Soạn Văn 9: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

  • Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trang 1
  • Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trang 2
  • Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trang 3
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:
Mở bài: giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nến nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).
Thân bài: lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nếu lên dược các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, dánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học
Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Câu a. Tám đề văn trong SGK trang 79 — 80 đều có cấu tạo giống nhau là yêu cầu người viết phải nêu lên cảm nhận suy nghĩ của mình về một đoạn thơ hoặc bài thơ. Những bài trong đề ra đều là những bài đã được học trong chương trình.
Câu b fSGK).
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Câu a.
+ Các phần của văn bản:
Mở bài (từ đầu đến “thành công khởi đầu rực rỡ”): giới thiệu về nhà thơ và bài thơ.
— Thân bài (từ “Nhà thơ đã viết” tới “thành thực của Tế Hanh”): phân tích vẻ đẹp của hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.
Kết bài (phần còn lại): nêu lên giá trị của bài thơ đối với người đọc trong việc bồi đắp tình yêu quê hương.
+ Cách dẫn dắt, khẳng định các suy nghĩ, ý kiến'. Tác giả nêu lên những nhận xét, đánh giá khái quát, sau đó nêu dẫn chứng và phân tích.
Câu b. Văn bản có sức thuyết phục bởi:
+ Hệ thông luận điểm rõ ràng, hợp lí.
+ Người viết đã đưa ra những nhận xét, những cảm thụ của riêng mình.
+ Giọng văn truyền cảm, lôi cuốn.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
“Nếu đặt tiêu đề cho khổ một thì có thể gọi tên: Bước chân của mùa thu đang ngập ngừng trước cửa.
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
Một chút ngập ngừng hương ổi trong cơn gió đầu mùa (gió se). Cái ấm và cái lạnh giao nhau. Còn gì ấm áp, nồng nàn bằng hương hoa vườn tược, với trái ngọt mùa màng. Nó đánh thức tuổi thơ. Nó xôn xao hoài niệm. Đột ngột và trẻ trung, câu thơ mang hai tầng nghĩa: tầng nghĩa thứ nhất là những gì nhận thấy (hướng ngoại), tầng nghĩa thứ hai là những gì tự thân (hướng nội). Nhưng một thứ hương ổi hào phóng vô tư bỗng vì sao chững lại ở ngay câu thơ sau đó “Phả vào trong gió se”? Vì mùa hạ đã lặn vào quả ngọt, đã dâng hiến hết mình. Cơn gió bây giờ chỉ còn xào xạc, hiu hắt. Nó se lạnh hao gầy. Trạng thái phân đôi là tất yếu. Hai câu thơ như một thoáng chóc bâng khuâng. Sự bối rối tràn vào hai câu thơ dưới, dù không còn “hương ổi”, “gió se” mà là:
Sương chùng chình qua ngõ
Thấp thoáng một vạt sương thu mờ ảo nhưng không phải thức ngủ chập chờn. Nó “chùng chình” nửa ở nửa đi nghĩa là chính nó cũng phải phân vân, vô định. Sương đang lưu luyến đợi chờ ai hay tiếc nuối một cái gì. Chính cái mơ hồ ấy có sức khám phá và khơi gợi toạ độ thời gian không rõ nét: “Hình như thu đã về”. Thành công của khổ thơ không phải là tả cảnh, mà chính sự rung rinh cảm nhận một cái gì như có như không. Ây là những giây phút đầu tiên của mùa thu chợt tới, nó chợt tới trong ngơ ngác bâng khuâng. Cái hay trong cảm nhận ấy lại kết hợp một cách hồn nhiên với vẻ đẹp làng quê của ngàn năm cổ tích đầy ắp những hương ổi, hương cau, đường làng ngõ xóm,... thân mật đơn sơ.”
(Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo, Bình giảng văn 9)