bấc.
+ Phần hai (tiếp theo đến “hầu như biết nói đấy”): tình cảm của Thoóc-tơn đôi với Bấc.
+ Phần ba (còn lại): Tình cảm của Bấc đôi với Thoóc-tơn.
Câu 2. Cách cư xử của Thoóc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu
hỉện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khỉ diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối vời Bấc?
+ Cách đổi xử của Thoóc-tơn đối với Bấc: Khác với gia đình ông Thẩm trước đó, tình cảm của họ đối với Bâc chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường, hoặc là trách nhiệm ra oai, quá lắm đó là một thứ tình bạn trịnh trọng đường hoàng. Thoóc-tơn đôi với Bấc như đối với con cái của anh vậy. Trong ý nghĩ, trong tình cảm của anh, Thoóc-tơn không xem Bấc là một con vật mà như một người bạn của anh.
— Anh luôn chào hỏi thân mật và ngồi xuống nói chuyện vui vẻ với Bấc y như một người bạn cùng trang lứa.
- “Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui” và khi cổ họng Bấc “rung lên những âm thanh không thốt nên lời” Thoóc-tơn lại kêu lên trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy” y như âu yếm đứa con thân yêu.
+ Lí do nhà văn dành một đoạn văn để miều tả tỉnh cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc:
Cái gì cũng phải có nguyên nhân và kết quả của nó. Tại sao Bấc lại trung thành và bảo vệ Thoóc-tơn đến như thế? Tại sao Bấc lại yêu quý Thoóc-tơn hơn bất cứ ông chủ nào đã nuôi nó? Bởi lẽ Thoóc-tơn đã yêu quý Bấc hơn bất cứ những ông chủ nào trước đó của Bấc. Đó chính là lí do nhà văn đã dành một đoạn văn để miêu tả tình cảm của Thoóc-tơn đôi với Bấc, trước khi miêu tả tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn.
Câu 3. Tình cảm của con chó Bấc đối vời chủ bỉểu hiện qua những
khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khỉ viết đoạn văn này.
+ Tình cảm của Bấc đối với chủ:
— Một tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy đến cuồng nhiệt: Mỗi khi được Thoóc-tơn vuốt ve, “nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất”, “miệng cười, hai mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời”, “nó thường hay há miệng ra cắn lấy hai bàn tay Thoóc-tơn và ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”.
Một tình thương bao hàm sự mang ơn, biết ơn và sự tôn thờ một cách sâu sắc\ Bấc biết cảm nhận sự khác biệt trong tình cảm của Thoóc-tơn dành cho nó so với những ông chủ trước đó. Cho nên thái độ của nó đôì với Thoóc-tơn là “thái độ của kẻ đền ơn lấy yêu thương đền đáp lại yêu thương”: “nó thường nằm phục bên chân Thoóc-tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua” và có lúc nằm ra xa quan sát hình dáng và “từng cử động của thân thể” Thoóc-tơn; lúc được Thoóc-tơn nhìn lại, đôi mắt nó ngời sáng toả rạng hạnh phúc.
Một tình thương kèm theo sự lo âu, sợ hãi: Bấc đã “thay thầy đổi chủ xoành xoạch” nên Bấc mang tâm lí sợ hãi không có người chủ nào sẽ gắn bó với nó lâu dài. Nó luôn bị nỗi sợ này ám ảnh, hơn nữa cũng không có ông chủ nào yêu thương Bấc như Thoóc-tơn. Nó sợ đến một ngày nào đó giấc mộng đẹp mà nó đang có sẽ biến mất, bởi vậy nó “không muôn rời Thoóc-tơn một bước”, “trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”.
+ Năng lực quan sát của tác giả: Nhà văn tỏ ra rất tinh tế và nhạy cảm trong quan sát và diễn đạt. Cách miêu tả tâm trạng của con vật mang tính chất trữ tình sâu sắc, tạo được ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả.
Câu 4. Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khỉ ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.
Bấc chỉ là một con vật thế nhưng qua cách miêu tả của Giắc-Lân-đơn con chó Bấc giống như một con người cũng biết buồn vui, yêu thương, lo âu, sợ hãi,... Phải yêu thương loài vật đến như thế nào thì nhà văn mới có sự tưởng tượng phong phú đến như thế, và mới có cái nhìn đầy yêu thương đến như thế.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Sự gắn bó yêu thương đến mức quyến luyến giữa con người với con vật và giữa con vật với con người là điều hết sức tự nhiên. Con người quý con vật vì chúng là vật nuôi có ích, còn con vật thì hiền lành, nhớ bổn phận và biết đền ơn, song quan hệ không dừng lại ở đó, ở chỗ con vật nuôi dù quý chủ đến đâu cũng chỉ có tính bản năng. Tục ngữ có câu “chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng” thể hiện một phần tính chất bản năng đó. Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã với đoạn trích Con chó Bấc lần đầu tiên có một cái nhìn mới mẻ hơn, sâu sắc, thâm thìa và cảm động hơn rất nhiều về mối quan hệ vôn giản đơn, quen thuộc ấy. Cái nhìn đậm chất nhân văn sáng tạo trong cách thể hiện, mang đến cho con người niềm hạnh phúc nho nhỏ nhưng đáng quý biết bao.
Tình cảm của Thoóc-tơn với con chó Bấc là tình cảm yêu thương đặc biệt. Bấc là kẻ thấu hiểu và mang ơn. Trong ý nghĩ thầm kín sâu xa, nó cảm thấy diễm phúc được gặp con người này, con người không chỉ cứu sông nó mà còn là một người cha. Chỉ là một người cha mới có khả năng chăm sóc “con cái” của mình như vậy, chăm sóc chu đáo tận tình và không có giới hạn của sự yêu thương... Ây là chưa nói cách chăm sóc của Thoóc-tơn không giông bất kì ai và hơn bất kì ai... Cái cách mà Thoóc-tơn trò chuyện, những lời mà anh rủ rỉ được gọi là “tầm phào” ấy làm cho cả hai thích thú. Còn thích thú hơn nữa đó là cử chỉ thân ái của anh “túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó”. Trong những giây phút cao hứng này, Bấc còn nghe được tiếng rủa từ miệng anh khẽ thốt lên mà nó cho là “những lời nói nựng” âu yếm. Hạnh phúc lớn lao mà con chó Bấc có được từ Thoóc-tơn là không gì so sánh được, “không gì vui sướng bằng”. Những lúc được đẩy lui đẩy tới như thế của Thoóc-tơn, nó tưởng như “quả tim nhảy tung ra khỏi cơ thể”. Còn lúc buông ra rồi, nó như một đứa trẻ “bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh”. Những âm thanh trong cổ họng Bấc rung lên không thốt nên lời làm cho Thoóc-tơn ngạc nhiên và mừng rỡ: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”... Tất cả từ tâm lòng của Thoóc-tơn với con vật của mình. Tình yêu ấy qua cảm nghĩ của Bấc được miêu tả bằng biện pháp song hành: Lúc thì cử chỉ, khi thì lời nói, mở ra nhiều bình diện và nâng cấp, mỗi lúc một trìu mến, thương yêu lại tăng thêm một bậc, tình nghĩa của Thoóc-tơn đối với Bấc thật là dồi dào không còn gì là giới hạn.
Tình cảm của con Bấc đối với Thoóc-tơn tương ứng với những gi mà nó nhận được. Đó là thái độ thật sự mang ơn và ý thức đền ơn sâu sắc. về thái độ chịu ơn, là con vật, Bấc suy nghĩ như một con người. Nó phân biệt được đúng sai và mức độ khác nhau của lòng tốt. Trước khi gặp Thoóc-tơn, với những cậu con trai của ông Thẩm, nó chỉ biết đến mối quan hệ “chĩ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường”, nó chỉ có trách nhiệm “ra oai hộ vệ”. Riêng với ông Thẩm, nó nhận được tình bạn “trịnh trọng và đường hoàng” và có gì như xa cách... Chỉ đến khi gặp được Thoóc-tơn nó mới lạ lùng và choáng ngợp trước một cái gì lớn lao chợt đến. Ây là tình yêu thương. “Tình yêu thương, một tình yêu thương thật sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. “Một tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt”... Giữa cuộc đời rộng lớn, Bấc đã gặp không ít người, nhưng chỉ đến Thoóc-tơn, nó mới nhận ra một mái nhà của nó, nó mới thật sự được yêu thương. Thái độ của nó là trách nhiệm của kẻ đền ơn, lấy yêu thương đáp lại yêu thương. Và cái cách đền ơn - nghĩa là ngôn ngữ yêu thương của nó thật đặc biệt, trước hết vẫn là con vật nghĩa tình với con người, biểu hiện yêu thương gần giống như làm đau người ta. Bấc “thường há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuông mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”. Bởi nó hiểu cử chỉ cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve. Tuy vậy Bấc cũng là con vật có bản lĩnh, nó biết tiết chế sự vuốt ve... Không táo tợn mà lặng lẽ, thâm trầm và theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi biểu hiện và sự thay đổi trên nét mặt Thoóc-tơn không phải để ngờ vực hay xét đoán vu vơ mà bằng niềm sung sướng thầm thì với đôi mắt tỉnh táo ngước lên “thật là mãn nguyện”. Chỉ thế thôi, thậm chí còn xa hơn, nó hiểu rằng cái gì sẽ đến. Giác quan đặc biệt mơ hồ từ dây thần kinh mách bảo và nó đón nhận. Chỉ cần sức mạnh từ ánh mắt không lời của Bấc, Thoóc-tơn sẽ quay đầu nhìn lại nó và đôi mắt anh “toả rạng tình cảm tự đáy lòng”, còn nó đôi mắt cũng ngời lên như thế... Như nó đã biết từ khi nó có mặt ở phương bắc giá lạnh tới nay. Một ám ảnh, một cơn ác mộng vụt đêh... những cuộc gặp gỡ vô duyên trước đó của nó với Pê-rôn hay Phơ-răng-xoa, hay anh người lai Ê-cốt. Vì thế, bằng cách của nó, theo cách nghĩ của nó, Bấc phải tìm cách đề phòng, phải giữ gìn. Cả ban ngày lẫn ban đêm. Đêm đêm trong nỗi lo sợ mơ hồ, Bấc thường đang ngủ vội vùng dậy “trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chỉ có tiếng thở bình yên của chủ mới làm cho thần kinh hoảng loạn của Bấc trở về trạng thái cân bằng.
Về nghệ thuật, bài văn chỉ là trích đoạn của một tiểu thuyết, nó chỉ là một mảnh nhỏ của đời sông hiện thực, một tâm trạng vào khoảnh khắc trong mối giao lưu giữa con người và con vật. Tính độc lập và trọn vẹn chỉ là tương đối. Tuy vậy ta vẫn thấy tài năng phát triển trên nhiều phương diện. Đặc điểm bao trùm về thể loại sáng tác là miêu tả kết hợp với chứng minh. Chứng minh ấy tạo nên mạch kết cấu toàn đoạn... Ngòi bút miêu tả tâm trạng con vật thật tinh tế mang nhiều màu sắc trữ tình tạo ấn tượng sâu xa của lòng cảm mến. Biện pháp tu từ chủ yếu của trích đoạn trên là biện pháp so sánh. So sánh giữa những cung bậc tình cảm khác nhau (so sánh giữa chủ này và chủ khác của Bấc, so sánh giữa con vật này và con vật khác)... Câu văn trích đoạn hầu hết là câu văn dài, nhiều vế tạo nên sự trùng điệp cho cảm nghĩ đa tầng dụng ý ấy nhằm mục đích khắc hoạ tính cách của một con vật rất gần với con người...
(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo - sđd )