Soạn Văn 9: Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)

  • Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) trang 1
  • Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) trang 2
  • Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) trang 3
  • Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) trang 4
  • Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) trang 5
Bài 33
Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)
Tổng kết phẩn Văn học
TÔI VÀ CHÚNG TA
(Trích cảnh ba)
Lưu Quang Vũ
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả: Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), quê gốc ờ Đà Nẵng. Ông từng là hộ đội thời kháng chiến chống Mĩ. Lưu Quang Vũ hắt đầu sảng tác thơ khoảng giữa những năm 60 của thế kỉ XX. Ngòi bút kịch của ông nhạy bén, sắc sảo, đề cập đến hàng loạt vấn đề có tính thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời, đáp ứng được những đòi hỏi của đông đảo người xem trong thời kì xã hội chuyển động mạnh mẽ theo hưởng đổi mới.
Tác phẩm: Để phát triển sản xuất, để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc hậu, cũ kĩ, cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần những con người có trí tuệ và bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã thể hiện những điều ấy qua việc xây dựng tình huống kịch hấp dẫn và các nhân vật có tính cách rõ rệt.
HƯỚNG DẪN ĐỌC Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật.
Qua đối tượng cụ thể là xí nghiệp Thắng Lợi, Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, quản lí, lề lối hoạt động sản xuất trên đất nước ta những năm chín mươi của thế kỉ XX. Để phát triển sản xuất, cần phải thay đổi tư duy, thay đổi phương thức quản lí, tổ chức, từ đó đổi mới cách làm. Những phương thức sản xuất cũ đã quá lỗi thời, lạc hậu cần phải được phá bỏ, làm được như vậy nền kinh tế của đất nước mới phát triển vững mạnh.
Câu 2. Tù phần chú thích và các đoạn trích này em hỉểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch “Tôi và chúng ta” thể hiện là gì? Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào?
+ Mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là mẫu thuẫn giữa những suy nghĩ, cách làm ăn mới mẻ của những người tiên tiến do Giám đốc Hoàng Việt đứng đầu với một bên là cơ chế, cách làm ăn đã quá cũ kĩ, lỗi thời của nhóm bảo thủ, xu nịnh của Phó giám đốc Nguyễn Chính.
+ Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không phải của riêng xí nghiệp Thắng Lợi mà là tình hình chung của đất nước ta hồi bấy giờ, vấn đề cấp thiết của cuộc sông.
Câu 3. Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh ba này, tình huống đó là gì? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?
“Tình huống kịch bắt đầu từ một cách nghĩ mới, một cách làm mới làm đảo lộn mọi nề nếp, mọi cách nghĩ, cách làm từ trước đến nay”. Ý tưởng mới là một thách thức mà người chủ trương phải dũng cảm đương đầu. Hoàng Việt và Lê Sơn đã nổ những phát súng đầu tiên vào cái thành trì tư tưởng bảo thủ, trì trệ của cơ chế quan liêu. Đầu tư để mở rộng sản xuất, thay đổi nguyên tắc tiền lương để khuyến khích lao động làm giàu cho xã hội, cải thiện đời sống của công nhân, đó là ước mơ, là nguyện vọng của nhiều người.
Thế nhưng ý tưởng đó đã vấp phải những ràng buộc của phe bảo thủ, họ đều là những người giữ những cương vị chủ chốt của xí nghiệp nhưng không làm được gì để thúc đẩy sản xuất mà chỉ tìm cách kìm hãm, gây khó dễ cho công cuộc đổi mới. Làm thế nào để cởi trói cho sản xuất là điều không phải dễ. Tình huống đó làm điểm tựa cho mâu thuẫn kịch phát triển.
Câu 4. Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về tính cách của
Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, Phó giám đốc Nguyễn
Chính, Quản đốc phân xường Trương?
Qua một cảnh kịch mà đánh giá tính cách của các nhân vật là điều không dễ chút nào, tuy nhiên ta cũng có thể hình dung phần nào tính cách của các nhân vật như sau:
+ Giám đôc Hoàng Việt: là người đại diện cho cái mới, một người lãnh đạo năng nổ nhiệt tình, vừa có tài vừa có tâm, lại vừa có tầm. ông là người ngay thẳng, trung thực, dám nghĩ dám làm. Vì lợi ích của xí nghiệp, vì cuộc sông của anh em công nhân trong nhà máy, ông kiên quyết đấu tranh phá bỏ cái cũ, đổi mặt với những thử thách khó khăn, những sự chống đối của phe bảo thủ để đưa xí nghiệp đi lên.
+ Kĩ sư Lê Sơn: là người có trình độ chuyên môn giỏi, lại vừa có tâm huyết với nghề nghiệp. Là người đã có nhiều năm gắn bó với xí nghiệp, anh ủng hộ sự đổi mới của Giám đốc Việt dù biết rằng cuộc đấu tranh ấy sẽ rất gay go. Sự đi lên của xí nghiệp, sự chiến thắng của cái mới không thể thiếu những con người như anh.
+ Phó giám đốc Nguyễn Chính: đại diện cho nhóm bảo thủ, lạc hậu. Nhưng anh ta là người có nhiều thủ đoạn mánh khoé, khéo luồn lọt và xu nịnh cấp trên, luôn vin vào nguyên tắc để chông lại sự đổi mới. Chính ông ta là người đã kìm hãm sự đi lên và phát triển của xí nghiệp.
+ Quản đốc phân xưởng Trương: là người làm việc theo nguyên tắc một cách máy móc, hách dịch với anh chị em công nhân, thiếu tình người. Câu 5. Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?
Xu thế phát triển và kết thúc của vở kịch là sự tất yếu. Bởi vì cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt nhưng cuối cùng phần thắng phải thuộc về cái mới, cái tiến bộ. Cái mới chiến thắng thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Qua đối tượng cụ thể là xí nghiệp Thắng Lợi, vở kịch Tôi và chúng ta đã phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức quản lí, tổ chức lề lối hoạt động sản xuất trên đất nước ta trong những năm đầu đổi mới. Khi nhiệm vụ chính đã được xác định, các nguyên tắc, quy chế sản xuất cũ đã trở nên quá lạc hậu, lỗi thời. Để phát triển sản xuất, cần thay đổi tư duy phương thức quản lí, tổ chức... Từ đó đổi mới cách làm, đổi mới tư duy quản lí cũng như sản xuất.
Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Tôi và chúng ta trong đoạn trích chính là mâu thuẫn giữa suy nghĩ, cách làm ăn mới mẻ với những cơ chế, cách làm ăn đã quá cũ kĩ, lỗi thời. Đây là một vân đề có ý nghĩa quan trọng và rất phổ biến bởi nó xảy ra mọi nơi, mọi lúc. Không thay đổi cơ chế quản lí, kích thích được người lao động nhiệt tình tham gia vào công việc và đóng góp công sức vào sự nghiệp chung, mọi khẩu hiệu kêu gọi cũng trở nên trông rỗng.
Việc miêu tả với tương quan lực lượng như vậy cho thấy khả năng phản ánh đúng đắn quy luật phát triển của xã hội của tác giả. Khi cái mới còn chưa chứng tỏ được ưu thế và sức mạnh của mình, nó rất dễ bị cô lập. Cản trở sự vận động của cái mới là tư tưởng cũ kĩ, bảo, thủ lạc hậu.
Những con người tiêu biểu cho nếp nghĩ cũ kĩ, bảo thủ, lạc hậu đó một phần xuất phát từ những tư tưởng tư lợi nhưng điều chủ yếu, họ là những con người mang nếp nghĩ quá lỗi thời, đã trở nên khô cứng. Họ sợ mọi sự thay đổi, không hẳn ngại cái mới làm giảm hẳn đi mọi quyền lợi về vật chất mà họ đã quen được hưởng, mà còn vì tư tưởng quen dựa dẫm, không dám chịu trách nhiệm trước bất kì việc gì. Giống như người đã quen đi trên con đường nhỏ, nay sợ hãi phải đi trên con đường lớn. Họ đã vô tình hay cố ý thành vật cản của xã hội.
Cuộc đấu tranh cũ - mới diễn ra theo bốn sự kiện chính'.
Ban đầu khi Giám đốc Việt tuyên bô' đề án làm ăn mới, phái bảo thủ im lặng một cách dè dặt. Sự im lặng ấy chứa đựng nhiều hàm nghĩa. Rất có thể họ giả vờ lắng nghe nhưng thực chất là đang tìm kẽ hở của đô'i phương để phản công.
...Khi thấy Giám đốc Việt dễ dàng bẻ gãy lí lẽ, nhóm bảo thủ tiến hành đợt phản công thứ hai. Lần này có sự tham gia của Trưởng phòng Tài vụ “tay hòm chìa khoá của nhà máy” với sự hậu thuẫn của những quy tắc tài chính dù cũng đã lỗi thời nhưng không thể bác bỏ. Đợt phản công này khá quyết liệt và khó dự đoán kết quả bởi một bên mới chỉ là ý tưởng đang hình thành nhưng bên kia là một người nắm vững các nguyên tắc tài chính - kế toán...
Sự phát triển của tình thế đã cho thấy ưu thế của bản lĩnh giám đô'c mới. Nếu như trong đợt phản công trước của nhóm “bảo thủ”, Hoàng Việt chủ yếu dùng lí lẽ để bác bỏ, thì trong lần thứ hai này, anh đã dùng uy quyền của mình để giải quyết vấn đề. Tất nhiên uy quyền muôn có hiệu lực phải dựa trên những lí lẽ xác đáng. Cơ sở lí lẽ của Giám đốc Việt là điều kiện để phát triển sản xuất mà một trong những yếu tố đó là đời sông của anh chị em công nhân. Đây có thể coi là điểm mấu chốt khiến cho đề án sản xuất mới được những người công nhân đồng tình ủng hộ.
Khác với những lần trước, lần thứ ba này Giám đô'c Việt là người chủ động tấn công. Anh tuyên bô' bãi chức vụ quản đô'c. Đây là một quyết định khá bâ't ngờ bởi chức vụ quản đô'c vô'n đã tồn tại từ lâu. Mặc dù vậy bằng lí lẽ thoả đáng của mình, Giám đô'c Việt vẫn làm cho Quản đốc Trương hoàn toàn khuất phục. Anh ta chỉ biết lắp bắp ấp úng mà không thể làm được gì khác.
Cách dàn cảnh như vậy cho thấy sự sắc sảo trong nghệ thuật viết kịch của Lưu Quang Vũ...
Cảnh ba của vở kịch thể hiện rõ tính cách của các nhân vật:
Giám đốc Hoàng Việt là một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, táo bạo, dám nghĩ dám làm vì sự nghiệp chung của nhà máy cũng như quyền lợi của anh em công nhân.
Lê Sơn là một kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm cùng với xí nghiệp. Dù biết khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn bộ hoạt động của đơn vị.
Phó giám đốc Nguyễn Chính tiêu biểu cho loại người bảo thủ nhưng cũng rất khôn ngoan, nhiều mánh khoé. Anh ta luôn vin vào cơ chế, không muôn thay đổi những nguyên tắc dù đã rất lạc hậu.
Quản đôc Trương là người suy nghĩ và làm việc như một cái máy, thiếu linh hoạt, tỏ ra quyền thế hách dịch với chị em công nhân.
Cuộc đấu tranh trong Tôi và chúng ta là cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ. Đó là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn sinh động. Tuy gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ. Cách làm việc, sự đổi mới của Việt, Lê Sơn, Thanh... phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, với nguyện vọng của anh em trong xí nghiệp, bởi vậy những chủ trương ấy luôn được mọi người ủng hộ và trong xu thế tất yếu, chắc chắn nó sẽ thành hiện thực.
(Theo Nguyễn Trọng Hoàn - Sđd)