Soạn Văn 9: Tiếng nói của văn nghệ

  • Tiếng nói của văn nghệ trang 1
  • Tiếng nói của văn nghệ trang 2
  • Tiếng nói của văn nghệ trang 3
  • Tiếng nói của văn nghệ trang 4
  • Tiếng nói của văn nghệ trang 5
  • Tiếng nói của văn nghệ trang 6
Bài 19
Tiếng nói của văn nghệ
Các thành phẩn biệt lập
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Cách làm một bài nghị luận vể một sự vật,hiện tượng của đời sống
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Nguyễn Đình Thi
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Tổng thư kí Hội Văn hoá cứu quốc, đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên. Từ năm 1958 đến năm 1989, Nguyễn Đình Thi là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật. Nguyễn Đình Thi làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. Ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm: Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học.
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sổng phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lờn lao của nó đối vời đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bô' cục của bài nghị luận.
Tóm tắt hệ thống luận điểm Bài nghị luận có ba luận điểm chính sau:
+ Luận điểm thứ nhất nói về nội dung: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng tình
cảm của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ là một cách sông của tâm hồn.
+ Luận điểm thứ hai nói về tác dụng của văn nghệ đối với đời sống: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sông con người, nhất là hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc trong những năm đầu kháng chiến.
+ Luận điểm thứ ha nói về sức mạnh của văn nghệ: Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim.
Nhận xét bố cục
Qua hệ thốhg luận điểm, ta thấy rằng bài nghị luận có bố cục chặt chẽ, hợp lí, các ý bổ sung giải thích cho nhau một cách rất mạch lạc, cụ thể, logic. Câu 2. Nội dung phản ánh, thể hỉện của văn nghệ là gì?
Những bộ môn khác như: lịch sử, địa lí, triết học, đạo đức học... thường phản ánh những quy luật khách quan mang tính khái quát hay là sự răn dạy về đạo đức luân lí, còn nội dung phản ánh và thể hiện của văn nghệ lại hoàn toàn khác bởi những điểm sau:
+ Tác phẩm nghệ thuật là sự tái hiện lại cuộc sống một cách sâu sắc, bằng những hình ảnh rất sinh động cụ thể, đẹp đẽ, thơ mộng, với biết bao sự mới mẻ.
+ Mỗi tác phẩm văn nghệ là cách sống, là tâm hồn của mỗi thời đại, là những tư tưởng tình cảm mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm ở trong đó.
+ Tác phẩm văn nghệ đi sâu vào khám phá đời sống nội tâm của con người, chính vì vậy nó vương vân trong lòng người đọc bao vui buồn, bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng rất quen thuộc. Câu 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
Lí do con người cần tiếng nói của văn nghệ:
+ Văn nghệ làm thay đổi hẳn “mắt ta nhìn óc ta nghĩ”. Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong ta một ánh sáng riêng.
+ Văn nghệ làm cho tâm hồn con người được sống thật sự, làm biến đổi hẳn những cuộc đời đầu tắt mặt tối của những con người lam lũ, làm cho người ta được cười ha hả hay giấu đi những giọt nước mắt. Văn nghệ đã truyền ánh sáng cho những cuộc đời cực nhọc.
+ Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với đời sông thì văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa con người đó với cuộc sống bên ngoài.
Câu 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?) Những đặc thù riêng của con đường mà tác phẩm văn nghệ tác động
đến người đọc:
+ Văn nghệ là tiếng nói của cảm xúc, nó tác động đến người đọc bằng tâm hồn, bằng tình cảm, sự yêu ghét, niềm vui nỗi buồn, cái đẹp cái xấu trong đời sống thiên nhiên và xã hội.
+ Văn nghệ tác động đến người đọc bằng tư tưởng, khơi dậy trong người đọc những suy nghĩ rồi biến thành hành động để người đọc tự nhận thức mình, tự xây dựng mình và làm thay đổi cuộc sông của bản thân.
+ Bắt rễ ở cuộc đời, văn nghệ “mở rộng khả năng của tâm hồn”, tạo được sự sông và “đốt lửa trong lòng” con người. Nghệ thuật góp phần “xây dựng đời sông tâm hồn cho xã hội”.
Câu 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thỉ qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dan dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp gỉữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế...)
+ Bô' cục: Bố" cục bài viết rất chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thông luận điểm lôgic, liền mạch.
+ Cách dẫn dắt vấn đề: Rất tự nhiên, hợp lí, các ý vừa tiếp nốì vừa bổ sung cho nhau tạo nên sự liền mạch.
+ Cách viết: giàu hình ảnh, các lí lẽ được thuyết phục bởi những dẫn chứng sinh động, cụ thể và sự phân tích tinh tế, sắc sảo.
+ Giọng văn: thể hiện cảm xúc say mê mãnh liệt và sự chân thành sâu sắc.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
Một chiều chủ nhật được nghỉ ỗ nhà, theo thói quen, em cầm cuốn
Thi nhân Việt Nam của Hoài Chân và Hoài Thanh lên xem. Đây là cuốn sách mà em rất thích từ lời bình cho tới những bài thơ được tuyểri chọn. Và bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư đã đến với em.
Thật là một sự diệu kì, bài thơ cứ ngân nga trong em như những nốt nhạc: Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức.
Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ.
Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô.
Điệp khúc “Em không nghe mùa thu” được lặp đi lặp lại vừa như là sự gõ nhịp của mùa thu trên dòng thời gian, vừa như là lời trách móc: “Thu về đẹp đến thế mà em vô tình hững hờ không nhận ra”. Và cứ sau mỗi điệp khúc, mùa thu lại được hiện ra ở những không gian khác nhau.
Đầu tiên là không gian thu dưới trăng mờ, huyền ảo mơ màng. Lòng ta nao nao xao xuyến thổn thức theo vầng trăng thu diệu vợi. Trong ánh trăng dường như có làn sương mỏng phủ che. Tiếp đó là không gian thu trong lòng người cô phụ. Thu về mang theo giá lạnh, lòng người cảm thấy lẻ loi đơn chiếc. Người chinh phụ nhớ người chồng chinh chiến ở phương xa với biết bao thổn thức, với biết bao mong nhớ. Thu không chỉ đến từ đất trời mà thu còn đến từ lòng người. Khép lại bài thơ là không gian ở rừng thu, cả cánh rừng bạt ngàn trút lá xào xạc, phong cảnh thật tráng lệ “Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông” (Bích Khê). Và trên tấm thảm vàng rực ấy của lá, chú nai vàng xuất hiện với đôi mắt tròn xoe ngơ ngác, ngỡ ngàng. Phải chăng chú nai con kia cũng sững sờ trước vẻ đẹp của mùa thu. Trang sách đã gấp nhưng hình ảnh con nai vàng cứ đọng mãi trong lòng em.
Vẻ đẹp của bài thơ đã khơi dậy trong em lòng yêu mến mùa thu. Trước nay thu đến hay thu đi đôi với em thật vô tình. Thế mà giờ đây em bắt đầu để ý đến sắc trời, sắc lá mỗi độ thu về, để em biết thêm rằng mùa thu thật đẹp.
rv. TƯ LIỆU THAM KHẢO
Ớ phần mở bài, tác giả đặt vấn đề về tiếng nói văn nghệ bằng cách đề cập đến mối quan hệ giữa văn nghệ với thực tế cuộc sống, nói chính xác là vấn đề đặc trưng phản ánh cuộc sống của văn nghệ: “Tác phẩm nghệ thuật nào củng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng bắt nguồn từ cuộc sống, bằng cách phản ánh cuộc sống mà người nghệ sĩ bộc lộ cái “mới mẻ” trong sự khám phá, cách nhìn nhận riêng của mình trong sự phát triển của đời sống.
Vậy người nghệ sĩ phản ánh, thể hiện những gì trong tác phẩm của mình? Những nội dung ấy tác động đến cuộc sống xung quanh bằng con đường nào? Tác giả làm rõ những vấn đề này trong phần chính của bài viết.
Trước hết, tác giả khẳng định rằng mục đích của văn nghệ không phải chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người. Mục đích đặc thù của văn nghệ chân chính là “làm chúng ta rung động với cái đẹp”, sức mạnh lâu bền của văn nghệ là làm tái sinh những sự sông tươi trẻ trong tâm hồn con người. Có như vậy văn nghệ mới có cho mình những nội dung đặc thù, khác với nội dung của các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác. Tác giả chỉ rõ: “Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học lí luận hay một triết lí về đời người, hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lí, hoặc xã hội”, lời gửi của nghệ thuật còn là “những say sưa, vui buồn, yểu ghét, mơ mộng, phấn khích, và biết bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách, bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra đựơc hằng ngày quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người trước kia ta chưa nhìn thấy, bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiều vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta”. Với những nội dung ấy, tác phẩm văn nghệ có khả năng tác động, chuyển hoá những nội dung thể hiện thành những định hướng sống tích cực cho con người: “Mỗi tác phẩm sáng như rọi vào bèn trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. Công chúng không những được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà hơn thế là “một cách sống của tâm hồn”.
Văn nghệ làm cho ta “được cười ha hả hay rỏ giấu một giọt nước mắt”. Có được những khoảnh khắc như thế là nhờ văn nghệ có sức mạnh tác động đến tâm hồn, tình cảm của con người, bằng chính tâm hồn tình cảm của con người. Nói cách khác, văn nghệ khích lệ, tác động đến sự sống bằng chính sự sông.
(Theo Nguyễn Trọng Hoàn - sđd)
THƠ CA
Thơ như bài hát ru, ngây ngất đầu giường thơ bé,
Như mơ ước mùa xuân như khát vọng chiến công Tôi yêu thơ và thơ liền hiển hiện
Thơ đã sinh ra tình yêu, tình yêu cũng đến cùng.
Khi tôi nhỏ, thơ giống như bà mẹ,
Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu,
Chăm sóc tuổi già, thơ sẽ là con gái,
Lúc từ giã cuộc đời kỉ niệm hoá thơ lưu.
(Ra-xun Gam-za-tốp)
Người ta thường gọi văn học là nhân học. Tôi công nhận điều này. Nhưng với riêng tôi, văn học không chỉ là môn khoa học nghiên cứu con người. Cái cốt lõi của nó là lòng nhân ái. Nhân học đòi hỏi chân lí. Nhưng một chân lí chưa đủ. cần phải biểu hiện nó bằng tài năng và lòng yêu thương con người. Nói chung mỗi nhà văn đều có định nghĩa riêng của mình về văn học. Riêng tôi cho rằng nhân ái phải là hàng đầu. Đó là cơ sở lựa chọn hình thức và thể loại.
(Ra-xun Gam-za-tốp)