Soạn Văn 9: Con cò

  • Con cò trang 1
  • Con cò trang 2
  • Con cò trang 3
  • Con cò trang 4
  • Con cò trang 5
Bài 22
Con cò
Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập)
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
CON CÒ
Chế Lan Viên
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả: Chế Lan Viền (1920 - 1989), quê ở tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bỉnh Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viển đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn. Với hơn 50 năm sáng tác, có nhiều tìm tòi sáng tạo ở những tập thơ gây được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm: Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường - Chim hảo bão của Chế Lan Viên.
Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, hài thơ Con cò của Chế Lan Viền ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.
Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HlỂU VÁN BẢN
Câu 1. Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói lên đỉều gì?
+ Hình tượng con cò: là hình tượng quen thuộc trong ca dao và những lời hát ru truyền thống, với nhiều ẩn dụ sâu sắc.
Sự vất vả, cực nhọc của người lao động:
Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
—	Con cò mà đi ân đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ giàu đức hi sinh:
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
+ Ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ', là biểu tượng cho tình yêu thương thiết tha của người mẹ đôi với con, là sự nâng đỡ dịu dàng của mẹ dành cho con, tấm lòng ấy theo con suốt cả cuộc đời.
Câu 2. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?
+ Nội dung chính của mỗi đoạn:
— Đoạn 1: lời dỗ dành con thơ vào giấc ngủ yên lành.
Đoạn 2: nguyện ước mong con khôn lớn trưởng thành.
— Đoạn 3: tình mẹ nặng sâu đối với con.
+ Sự bổ sung, biến đổi của hình tượng con cò:
Ớ đoạn 1, hình tượng con cò gợi lên sự thanh bình yên ả của cuộc sống bình lặng thuở xưa: con cò bay lả, con cò cổng Phủ Đồng Đãng, của tuổi thơ ngọt ngào được chở che trong vòng tay của mẹ: con có mẹ con chơi rồi lại ngủ, cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng.
— Đoạn 2, hình tượng con cò có thêm ý nghĩa mới như là người bạn chí cốt gắn bó với con trong mỗi chặng đường. Lúc con còn nhỏ, cò là người bạn cùng chơi cùng ngủ; khi con đến trường, cò là người bạn cùng theo đến trường; khi con trưởng thành làm thi sĩ, cò trở thành hơi mát câu văn.
Ớ đoạn 3, hình tượng con cò trở thành tình mẹ bền bỉ, bao la, sâu nặng chở che mãi ở bên con, ngay cả khi con đã khôn lớn trưởng thành.
Câu 3. Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả.
+ Những câu ca dao được sử dụng trong đoạn thơ:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng.
(Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ,
Con cò Đồng Đãng...)
-	Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Õng ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng,
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
(Con cò ăn đêm Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng ...)
-	Cái cò lặn lội bờ ao...
(Cò một mình cò phải kiếm ăn)
+ Nhận xét về cách vận dụng của tác giả: giữ nguyên ý và nội dung nhưng có sự thay đổi trong diễn đạt và thể loại, đồng thời nội dung ấy lại có nét mới bởi được vào ngữ cảnh mới do sự sáng tạo và mở rộng của nhà thơ.
Câu 4. Ở bài thơ này có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi.
Em hiểu như thế nào về những câu thơ trên?
Thơ của Chế Lan Viên thường mang đậm tính triết lí sâu sắc, hai câu thơ trên là những câu thơ như thế:
+ Con dù lờn ... vẫn theo con: Lẽ thường người ta chỉ quan tâm chăm sóc, nâng đỡ những gì lúc còn bé nhỏ yếu ớt; còn khi đã trưởng thành, khôn lớn, sự quan tâm ấy sẽ giảm đi hoặc không còn nữa. Thế nhưng lòng mẹ đối với con thì vô bờ, không có giới hạn, con dù lớn đến bao nhiêu, thậm chí đến lúc con đã bước vào tuổi làm cha làm mẹ rồi, thì đối với người mẹ, con vẫn cứ bé nhỏ như thuở nào. Tình mẹ đôi với con vẫn trước sau như một, không bao giờ thay đổi. Đó là một chân lí vững bền của cuộc sống.
+ Một con cò ... vỗ cánh qua nôi: Hình ảnh con cò ở đây mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, vừa là con cò trong câu hát của mẹ, vừa là đứa con bé bỏng yêu thương của mẹ, lại vừa là chính cuộc đời của mẹ với bao cay đắng mà mẹ trải qua. Thời gian trôi qua thật nhanh vụt trong thoáng chốc, hôm qua là cuộc đời của mẹ, hôm nay đã là cuộc đời của con: những cuộc đời “vỗ cánh qua nôi”, triết lí của câu thơ là ở chỗ đó.
Câu 5. Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ?
+ Thể thơ: Bài thơ được làm theo thể thơ tự do không bị gò bó về câu chữ, thể thơ ấy giúp tác giả thể hiện cảm xúc một cách thoải mái.
+ Nhịp điệu: thay đổi một cách linh hoạt 3/2, 2/2 rồi 2/2/2/2, 4/4,
3/3/2, 3, 4,... giúp tác giả diễn tả một cách đặc sắc hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ.
+ Giọng điệu: khi bổng khi trầm, lúc thì thầm như một lời tâm sự, lúc tha thiết sâu lắng, vừa trữ tình đằm thắm lại vừa có sự suy tưởng triết lí sâu sắc. Đó cũng là phong cách chung của nhà thơ Chế Lan Viên.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Đọc lại bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của
Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn 9, tập một, bài 12). Đối chiếu với bài “Con cò” và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở moi bài thơ.
+ Điểm giống nhau giữa hai bài thơ:
Mỗi bài thơ đều có ba khúc hát ru và cứ sau mỗi khúc hát hình tượng thơ lại được nâng cao hơn, bổ sung ý nghĩa mới.
Cả hai bài thơ đều làm theo thể thơ tự do, linh hoạt và đa dạng trong việc bộc lộ cảm xúc.
+ Điểm khác nhau giữa hai bài thơ:
Ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, lời ru được nói trực tiếp với em bé (Cu Tai). Tình thương con của người mẹ gắn liền với tình yêu cách mạng, yêu đất nước; đồng thời qua tình yêu ấy, tác giả thể hiện ý chí chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước.
Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, lời ru không được thể hiện một cách trực tiếp với đô'i tượng mà thể hiện bằng tấm lòng người mẹ thông qua sự miêu tả của tác giả. Tình thương con của người mẹ ở đây là tình thương con của biết bao người mẹ nói chung trong đời sông mỗi người, không có sự đồng nhất như trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
Viết một đoạn văn bình những câu thơ sau:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Đoạn thơ có rất nhiều câu ngắn chỉ có bốn chữ. Đó không chỉ là tấm lòng thầm lặng thiêng liêng của người mẹ dành cho con, mà nó còn có ý nghĩa như một chân lí. Điệp từ dù có mặt ở hai câu thơ đầu thể hiện một sự bền vững thách thức bất chấp cả thời gian, không gian. Hàng loạt từ có ý nghĩa đối lập nhau cùng xuất hiện: gần - xa, lên - xuống, rừng - bể cũng nhằm khẳng định điều đó. Đoạn thơ kết lại ở hai câu thơ dài mỗi câu tám chữ khác với trước đó chỉ có bôh chữ giông như tâm lòng người mẹ, hình ảnh người mẹ lặn lội lên rừng xuống bể để tìm con và khi tìm thấy rồi thì vòng tay của mẹ dang rộng ôm đứa con yêu vào lòng với biết bao hạnh phúc.