Soạn Văn 9: Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà)

  • Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) trang 9
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) trang 10
Bài 23
Mùa xuân nho nhỏ
Viếng lăng Bác
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà)
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 6 - NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
(Làm ở nhà)
Đề 1. Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vở bờ” (tiểu thuyết “Tắt đèn”) của Ngô Tất TỐ.
Bài tham khảo 1
Trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tô", chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì áp bức bóc lột mà chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục và trong nhiều trường hợp chị là người có thể nhẫn nhục chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuôi, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Chả thế mà ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám “tru tréo”, kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: “Khôn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng SƯU hở Trời”. Bị quăng từ đình làng về rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ biết khóc cho cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng: “Còn như mây đồng sưu, tuy có nóng thật, nhưng lo chưa kịp thì khất. Thịt người tanh chẳng ai ăn được, thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ chẳng phải lo lắng gì cả”.
Cảnh Tức nước vỡ bờ miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật một cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhịn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đẩy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
Trước thái độ hung hăng, những lời quát tháo hách dịch của cai lệ, chị Dậu run run. Chị sợ thì ít mà lo cho chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ là ông và xưng cháu. Chị van xin cầu khẩn thiết tha: “Hai ông làm phúc nói với ông Lí hãy cho cháu khất...”, “Khôn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông mắng chửi đến đâu cũng thế thôi. Xin ông trông lại!”. Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe doạ, thái độ của chị thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Đang xưng hô ông - cháu, chị Dậu đã chuyển qua ông - tôi với cai lệ. Người đàn bà bị đè nén uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt mình ngang hàng với cai lệ và cảnh cáo hắn: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuông thứ “mày” và ngang nhiên thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị Dậu đã quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng bất khuất với sức mạnh kì lạ. Chị túm cổ lấy cai lệ ấn dúi ra cửa, làm hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Giọng văn của Ngô Tất Tô' trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu trở nên thật khoẻ khoắn, quyết liệt biết bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác cũng trở nên hèn hạ và hài hước bấy nhiêu. Thấy chị Dậu quyết liệt quá, anh Dậu vừa run vừa kêu: “U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải ngồi tù, phải tội”. Nhưng tức nước thì tất yếu sẽ vỡ bờ. Nghe anh Dậu can, chị Dậu phẫn uất: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi chịu không được...”. Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giông như một lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật: có áp bức dứt khoát có đấu tranh.
{Theo La Khắc Hoà - Phân tích bình giảng văn 8)
Đề 2. Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài văn nêu lên suy nghĩ của mình về đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” của o Hen-rỉ.
Người phụ nữ bất hạnh bất lực trên giường bệnh, bất động trên chiếc giường sắt sơn, tạo ra ấn tượng về bức tranh được đóng khung treo tường. Không gian trở nên hẹp hơn, sự vật đi vào chiều tĩnh lặng. Duy đôi mắt người bệnh có dấu hiệu sự sông, song đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh đếm từng chiếc lá thường xuân đang rụng dần trong gió lạnh. Đó là biểu tượng của thước đo về cuộc đời của Giôn-xi: cô đã xây dựng cho mình một niềm tin bất hạnh: cô sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuông.
Câu chuyện của Giôn-xi, được Xiu - cô bạn lớn tuổi hơn là người đang CƯU mang Giôn-xi, nói lại với cụ Bơ-men. Cụ là một hoạ sĩ nhưng là một người thất bại trong nghệ thuật. Bởi lẽ “cụ múa cây bút vẽ đã bốn mươi năm mà vẫn chưa với tới được gấu áo vị nữ thần của mình”. Nhưng cụ “luôn có ý định vẽ một bức tranh tuyệt tác”, cho dù “cụ chưa bao giờ bắt đầu cả”. Cụ kiếm tiền bằng cách “bôi bác một ngành buôn bán hay quảng cáo”, hoặc “ngồi làm mẫu cho các nghệ sĩ trẻ”. Dù vậy cụ vẫn luôn luôn nói về “tác phẩm kiệt tác sắp đến tới”. Điều đáng quý ở cụ là hay “chế nhạo sự mềm yếu của bất kì ai” và tự coi mình “là một con chó xồm lớn chuyên canh gác cửa bảo vệ cho hai nữ hoạ sĩ trẻ” Giôn-xi và Xiu.
Câu chuyện về cuộc đời yếu đuôi và mong manh như chiếc lá giữa cơn phong ba của Giôn-xi đã được cụ Bơ-men tiếp đón bằng sự “khinh bỉ và nhạo báng”. Song bất chấp thái độ của cụ già, căn bệnh của Giôn-xi vẫn không hề thuyên giảm. Và cụ già “nhỏ bé dữ tợn” đã hứa một cách trịnh trọng qua mùi rượu “sặc sụa”: “Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất...”.
Một ngày mới lại về, Giôn-xi “thều thào và ra lệnh” kéo chiếc màn xanh để cô ta nhìn ra ngoài, cho dù Xiu không muôn và phải “làm theo một cách chán nản”. “Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây... Chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”.
Hôm sau “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Và Giôn-xi chợt hiểu ra: “Có một cái gì đấy làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cô thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”. Và hi vọng một ngày nào đó “sẽ được vẽ vịnh Na-plơ” lại trỗi dậy trong cô. Nhựa sống lại lên men, nghị lực mầm sông lại hồi sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã chiến thắng.” Điều gì đã khiến Giôn-xi khoẻ lại? Có thể một phần do thuốc men phát huy có hiệu lực, có thể có một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu. Hẳn là thế, nhưng bao trùm lên tất cả, cái đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dần về cõi hư vô là chiếc lá cuô'i cùng trên bức tường đôi diện phòng với họ — “chẳng bao giờ rung rinh và lay động khi gió thổi”, bởi đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã đổi bằng cuộc sống của chính mình. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá vàng úa, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ xanh xao, trả lại niềm tin nghị lực cho người yếu đuối. Nghệ thuật chân chính mang trong nó chức năng sinh thành và tái tạo. Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sông, nó mở đường cho những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ. Vì thế, hình tượng cụ Bơ-men cho dù chỉ phác hoạ, nhưng vẫn sông mãi trong lòng người đọc bởi cụ đã tạo ra kiệt tác bằng màu xanh hi vọng, bằng chất liệu nhân đạo truyền thông được kết tinh trong tiến trình lịch sử. Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hi vọng hồi sinh.
(Theo Lê Nguyên cẩn - Phân tích bình giảng văn học nước ngoài)
Đề 3. Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” (“Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng).
Bài tham khảo
Qua nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng, tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy rằng chất liệu chủ đạo mà ông sử dụng cho sáng tác của mình được lấy từ cuộc sống của những con người khôn khó hay của chính ông. Hồi kí Những ngày thơ ấu của ông là một trong những tác phẩm như vậy. Tình mẫu tử như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đoạn trích Trong lòng mẹ của hồi lư này.
Mẫu là mẹ, tử là con. Tình mẫu tử là tình yêu thương chăm sóc của mẹ dành cho con, là sự kính trọng biết ơn của con dành cho mẹ. Tất thảy những tình cảm đó tưởng chừng như bình thường, vậy mà dưới ngòi bút của Nguyên Hồng, nó lại trở nên cụ thể, máu thịt, từ sự kết nối đó tạo nên ba chữ tình mẫu tử. Và trong đoạn trích này, tình cảm thiêng liêng đó được phát triển và trở thành đỉnh điểm của tình cảm con người.
Ngay từ đầu đoạn trích, với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, nhà văn đã tạo nên tình huống đôi thoại giữa nhân vật người cô và
chú bé Hồng. Những lời nói cay độc và đay nghiến của cô đã khiến cho chú bé Hồng bộc lộ lòng yêu thương mẹ cháy bỏng khi người mẹ đáng thương đó phải đi tha phương cầu thực ở đất khách quê người.
Có thể thấy ngay từ câu hỏi đầu tiên, người cô đã trút lên đầu đứa cháu tội nghiệp những lời mỉa mai cay độc: “Mày có muôn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”. Với nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò đó, người cô đã đánh trúng vào nỗi đau đớn phải xa mẹ của chú bé. Người cô ruột đó đại diện cho sự lạng lùng nghiệt ngã của những hủ tục phong kiến, cho nên sẵn sàng nói cho sướng miệng, cho hả dạ, không mảy may nghĩ đến nỗi đau đớn của đứa cháu đáng thương. Hai anh em mới mấy tuổi đầu mà đã mồ côi cha, mẹ đi biệt xứ. Không được sông trong tình yêu thương, em phải sông trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, sự khinh ghét của người cô ruột. Có thể nói cuộc sống quanh em là những khổ đau và bất hạnh. Muôn Hồng khinh ghét, ruồng rẫy mẹ, bà ta đã không từ một thủ đoạn nào để làm cho đứa cháu ruột của mình phải đau đớn, tuyệt vọng.
Trong hoàn cảnh đó, tình yêu mẹ đã khiến cho em không dễ bị những rắp tâm dơ bẩn của người cô đánh lừa. Em yêu thương mẹ bằng nguyên vẹn trái tim mình. Không gì có thể khiến cho em thay lòng đổi dạ và em khẳng định “cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”. Câu trả lời đó thật cứng cỏi, thật chắc chắn bởi nó được thốt ra từ chính miệng em, từ chính trái tim, lòng yêu quý, sự tin tưởng mà em dành cho mẹ mình.
Suốt cả đoạn trích, ta thấy cậu bé với bản năng tự vệ, phải gồng lên kín đáo để bảo vệ người mẹ đang biệt xứ nơi xa. Nhiều lúc chú bé phải “cười trong nước mắt”, lúc khác lại “nước mắt ròng ròng”. Những giọt nước mắt đó là nỗi đau, là sự day dứt mà chú bé phải hứng chịu thay cho mẹ, khác nào giơ vai ra đỡ những nhát dao đâm vào mẹ. Có thể thấy trong tâm hồn em đang có một sự đấu tranh quyết liệt. Em mong muôn bảo vệ mẹ để không ai xen vào tình cảm mẹ con, để niềm tin vào ngày đoàn tụ trong em không bao giờ tan vỡ. Em muốn cùng mẹ đối mặt với lễ giáo phong kiến, em không muôn mẹ mình cứ phải sông chui sông lủi, giấu giếm như một kẻ ăn cắp. Đứa trẻ đó có một mong ước cháy bỏng: “giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi như một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Chỉ có tình cảm mẫu tử thiêng liêng mới tạo cho bé Hồng sức mạnh lớn lao ấy.
Ở cuối đoạn trích, cảnh hai mẹ con Hồng đã được gặp nhau là trường đoạn thấm đẫm tình yêu thương, trìu mến của tình mẹ con. Thoáng thấy bóng mẹ, em đã cất tiếng gọi. Hồng đã run rẩy vì sợ bị nhầm. Hình ảnh so sánh sự sợ sệt đó với “người bộ hành đi trên sa mạc” thật là sâu sắc. Tiếng gọi của Hồng như xé tan không gian u ám của sự xa cách. Hồng được mẹ ôm vào lòng, hơi ấm của mẹ đã xua tan những nỗi đau từ trước, trái tim rạn nứt đó đã trở nên lành lặn, khoẻ mạnh. Mọi rắp tâm tanh bẩn dường như không còn tồn tại nữa mà thay thế vào đó là tình mẫu tử đẹp đẽ và chứa chan niềm hạnh phúc: “gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Được cảm nhận tình thương, được ngửi thấy “hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra...” - những thứ thật bình thường vậy mà đôi với Hồng là những điều thật thiêng liêng. Đây được coi là đỉnh điểm của tình mẫu tử ở trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Cảm ơn Nguyên Hồng, ông đã giúp cho ta cảm nhận được tình mẹ con sâu nặng, tình mẫu tử cao quý thiêng liêng.
(Nguyễn Thị Bích Ngọc, lớp 9N,
Trường THCS Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Sđd)
Đề 4. Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
Bài tham khảo 1
Kim Lân là nhà văn được mệnh danh là “con đẻ của đồng ruộng, là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với cái thuần hậu nguyên thuỷ của đời sôhg nông thôn”. Đúng vậy, đọc các tác phẩm của ông, ta thấy được cái hồn quê đậm đà trong người trong cảnh mà tác phẩm Làng là một minh chứng cho điều đó. Tác phẩm miêu tả diễn biến tâm trạng đau đớn của ông Hai - một người nông dân bình dị khi nghe tin làng mình theo giặc và niềm vui sướng đến tột cùng khi tin làng theo giặc được cải chính.
Đặc điểm nổi bật ở ông Hai là niềm thương nhớ làng thật sâu sắc, mãnh liệt. Buộc phải đi tản cư xa làng, lòng dạ ông như lửa đốt, cứ thấp thỏm không yên. Ông lão cứ nằm vắt tay lên trán mà lo cái chòi gác đặt ở đầu làng đã dựng xong chưa, những đường hầm bí mật giờ này đã đào xong chưa, hơn cả lo trồng những gốc sắn để cho gia đình chống đói sang năm. Người thì ở nơi tản cư mà lòng dạ ông thì lại để ở ngôi làng Chợ Dầu, hướng về nó với nỗi niềm tha thiết: “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” Ngày nào ông cũng đi lên phòng thông tin để nghe ngóng về tình hình chiến sự đang xảy ra. Thật tội nghiệp vì không biết đọc nên ông cứ “đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm”, “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá” khi nghe tin quân ta thắng lớn. Thật hiếm có một tình yêu làng, nhớ làng nào lại tha thiết như ở ông Hai.
Tình yêu làng đó được đặt vào tình huống thử thách dữ dội. Đó là lúc ông Hai nhận được tin dữ làng mình theo giặc. Tác giả đã miêu tả gương mặt và cảm giác của ông lúc đó: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được... giọng lạc hẳn đi”. Có lẽ đối với ông lúc này trời đất như đang quay cuồng sụp đổ. “Ông cúi gằm mặt mà đi” xót xa đau đớn tủi nhục. Ngôi làng mà ông tự hào, yêu mến như đứa con của mình đã phản bội lại lòng tin và sự mong mỏi của ông. “Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giông Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Không chỉ riêng ông Hai mà cả bà Hai và những đứa nhỏ cũng đều “cúi xuống bần thần”, “không ai dám cất tiếng lên nói, cả đến nhìn nhau họ cũng không dám nhìn nữa”, không khí nặng nề như có đám tang. Bà chủ nhà thì doạ sẽ đuổi không cho ở nữa. Gia đình ông ở trong thế cùng không biết đi đâu để làm ăn sinh sông, đến đâu cũng nghe những lời xì xầm bàn tán “Việt gian”, “cam nhông”... thế nhưng về làng thì nhất quyết không về bởi về làng là theo giặc, là “làm nô lệ cho thằng Tây”, là phản bội kháng chiến. Như vậy, tình yêu làng của ông Hai nói riêng và của những người nông dân sau Cách mạng tháng Tám nói chung đã được đặt lên tầm cao mới: yêu làng gắn với tình yêu kháng chiến, tình yêu Cách mạng, ủng hộ và đi theo cụ Hồ. Ông tin rằng “anh em đồng chí biết cho bố con ông”, “cụ Hồ ở trên đầu trên cổ xét soi cho bố" con ông”. Hình ảnh ông Hai ôm đứa con nhỏ mà nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má” sẽ còn đọng lại trong tâm trí người đọc rất lâu về tấm lòng của người dân đi theo kháng chiến của một thời kì lịch sử hào hùng oanh liệt.
Càng đau khổ khi tin làng theo giặc bao nhiêu thì ông Hai càng sung sướng, hạnh phúc khi tin làng theo giặc được cải chính bấy nhiêu: “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cái cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”, giọng nói hào sảng phấn khởi, ông còn mua quà cho các con để chúng nó cùng được chia sẻ niềm vui. Ông tất tả đi từ nhà này sang nhà khác để cải chính tin đồn làng ông theo giặc: “toàn là sai sự mục đích cả”. Chưa có người nào nói về ngôi nhà của mình bị cháy lại hứng khởi như ông Hai bởi lẽ từ ngôi nhà cháy rụi của ông danh dự của làng Chợ Dầu đã được hồi sinh. Ông Hai đã đặt danh dự của làng lên trên tài sản vật chất cá nhân của bản thân và gia đình. Đó là tấm lòng yêu nước tuyệt vời của người nông dân trong kháng chiến chông Pháp.
Bằng việc tạo tình huông truyện đặc sắc và cách miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết cụ thể, Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai rất chân thực sinh động, gần gũi với đời sống hàng ngày. Ta có cảm tưởng ông Hai như từ trang đời bước thẳng vào trang sách, thân quen gần gũi đến lạ.
Qua nhân vật ông Hai, ta thấy được tình yêu làng, yêu quê hương của những người nông dân sau Cách mạng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tình yêu ấy gắn liền với tình yêu kháng chiến, yêu Cách mạng, gắn với trách nhiệm của người nông dân. Đọc truyện ngắn Làng, ta càng hiểu thêm vẻ đẹp của cha ông ta trong quá khứ để ta sống tốt hơn cho hiện tại, hun đúc niềm tin vào sức mạnh của quần chúng.
Bài tham khảo 2
Tình yêu làng xóm quê hương là một phẩm chất truyền thống của người Việt Nam đã được thể hiện rõ trong tác phẩm văn học. Trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, nhân vật ông Hai vừa có lòng yêu nước tha thiết như truyền thông vôh có của người Việt Nam lại vừa có những nét mới mẻ đáp ứng không khí sôi nổi quyết tâm của toàn dân tham gia kháng chiến kiến quốc lúc bấy giờ.
Cũng như bao người nông dân khác sông êm ả sau luỹ tre làng, ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình với tình yêu thật đặc biệt. Tình cảm đó trong ông biểu hiện qua tính hay khoe về cái hay, cái đẹp của làng quê mình cứ như không đâu bằng được như vậy. Ông khoe về làng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. ông nói về sự giàu có và trù phú của làng mình với một niềm say mê và náo nức lạ thường: “hai con mắt ông sáng lên, cái mặt chuyển biến...”. Ông kể về cái làng của ông như một người nông dân tự hào về những thửa ruộng xanh ngút ngàn do chính tay mình cày cấy, như một người mẹ tự hào về đứa con yêu của mình thành đạt. Thật là một tình cảm chân tình mộc mạc, đáng trân trọng vô cùng. Tất cả những điều đáng kiêu hãnh đó đã chứng tỏ rằng người nông dân trong làng ông đều là những con người cần cù lao động, có ý thức đóng góp cho quê hương mình ngày càng giàu đẹp. Những phẩm chất đáng quý đó không chỉ của riêng người nông dân làng Chợ Dầu mà còn là của những người dân Việt Nam trên muôn vàn làng quê khác.
Sau Cách mạng, khi đã được giác ngộ ý thức giai cấp, tình yêu làng của ông Hai có những biến đổi sâu sắc. Nếu trước kia ông coi làng là cái “sinh phần của cụ Thượng”, là niềm hãnh diện trước con mắt ngạc nhiên của dân làng khác thì giờ đây ông đâm ra căm thù với nó vì “cái làng đó làm khổ ông, nó còn làm khổ biết bao nhiêu người trong làng này nữa”. Ông còn biết tham gia tự vệ để chiến đấu chông Pháp bảo vệ làng quê, và còn làm nhiều việc khác để phục vụ cho kháng chiến.
Khi phải xa làng đi tản cư, ông lão cũng nghĩ rằng: “tản cư cũng là kháng chiến”. Xa làng, khi nghe tin giặc đánh Chợ Dầu, ông đã hỏi ngay: “Ta giết được bao nhiêu thằng?”. Câu hỏi đó đã thể hiện quyết tâm chống giặc, góp một trận đánh nhỏ cho chiến trường chung của cả nước. Lòng yêu làng, nhớ làng trở thành sự quan tâm tới chiến sự, tới chính phủ của Cụ Hồ. Đó là biểu hiện cao đẹp về lòng yêu nước của những người dân quê Việt Nam trong kháng chiến chông Pháp xâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc.
Đến đây ta thấy rằng tình cảm làng xóm đầy tính truyền thông của người dân quê Việt Nam từ bao đời nay đã mang những nét mới của thời đại. Ông Hai khoe về làng trong cuộc kháng chiến chông Pháp của đất nước chính là ông đã đặt làng trong phong trào Cách mạng chung. Đó là cơ sở để ông Hai tự hào về sự hoà nhập cuộc chiến đấu bảo vệ làng, không theo địch của làng Chợ Dầu với cuộc kháng chiến vĩ đại của đất nước. Đây là điều mới mà Cách mạng đã đem lại cho ông. Nét đẹp này đã tạo nên bản lĩnh vững vàng để nhân vật có thể trải qua nhiều bão tố và thể hiện tình yêu làng, yêu nước không đổi thay.
Thử thách đầu tiên xảy ra trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đó là khi làng Chợ Dầu theo giặc - tuy chỉ mới phong thanh từ miệng mấy người dân tản cư cũng đủ khiến ông vô cùng bàng hoàng đau đớn. Hàng loạt diễn biến tâm trạng giằng xé tâm can ông. “Da mặt tê rân rân”, “cổ nghẹn ắng hẳn lại” chứng tỏ rằng ông đang đi tới cực điểm của sự đau khổ và mất hết niềm tin. Nhớ làng, mong được về làng đến khắc khoải, đau đớn, vậy mà lúc này người nông dân chân chất này đã thốt lên những lời đau xót: “Làng thì yêu thật, nhưng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Từ trong tâm thức, ông Hai không cho phép làng đi ngược lại với lí tưởng của nhân dân, đất nước, đi ngược lại với cuộc kháng chiến của dân tộc.
Mặc dù dằn lòng nhưng suy nghĩ tình cảm với làng Chợ Dầu như ngấm vào máu thịt của ông. ông hỏi con quê ở đâu chỉ cốt để nhắc đến làng Chợ Dầu của ông. Ông thủ thỉ tâm sự rồi khóc với đứa con bé bỏng cũng chính là để khẳng định lại lòng trung thành tuyệt đốì của mình với Cách mạng, với Cụ Hồ. Mỗi việc ông làm, mỗi lời ông nói, mỗi biểu hiện dù nhỏ nhất trong tâm trạng ông lúc này đều chứng tỏ lòng yêu làng xóm của người nông dân đã có những chuyển biến sâu sắc về nhận thức cách mạng, nhận thức giai cấp.
Lần thử thách thứ hai là khi nghe tin cải chính về làng Chợ Dầu. ông như được hồi sinh, sung sướng như trẻ con bô bô đi khoe khắp nơi. Những mất mát do giặc gây ra với làng Chợ Dầu và gia đình ông được ông mang đi khoe như những bằng chứng về lòng trung thành của mỗi người nông dân làng ông đối với Cách mạng.
Ông Hai là điển hình cho người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, có lòng yêu làng tha thiết, hoà vào tình yêu nước thiêng liêng sâu sắc. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả ngôi nhà, kể cả làng quê yêu dấu, tổ ấm của mình cho kháng chiến.
Truyện ngắn Làng đã thể hiện cái nhìn mới mẻ, đúng đắn của nhà văn Kim Lân về người nông dân trong cuộc kháng chiến chông Pháp trường kì và anh dũng. Ớ đó, lịch sử hào hùng của đất nước đã lay động trái tim chân thật của mỗi người, khiến cho những phẩm chất đáng quý trong tâm hồn họ trở nên tốt đẹp hơn, cao quý và sâu sắc hơn.
(Đào Phan Vũ Hồng Vân, lớp 9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Theo Hướng dẫn Tập làm vãn 9,
Vu Văn Nho chủ biên )