Soạn Văn 9: Ôn tập về truyện

  • Ôn tập về truyện trang 1
  • Ôn tập về truyện trang 2
  • Ôn tập về truyện trang 3
  • Ôn tập về truyện trang 4
(Theo Lê Nguyên cẩn - Phân tích bình giảng tác phẩm văn học nước ngoài)
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
Câu 1. Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hỉện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu dưới đây:
STT
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Nội dung
1
Làng
Kim Lân
1948
Qua tâm trạng buồn nhớ của ông Hai phải xa làng đi tản cư, nỗi đau đớn của ông khi nghe tin làng mình theo giặc và tâm trạng sung sướng của ông khi tin làng theo giặc được cải chính, tác giả ngợi ca tinh thần yêu làng, gắn bó với cách mạng, với kháng chiến của người nông dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
2
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn
Thành
Long
1970
Tác giả miêu tả lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm việc một mình trên đỉnh núi cao, qua đó ngợi ca tinh thần lao động, sự hi sinh thầm lặng của những con người lao động bình thường đang ngày đêm xây dựng đất nứớc.
3
Chiếc
lược
ngà
Nguyễn
Quang
Sáng
1966
Chuyện kể lại cuộc gặp gỡ éo le của ông Sáu lúc ở căn cứ về và đứa con gái bé bỏng của minh, qua đó ngợi ca tình cha con cảm động, cao đẹp, lên án chiến tranh tàn khốc.
4
Bến
quê
Nguyễn
Minh
Châu
1985
Qua cuộc đời của nhân vật Nhĩ, Nguyên Minh Châu thể hiện những suy nghĩ, những trải nghiêm sâu sắc của mình về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người hãy trân trọng những vẻ đẹp và những giá trị bình dị, gần gũi của gia đình quê hương.
5
Những
ngôi
sao xa
xôi
Lê
Minh
Khuê
1971
Qua cuộc sống của Nho, Phương Định và Thao, Lê Minh Khuê làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Câu 2. Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó?
Các tác phẩm truyện trong bảng thống kê trên phản ánh đời sống tâm hồn của con người và đất nước Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chông Mĩ và sau chiến tranh: anh dũng, quật cường và bất khuất; hi sinh thầm lặng hết mình cho Tổ quốc.
+ Cuộc kháng chiến chông Pháp: Làng.
+ Cuộc kháng chiêh chông Mĩ: Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà,
Những ngôi sao xa xôi.
+ Cuộc sông con người sau chiến tranh: Bến quê.
Câu 3. Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai giai đoạn cuộc khảng chỉến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?
Các thế hệ con người Việt Nam yêu nước được miêu tả qua những nhân vật sau:
+ Ông Hai - một lão nông thiết tha yêu làng mình như người mẹ yêu con, tình yêu làng đó được đặt trong tình yêu nước và yêu kháng chiến.
+ Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là một con người giàu nghị lực, có tinh thần trách nhiệm cao. Một mình sông trên đỉnh núi cô độc nhưng anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, anh còn có công phát hiện ra đám mây khô giúp không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ. Anh là người tiêu biểu cho thế hệ thanh niên sống hết mình cho công việc, cho lí tưởng cao đẹp.
+ Hai cha con ông Sáu trong truyên ngắn Chiếc lược ngà tiêu biểu cho tình cha con thắm thiết. Bé Thu cứng cỏi, có phần bướng bỉnh nhưng rất nồng thắm trong tình cảm đối với cha mình. Ông Sáu là một người cha tha thiết yêu con, ngay cả những lúc ngặt nghèo nhất của cuộc sống, trái tim của người cha ấy vẫn luôn luôn hướng về đứa con thân yêu của mình.
+ Gan dạ, dũng cảm, đồng thời cũng rất hồn nhiên, lạc quan, yêu đời, đó là đặc điểm nổi bật của ba cô thanh niên xung phong ỡ tuyến đường Trường Sơn đầy hiểm nguy trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Câu 4. Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được
học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật.
(Xem lại các bài đã học và lựa chọn theo sở thích của mình)
Câu 5. Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng “tôi”)? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
Các tác phẩm truyện đã học được trần thuật theo hai ngôi:
+ Trần thuật theo ngôi thứ nhất: nhân vật xưng “tôi”, ưu thế của cách
trần thuật theo ngôi này là có tính thuyết phục cao, có điều kiện thể hiện chiều sâu nội tâm của nhân vật. Ớ kiểu này có các truyện: Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi.
+ Trần thuật theo ngôi thứ ba (gián tiếp): ưu thế là tạo nên sự khách quan. Kiểu trần thuật này khá phổ biến, tất cả các truyện còn lại đều được trần thuật theo ngôi này (Làng, Bến quê, Lặng lẽ Sa Pa...ỵ
Câu 6. ơ những truyện nào tác gỉả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc?
Khó nhất trong truyện ngắn là tạo dựng được tình huốhg truyện. Tạo dựng được tình huống truyện đặc sắc đã quyết định năm mươi phần trăm thành công của câu chuyện. Những truyện tạo dựng được tình huôhg đặc sắc: Làng, Chiếc lược ngà, Bến quê.