Soạn Văn 9: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

  • Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống trang 1
  • Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống trang 2
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT sự VIỆC,
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
Dàn bài chung:
Mở bài: giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
Thân bài: liên hệ thực tể, phân tích các mặt; đánh giá, nhận định.
Kết bài: kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riềng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riềng của người viết.
HƯỚNG DẪN CÂU HỎI PHAN bài học
Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sông
Câu a. Điểm giống nhau ở bốn đề bài:
+ Cả bốn đề bài đều yêu cầu nghị luận về một sự việc, về một hiện tượng trong đời sôhg xã hội.
+ Yêu cầu của bôh đề bài giống nhau ở chỗ yêu cầu người viết phát biểu ý kiến và nêu suy nghĩ của mình.
Câu b. Một số đề bài tương tự:
Đề 1. Ớ nước ta càng ngày càng có nhiều dòng sông bị ô nhiễm vì rác thải sinh hoạt của con người bị tôhg xuống dòng sông một cách vô tội vạ. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề 2. Trong thành phô" chúng ta hiện nay, không có ngày nào là không xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông. Hãy nêu suy nghĩ của em trước hiện tượng đó.
Đề 3. Người xưa đã từng dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”. Theo em lời dạy đó có còn đúng với tình hình phát triển của xã hội hiện nay không?
Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sông
Làm một bài văn nghị luận gồm có các bước sau:
+ Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn bài.
+ Viết bài.
+ Đọc lại bài viết và sửa chữa.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP Lập dàn ý đề 4.
Mở bài
+ Giới thiệu chung về các trạng nguyên ở nước ta.
+ Nêu sơ lược vài nét về Trạng nguyên Nguyễn Hiền.
Thân bài
+ Phân tích hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Hiền: nhà nghèo phải xin làm chú tiểu quét chùa.
+ Đánh giá tinh thần chủ động và ham học của Nguyễn Hiền: nép bên cửa lắng nghe, hỏi thêm thầy, lấy lá để viết chữ, xin thầy đi thi để xem sức học của mình.
+ Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Nguyễn Hiền có ý thức tự trọng rất cao, yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức mới chịu về kinh.
Kết bài
+ Nguyễn Hiền là Trạng nguyên nhỏ tuổi nổi tiếng của đất nước, là tấm gương sáng của thần đồng đất Việt.
+ Chúng ta học tập ỗ Trạng nguyên Nguyễn Hiền tinh thần ham học, tinh thần vượt lên hoàn cảnh khó khăn.