Soạn Văn 9: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

  • Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí trang 1
  • Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí trang 2
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
Dàn bài chung:
Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Thân bài:
+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
Kết bài: kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mói, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
• Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.
HƯỚNG DẪN TÌM Hiểu CÂU HỎI PHAN bài học
Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Câu a. Các đề bài (SGK, tr. 51 - 52) có hai điểm giông nhau: Thứ nhất là đều nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; thứ hai, đều là dạng đề mở, không bắt buộc làm theo một thể loại nhất định, có yêu cầu riêng (giải thích, chứng minh, bình luận).
Câu b. Một số đề bài tương tự:
Đề 1. Gia đình đốì với cuộc sông của con người.
Đề 2. Suy nghĩ của em về hạnh phúc.
Đề 3. Nghề em sẽ chọn.
Đề 4. Môi trường và cuộc sôhg của con người.
Đề 5. Lòng hiếu thảo.
Đề 6. Đức tính khiêm nhường.
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Gồm có các bước:
+ Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn bài.
+ Viết bài.
+ Đọc lại bài viết và sửa chữa.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Lập dàn bài đề 7: “Tinh thần tự học”
Mở bài: Giới thiệu mệnh đề và nêu ý nghĩa của tinh thần tự học.
Thân bài:
Giải thích nội dung mệnh đề, nêu cách hiểu thế nào là tinh thần tự học.
Những biểu hiện của tinh thần tự học (dẫn chứng).
Tác dụng của tinh thần tự học (dẫn chứng minh hoạ).
Kết bài:
Khẳng định sự cần thiết của tinh thần tự học.
Liên hệ bản thân.