Soạn Văn 9: Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)

  • Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) trang 1
  • Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) trang 2
  • Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) trang 3
  • Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) trang 4
  • Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) trang 5
  • Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) trang 6
  • Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) trang 7
Bài 34
Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)
Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Một số bài văn đoạt giải Quốc gia
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
(Tiếp theo)
A. NHÌN CHUNG VE NEN văn học việt nam
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Văn học Việt Nam xuất hiện từ thời dựng nước và gắn liền với lịch sử lâu dài của dân tộc. Nền văn học ấy gồm hai bộ phận là văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết ra đời từ thế kỉ X, bao gồm các thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Từ cuối thế kỉ XLX, chữ quốc ngữ được dùng dể sáng tác thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm.
Văn học Việt Nam đã phát triển qua ba thời kì lớn: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 và từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Tư tưởng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan là những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam. Nền văn học ấy cũng thường kết tinh ở những tác phẩm tuy có quy mô không lớn, nhưng có vẻ đẹp hài hoà, trong sáng.
• Văn học Việt Nam là bộ phận quan trọng của văn hoá tinh thần dân tộc, thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại.
II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1. Ghì lại tên tác phẩm, tác giả, thể loại của các tác phẩm
(hoặc đoạn trích) văn học Việt Nam trung đại được học và đọc thêm trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS, theo hai bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm.
+ Tác phẩm văn học bằng chữ Hán:
— Thơ: Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Buổi chiều đứng ở
phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
— Truyện: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái,...
Hịch: Hịch tướng sĩ của Trần Quô'c Tuấn.
— Cáo: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
— Chiếu: Chiếu dời đô của Lý Công uẩn.
+ Tác phẩm văn học bằng chữ Nôm:
— Truyện thơ: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Sau phút chia li của
Đoàn Thị Điểm.
Thơ thất ngôn bát cú: Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến,..
— Thơ tứ tuyệt: Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Câu 2. Nêu những điểm phân biệt văn học dân gian vời văn học viết.
Những đặc điểm phân biệt văn học dân gian và vân học viết:
Văn học dân gian	Văn học viết
+ Thời gian:	Ra đời sớm	Ra đời muộn
+ Phương tiện:	Bằng lời nói	Bằng chữ viết ngôn ngữ
+ Người sáng tác: Quần chúng lao động Tầng lớp trí thức
+ VỊ trí: Là cơ sở của nền	Là diện mạo chính của
văn học dân tộc	nền văn học dân tộc
Câu 3. Hãy tìm những ví dụ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương hoặc sáng tác của một tác giả hiện đại để thấy ảnh hường của văn học dân gian đến văn học viêt.
Ca dao: -	vầng trâng ai xể làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng.
Lo gì chyện ấy mà lo
Kiến trong miệng chén còn bò đì đâu.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Vầng trăng ai xể làm đôi Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
Kiến bò miệng chén chưa lâu Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.
Ca dao: -	Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai.
Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm:
— Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.
— Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
Ca dao:
Đàn ông nông nổi giếng thơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
Trong thơ Thảo Vi:
—	Ai vừa trao nụ tầm xuân
Để lòng ai lại âm thầm xót xa
Nỗi niềm trong một cánh hoa
Chiều nghiêng, nghiêng cả cánh cò chân mây.
Sâu làm chi bấy giếng thơi Để cau trầu héo trong cơi nhà người.
Câu 4. Nêu và phân tích một số dẫn chứng cho thấy tỉnh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong văn học 'Việt Nam qua các thời kì.
a. Các thời kì của văn học Việt Nam:
+ Thời kì thứ nhất từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (thời kì này còn gọi là văn học trung đại): Văn học giai đoạn này phát triển dưới chế độ phong kiến. Những tác phẩm nổi tiếng mà chúng ta đã được học như Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi,... Đó là những tác phẩm sục sôi một lòng yêu nước mãnh liệt. Những câu thơ thần của vị tướng tài ba vang lên trên bờ sông Như Nguyệt đã khiêh cho quân Tông kinh hồn bạt vía. Đó không phải là chí khí quyết tâm của một người mà chí khí của cả một dân tộc: Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Hẳn trong tâm trí của mỗi chúng ta không bao giờ quên những lời văn như được viết ra từ gan ruột của vị chủ soái Trần Hưng Đạo: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dầu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Có những lời nào thông thiết hơn thế? Có những lời nào nghẹn ngào xúc động hơn thế? Tấm lòng của vị chủ tướng đã làm cho không chỉ lòng người mà đất trời cũng cảm động. Tấm lòng ấy như sóng triều dâng đã nhấn chìm quân xâm lược hung hãn nhất của dân tộc và của nhân loại lúc bấy giờ. Đến thế kỉ XV lúc giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, gây ra những tội ác tày trời nướng dân đen vùi con đỏ, vận nước hiểm nghèo. Đất nước lại vang lên tiếng kèn xung trận với một khí thế long trời lở đất: “Gươm mài đá đá núi phải mòn - Voi uống nước nước sông phải cạn - Đánh một trận sạch không kình ngạc - Đánh hai trận tan tác chim muông”. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, áng thiên cổ hùng văn mãi mãi để chúng ta tự hào. Năm 1858, khi tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp nổ ở cảng Đà Nẵng, đất nước lại đứng trước hoạ xâm lăng. Lần này, kẻ xâm lược mạnh hơn ta rất nhiều lần và cũng tàn ác hơn gấp bội. Thế nước lao đao:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
(Nguyễn Đình Chiểu)
Trước tình thế câp bách, những người nông dân nghĩa sĩ cần Giuộc chỉ bằng lưỡi dao phay, rơm con cúi, ngọn tầm vông đứng lên chông giặc, xông vào trận tiền với khí thế như vũ bão:
Kể đâm ngang, người chém ngược làm cho bọn Mã tà ma ní hồn kinh.
Bọn hề trước lũ ó sau trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.
(Nguyễn Đình Chiểu - Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)
Những người nghĩa sĩ cần Giuộc đã anh dũng hi sinh, nhưng tên tuổi của họ thì còn lại bất tử cùng với dân tộc và sông núi.
+ Thời kì thứ hai từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (thời kì này còn gọi là văn học cận đại); Văn học phát triển dưới chế độ thực dân phong kiến, có hai bộ phận văn học cùng song song tồn tại: bộ phận văn học hợp pháp (của các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới và các nhà văn thuộc nhóm Tự lực văn đoàn và hiện thực phê phán), bộ phận văn học không hợp pháp của các nhà cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh. Vì là công khai nên phải chịu sự kiểm duyệt khắt khe của thực dân Pháp. Tinh thần yêu nước ở bộ phận này không được thể hiện một cách công khai mà phải ẩn đi một cách kín đáo qua tình yêu thiên nhiên, lòng nhớ quê hương {Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh), hay sự bất hoà với thực tại (Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà), thái độ phản ứng với cảnh sông ngột ngạt tù túng của thân phận nô lệ (Nhớ rừng của Thế Lữ). Bộ phận văn học do các nhà cách mạng sáng tác đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc mạnh mẽ, chĩa mũi nhọn tấn công trực diện vào kẻ thù chính của dân tộc là bọn thực dân Pháp và bọn tay sai “liếm gót giày tây béo mượt đầu”, khơi ngọn lửa căm thù trong lòng mỗi người, khát vọng chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc (Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc, Gánh nước đêm của Á Nam Trần Tuấn Khải).
+ Thời kì thứ ba từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 (thời kì này còn gọi là văn học hiện đại): Văn học phát triển trong hoàn cảnh dân tộc tiến hành hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống đế quôc Mĩ.
Câu 5. Nêu những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong một tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại (ví dụ: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ) và một tác phẩm văn học hiện đại (ví dụ: “Lão Hạc” của Nam Cao, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố).
a. Văn học trung đại: “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ.
+ Ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của con người: Vũ Nương vừa xinh đẹp lại vừa hiếu thảo nết na, chờ chồng chăm sóc con thơ, phụng dưỡng mẹ già, đảm đang, chu toàn mọi việc.
+ Nói lên nỗi khổ đau của con người: một người phụ nữ hoàn thiện như Vũ Nương lại bị ngờ oan đến nỗi phải dìm mình xuống sông tự vẫn thật cay đắng, oan nghiệt.
+ Tố cáo những thế lực tàn bạo đã gây ra nỗi khổ đau cho con người: nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ đau của Vũ Nương là tư tưởng trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến, chiến tranh phi nghĩa và thói hồ đồ ít học của Trương Sinh.
b. Văn học hiện đại: “Lão Hạc” của Nam Cao
+ Ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của con người: Lão Hạc - một người cha thương con vô bờ, thương đến mức lão đã hi sinh sự sống của mình để giữ tài sản cho người con trai đi làm ăn xa được nguyên vẹn. Và cả việc hậu sự của mình lão cũng không muốn làm phiền luỵ đêh bà con làng xóm nên để tiền lại nhờ ông giáo lo liệu.
+ Tô" cáo xã hội thực dân phong kiến: qua cái chết thảm thương của lão Hạc, Nam Cao tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã bóp nghẹt cuộc sông của người dân lương thiện đẩy con người vào hoàn cảnh bi thảm khốn cùng.
+ Thể hiện lòng yêu thương và sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những con người có số phận bất hạnh.
B. Sơ LƯỢC VỀ MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC
Thể loại văn học là sự thông nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sông. Nhìn trên tổng thể, sáng tác văn học thuộc ba loại (hay loại hình) là tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận, chủ yếu sử dụng các phương thức nghị luận.
Thế là dạng thức tồn tại của tác phẩm văn học. Loại rộng hơn thể và bao gồm nhiều thể, nhưng cũng có những thể ở chỗ tiếp giáp của hai loại, mang những đặc điểm của cả hai loại.
Văn học dân gian có một hệ thống các thể loại khá phong phú, có thể xếp thành ba nhóm theo trình tự: tự sự, trữ tình và sân khấu dân gian.
Trong văn học trung đại đã hình thành một hệ thông thể loại khá hoàn chỉnh và chặt chẽ. Thơ Việt Nam thời trung đại sử dụng phổ biến nhiều thể thơ có nguồn gốc từ thơ ca Trung Quôc như cổ phong, Đường luật, mà hoàn chỉnh và tiêu biểu nhất là thể thất ngôn bát cú. Đồng thời, các thể thơ có nguồn gốc dân gian, dân tộc như lục bát, song thất lục bát cũng được sử dụng ngày càng phổ biến.
Văn xuôi thời trung đại có nhiều thể truyện, kí. Truyện dài thường được viết theo lối chương hồi. Truyện thơ có thể xem là một loại tiểu thuyết bằng thơ, kết hợp cả tự sự với trữ tình. Trong văn học trung đại còn có những thể loại chủ yếu mang chức năng hành chính như chiếu, biểu, hịch, cáo. Các thể này thuộc loại nghị luận.
Trong văn học hiện đại, các thể loại có nhiều biến đổi sâu sắc. Một số thể loại mới xuất hiện như kịch nói, phóng sự. Nhìn chung, thể loại trong văn học hiện đại hết sức đa dạng, linh hoạt và luôn biến đổi theo hướng ngày càng tự do, không bị gò bó vào các quy tắc cố định, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo của chủ thể sáng tác.