Soạn Văn 9: Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội

  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 9
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 10
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 11
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 12
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 13
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 14
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 15
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội trang 16
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 5 - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1. Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dăn Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.
Bài tham khảo 1
HỒ CHÍ MINH - NHÂN CÁCH CỦA MỌI THỜI ĐẠI
CHO MỌI THẾ HỆ
... Hồ Chí Minh là người mà tôi dành nhiều thời gian nhất trong cuộc đời nghiên cứu lịch sử của tôi để tìm hiểu cho được đích thực tính cách của Người. Tôi thuộc thế hệ con cháu của Bác Hồ Chí Minh. Cho phép tôi được ca ngợi lời muộn mằn của hậu thế.
Tôi đã tự bỏ “tiền túi” để từ Mĩ sang Pháp, Liên Xô cũ... những nơi Bác Hồ đã đặt chân tới đó, để tìm những di tích góc về Hồ Chí Minh. Tôi ở Liên Xô (cũ) một thời gian tương đối dài để nghiên cứu về Bác. Rồi đến các đảo lửa vùng đông bắc châu Mĩ, nơi Bác Hồ đã đi tàu xuyên đại dương đến đó. Tôi quyết tâm đi tìm được lai lịch văn hoá của Hồ Chí Minh, mặc dù ngày đó người ta chưa thừa nhận Người là danh nhân văn hoá thế giới. Khi tôi đến Luân Đôn để tìm hiểu thì rất rõ Nguyễn Ái Quốc kết thân với một sô" đại văn hào, các nghệ sĩ danh tiếng như Rô-manh, Đác-uyn, vua hề Sác-lô... Theo kết quả tìm hiểu của tôi thì Người biết khá sành sỏi 12 thứ tiếng.
Tôi xin ca ngợi lời ca đẹp nhất về Người, tôi ngưỡng mộ Người bằng cả đầu óc khoa học của tôi, đồng thời bằng cả trái tim của người con gái hậu thế.
Khi tôi đã yêu Người và tôn kính Người ở góc độ khoa học, thì tôi nghĩ ngay đến tượng Thần Tự Do của quê hương tôi. Là nhà sử học, tôi đã lật ra xem những trang ghi cảm tưởng của mọi chính khách khi họ đêh tham quan, chiêm ngưỡng và ca ngợi Thần Tự Do. Nguyễn Tất Thành khi đến Niu Yoóc cũng đến chiêm ngưỡng Thần Tự Do. Mọi chính khách đều ghi cảm tưởng bằng những lời ca ngợi “ngôi sao tảo sáng trên vòng nguyệt quế”, “ánh sáng tự do”... duy chỉ có Nguyễn Tất Thành đến xem Thần Tự Do, nhưng chỉ nhìn xuống chân tượng, và ghi: “Ánh sáng trên đầu Thần Tự Do toả rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng Thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”.
Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành nhìn xuôhg chân tượng Thần Tự Do và ghi những ý kiến trên. Nguyễn Tất Thành nhìn số phận con người, không chiêm ngưỡng hào quang toả sáng từ bức tượng. Chính vì thế mà hôm nay tôi đến đây tìm con người này - Hồ Chí Minh, để xem giữa lời nói và việc làm của Người có tương phản không.
Hồ Chí Minh quả thật là con người nói và làm đi đôi. Tôi đã được phép vào nhà ở của Người, lục tìm tư trang của Người. Người không có của riêng. Thật rất lạ và rất hiếm... Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành ghi và làm những điều trên khi mình còn lầm than, rồi khi làm Chủ tịch nước 24 năm, cho đến lúc qua đời...
Hồ Chí Minh là một người cộng sản vĩ đại, là một siêu nhân. Người càng vĩ đại hơn ở chỗ Người là một con người bình thường, sông hoà lẫn vào trong cuộc sống của xã hội chứ không phải siêu phàm. Tôi đọc nhiều tư liệu về Người và biết Người được nhiều phụ nữ yêu. Bà La-rét (Pháp) theo đuổi Nguyễn Ái Quốc nhiều năm. Trong những đêm đi họp chi bộ về, hai người đi bên nhau bên bờ sông Xen, bà tỏ tình mà Nguyễn Ái Quôc không mềm lòng. Khi bà qua đời để lại cuốn nhật kí và hiện giờ con gái bà đang giữ. Tôi đã được đọc cuốn nhật kí đó. Con gái bà nói với tôi: “Mẹ tôi yêu Nguyễn Ái Quốc”. Đấy, tôi phải tìm cho được những bằng chứng như vậy mới đủ cơ sở khẳng định nhân cách một con người của thời đại. Đúng, Hồ Chí Minh là nhân cách của thời đại.
Tôi cũng đến khách sạn Bô-xtơn ở đông bắc nước Mĩ, nơi Nguyễn Tất Thành ở đó làm thợ nặn bánh mì gần một năm trời; và sau này, chính các nhà
đại văn hào châu Âu qua Mĩ đều ở khách sạn này. Nguyễn Tất Thành đã ghi lại tên tất cả những chính khách đến ở trong khách sạn. Ở đây có một cô gái quốc tịch Mĩ, gốc Pháp tên là Cô-lét đã yêu say đắm Nguyễn Tâ't Thành. Nguyễn Tất Thành rất thích nghe hát và xem kịch, nhất là kịch cổ điển. Được biết Nguyễn Ái Quổc rất yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ thuật phong phú, Cô-lét khuyên dụ Người đi với bà và tỏ ý muôn kết hôn, nhưng Người đã tìm cách an ủi Cô-lét để từ chối bởi Nguyễn Tất Thành rời nước không phải để hoạt động chính khách mà Người đi tìm đường cứu nước. Sau đó một thời gian Cô-lét trở thành một nhà văn lớn có tên tuổi, và bà kể lại tâm sự của Nguyễn Tất Thành: “Nếu tôi muôn có một văn bằng thì tôi đã đi thi năm 1904 ở trong nước, vì lúc đó tôi có một người con gái quê nhà yêu mà đành bỏ lại trên bến cảng để ra đi”...
Tôi không coi vấn đề này quan trọng, tuy vậy thời gian tôi đến Liên Xô cũ, tôi cũng biết có một cô gái Nga yêu Người, yêu tới mức bà ta không lấy được Nguyễn Ái Quốc, đã suốt đời ở vậy cho đến già rồi chết. Có một nhân chứng người Nga, được bà người Nga đó tâm sự, kể lại với tôi rằng: “Hai người yêu nhau nhưng không dám lấy nhau. Nguyễn Ái Quốc nói lấy vự thì phải để lại địa chỉ, phải có con, phải có trách nhiệm làm chồng làm cha và rồi thế nào mật thám cũng phát hiện ra. Cho nên Nguyễn Ái Quốc không lấy vợ và tôi cũng không lấy chồng”.
Như vậy, ta thấy Bác Hồ là một người như mọi người, cũng khát vọng tình yêu, cũng mong muôn có một mái ấm gia đình... Nếu có ai đó cho rằng những điều đó là bé nhỏ làm cho Bác Hồ kém vĩ đại đi là không đúng, vì chính những cái đó tôn thêm Bác càng vĩ đại, nhát là trong thời đại hiện nay.
Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh. Nền văn minh nhân loại thế kỉ XX tự hào có một vĩ nhân, được cả thế giới phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng giải phóng dẫn tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương về nhân cách một con người thời đại cho mọi thế hệ tiếp sau.
(Theo J. XTIN-SƠN, Bản lược dịch của N.H)
(Bà J. Xtin-sơn, nhà sử học Mĩ, đã tự bỏ tiền túi ra bôn ba vòng quanh thế
giới theo dấu chân của Bác Hồ đã bôn ba đi tìm đường cứu nước ‘‘để tìm những chứng tích gốc” về Hồ Chí Minh. Bà đã tìm được nhiều tư liệu mới. Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ đã giới thiệu một sô' chi tiết trong những tư liệu đó, qua bài viết của bà sau khi đến Việt Nam.)
Bài tham khảo 2. Cảm nghĩ về thơ văn của Hồ Chí Minh
THƠ HỒ CHÍ MINH - VẺ ĐẸP HÀI HOÀ TRONG sự GIẢN DỊ
... Thơ Hồ Chí Minh không chỉ gắn liền với quãng đời hoạt động cách mạng hết sức quan trọng của vị lãnh tụ trong một giai đoạn lịch sử có biến cố cực kì to lớn trên đất nước ta, mà điều đặc biệt có ý nghĩa là ở chỗ, những tác phẩm thơ ca này chứa đựng và kết tinh hương tâm hồn, tư tưởng, trí tuệ và phong cách của con người vĩ đại và giản dị Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn như sự tôn vinh của toàn thế giới. Thơ của Hồ Chí Minh đã và sẽ còn tiếp tục làm rung động tâm hồn, trí tuệ hàng triệu hàng triệu người đọc đủ mọi tầng lớp xã hội, lứa tuổi ở trong nước và trên thế giới, thuộc các thế hệ hôm qua, hôm nay và mai sau. Không thể nào nói đủ được, dù chỉ một phần nhỏ những cảm xúc mạnh mẽ, rung động sâu xa, suy nghĩ mới mẻ của các độc giả, từ bạn đọc bình thường, đến các nhà thơ, nhà hoạt động xã hội, nhà nghiên cứu... khi được tiếp cận thơ Hồ Chí Minh.
Nhà thơ Pierơ Xơgớc, Giám đốc một nhà xuất bản lớn ở Pháp, sau khi đọc bản dịch Nhật kí trong tù đã viết trong thư gởi Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những bài thơ ấy đã xáo trộn cả tâm hồn tôi”. Nhà thơ Cu Ba Phêlích Pita viết: “Đi vào Nhật kí trong tù, cái toà nhà bằng ngôn ngữ vững chắc và đẹp, người ta có cảm giác như mỗi bước đi đều chạm vào cái gốc rễ sâu xa của một trong những con người kì diệu ít có, những con người như những tảng đá lớn làm nền cho nhân loại”.
Đọc thơ Hồ Chí Minh, ai cũng cảm thấy như Xuân Diệu nói, rất dễ mà lại khó. Dễ vì thơ nói những điều rất gần gũi, dễ hiểu với mọi người, chẳng có gì xa lạ, càng không rắc rối, cầu kì, không cả đến sự uyên bác. Nhưng khó, vì rất khó đạt đến sự thấu hiểu những ý tứ sâu xa và cảm nhận được những giá trị nhiều mặt của mỗi bài thơ, câu thơ của Bác. ơ đây, không phải chỉ bằng vốn tri thức văn hoá, hiểu biết đời sống là đủ mà còn cần đến kinh nghiệm và sự trải nghiệm của mỗi người đọc, và điều quan trọng hơn, có ý nghĩa quyết định là ở tâm thế tiếp nhận. Nhà thơ Xuân Diệu bằng kinh nghiệm của minh khi đọc thơ Bác, đã nêu lên rất đúng đắn vấn đề có ý nghĩa “phương pháp luận” ấy: “Phải ở trong cái không khí cao, sáng của trí tuệ này, phải nôi liền mạch với trái tim rất nhân đạo này thì mới nhận được hết các chất thơ quý này. Người xưa nói: “đôi diện đàm tâm”, nghĩa là mặt nhìn nhau, miệng không nói, mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao, rất sâu, đàm tâm với nhau được thì “thâ'm thìa không bờ”. Như vậy, để đi vào được thế giới thơ Hồ Chí Minh, chúng ta cũng phải tự nâng mình lên để có được tâm hồn trong sáng, chân thành, tự nhiên thì mới có thể tiếp nhận và lĩnh hội được những giá trị tinh thần sâu xa, quý báu ở trong đó.
Điều đặc sắc trong sự đa dạng, độc đáo của thơ Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp hết sức tự nhiên của nhiều mặt, nhiều đặc tính tưởng như khác biệt, thậm chí đối lập: thép và tình, cổ điển và hiện đại, nhà cách mạng và bậc hiền triết, chiến sĩ và thi sĩ... Riêng về bút pháp thì cũng thấy rất nhiều cây bút trong một nhà thơ: có ngòi bút tả thực, ghi chép tinh nhạy, sắc sảo của một nhà báo đi liền với bút pháp cô đọng, hàm súc, giàu tượng trưng của thi ca cổ điển phương Đông: trữ tình và hài hước, hướng nội và hướng ngoại, Đường thi và chốt lại Đường thi... Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện và giải mã những sự kết hợp nhuần nhuyễn của các phương diện nói trên và nhiều phương diện khác nữa trong thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, nhiều bài thơ và toàn bộ thi phẩm của Hồ Chí Minh là những viên ngọc đa diện mà mỗi mặt của nó lại phát ra những ánh sáng và màu sắc khác nhau nhiều vẻ, nhưng tất cả lại hài hoà tạo nên vẻ đẹp lung linh, biến hoá.
Nhưng trong sự tổng hợp đa diện và đa dạng ấy của thơ Hồ Chí Minh có thể tìm thấy sự kết hợp chính yếu nhất làm nền tảng cho sự thông nhất của mọi mặt đa dạng. Phải chăng đó là sự kết hợp thông nhất giữa nhà cách mạng và nhà thơ, cốt cách chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ... Con người cách mạng và con người nghệ sĩ đã thống nhất, gắn bó đến mức khó tách bạch ra từng phương điện được và sự thông nhất này thấm sâu vào các yếu tố của tác phẩm, từ cái nhìn về thế giới bên ngoài đến thế giới hình tượng thơ, từ cấu tứ đến hình ảnh, từ giọng điệu đến ngôn từ.
Tình cảm với thiên nhiên, một trong những biểu hiện của chất nghệ sĩ vốn có cội nguồn sâu xa từ lòng yêu cái đẹp trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Bởi thế mà thiên nhiên có một địa vị đặc biệt trong thơ Bác. Đọc những bài thơ Bác Hồ làm ở Việt Bắc khi mới về nước, một điều làm cho chúng ta ngạc nhiên và sung sướng cũng chính là được thấy cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp, kì thú tươi sáng, một vẻ đẹp bình dị mà làm say lòng người. Từ cảnh “Non xa xa nước xa xa” với “đây suôi Lê-nin kia núi Mác” địa đầu Pắc Bó đến cảnh mặt trời hồng rực rỡ trên đỉnh núi và nhành mai bên bờ suối ở Lũng Dẻ trong bài Thượng sơn (1941)... vẻ đẹp làm say lòng người hơn cả vẫn là những cảnh trăng. Có trăng rừng tạo nên những bức tranh tầng tầng lớp lớp đan lồng vào nhau như gấm thêu hoa dệt {Cảnh khuyà), có cảnh trăng bát ngát của đêm rằm tháng giêng đầy sắc xuân khí xuân bao trùm cả đất trời “Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên” (Nguyên tiều). Trăng còn hiện ra như một người bạn rất thân tình, tự nhiên đến mức có thể đẩy cửa sổ đòi thơ (Báo tiệp) và người bạn trăng ấy cũng luôn có mặt để toả ánh sáng dịu dàng vào cả trong giấc ngủ của thi nhân “Gối khuya an giấc bên song trăng nhòm” (Đối nguyệt). Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh không chỉ bộc lộ tâm hồn thi sĩ ở Người mà còn là nơi gặp gỡ hài hoà thống nhất một chiến sĩ, nhà cách mạng và nhà thơ trong một con người, một tâm hồn. Cái đẹp của thiên nhiên ở đây chưa bao giờ dẫn người ta đến thái độ thoát tục, lánh đời mà trái lại càng gắn bó sâu sắc hơn thi nhân với cuộc đời, bộc lộ tấm lòng và nỗi niềm của nhà cách mạng, vị lãnh tụ đất nước với nhân dân.
... Sự giản dị của văn chương Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ sự giản dị trong bản chất của Người. Bất kì ai, từ nhà hoạt động chính trị đến dân thường, từ nhà báo đến nghệ sĩ, khi được tiếp xúc với Bác Hồ đều nhận thây đức tính giản dị ở Bác, sự giản dị đến lạ thường khiến người ta kinh ngạc và cảm phục. Đó là sự giản dị của con người đã vượt lên và bỏ qua mọi thứ phù phiếm, mọi nghi thức ràng buộc, mọi sự bức bách để thắng bản chất của đời sông con người. Tô' Hữu viết về Bác: “Mong manh áo vải hồn muôn trượng”, lại cũng viết: “Bác sông như trời đất của ta”, sự giản dị trong thơ Hồ Chí Minh cũng chính là sự đa dạng tự nhiên như chính đời sống. Nhật kí trong tù đã cho thấy rằng không một điều gì trong đời sông con người ở ngay cả nhà tù tôi tăm bẩn thỉu, nhếch nhác ấy lại trở thành đề tài và chất liệu của thơ ca, để nhà thơ quan sát, phát hiện và suy cảm. Đọc thơ Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu người Pháp Rôgiơ Đờnuých đã viết: “Thơ cụ Hồ Chí Minh chẳng nhờ vả gì đến kĩ thuật vận dụng các lối phiêu dương, hô hào, hùng biện thoá mạ. Gắn chặt với bản tính điềm đạm của nhà thơ, với bóng tối trong xà lim nơi Người viết lên trên màu giấy xanh nhạt, thơ Hồ Chí Minh nói ít mà gợi nhiều. Là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng, không phô diễn mà như cố’ khép lại trong đường nét chính để cho người đọc thưởng thức lấy cái “Ý tại ngôn ngoại”; phải lặng yên ngồi một mình đọc thơ Người mới thấy nó nở ra, phải thỉnh thoảng ngừng lại để suy nghĩ, mới cảm thấy hết được những âm vang của nó, và nghe thấy những âm vang ây cứ ngân dài ra mãi”. Sự giản dị không chỉ là một phẩm chất của thơ Bác, mà nó còn gợi cho chúng ta nghĩ tới một quan niệm mĩ học sâu sắc của Hồ Chí Minh, mà phải chăng cốt lõi của quan niệm ấy có thể nói như Secnư Sepxki: “Cái đẹp chính là ở cuộc sông”.
(Theo Nguyễn Văn Long - vẻ đẹp thơ Hồ Chí Minh)
Đề 2. Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chăn viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,...). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.
Bài tham khảo 1
Khi sinh ra không phải ai cũng là người may mắn. Ai cũng muôn được là người khoẻ mạnh, nhưng nào ta đâu có được lựa chọn hoàn cảnh cho mình. Cuộc sôhg sẽ luôn có những mảnh đời khác nhau. Tuy nhiên chúng ta vẫn thường nghe nói rằng số phận là do bản thân mỗi người tự quyết định. Những éo le trong hoàn cảnh sẽ chỉ là thử thách, đòi hỏi ta phải vươn lên để sông, học tập và công hiến cho xã hội. Thực vậy, ngay trên quê hương Việt Nam, có không ít con người không chịu đầu hàng số phận.
Hẳn con số đếm những người như vậy không nhỏ. Họ là ai? Họ là những con người có ý chí vượt lên mọi khó khăn, là Nguyễn Ngọc Kí, Đỗ Trọng Khơi hay Nguyễn Minh Phú. Câu chuyện cậu bé viết bằng chân chẳng đã bao lần làm ta cảm động quý trọng sao. Có nghe những lời tâm sự bên mẹt cau của Nguyễn Ngọc Kí về cuộc đời mình mới thấy hết những gian nan: “Khi tôi bôn tuổi bị bại liệt, hai tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai. Tôi nhớ mẹ thường bổ cau rồi xếp vào mẹt thành những hình tròn đồng tâm rất đẹp để phơi. Vừa chăm chú ngồi xem mẹ làm, tôi vừa bí mật dùng chân xếp thử. Khi mẹt cau xếp gần xong, bất ngờ chân trái của tôi làm mẹt cau nghiêng ngả. Tôi run lên, không ngờ mẹ lại trìu mến động viên, tôi lại tiếp tục hào hứng với “chiến công” đầu đời. Trò chơi xếp cau cùng lời an ủi ngọt ngào của mẹ đã mở cho tôi một trời hi vọng. Nó thực sự là kỉ niệm ngọt ngào ghi dấu mở đường cho những tháng ngày sau đó.
Tôi dùng đôi chân thay cho đôi tay với bao nhọc nhằn gian khó, từng bước viết nên cuộc đời mình cho đến hôm nay.”
Vậy mà nhờ đôi chân ấy, Nguyễn Ngọc Kí từ một cậu bé bại liệt cả hai tay từ lúc mới bốn tuổi đã vào được đại học và trở thành Nhà giáo Ưu tú.
Bên cạnh đó ta còn thấy có rất nhiều con người khác như thế. Một gương mặt điển hình của thế hệ trẻ hôm nay: Nguyễn Minh Phú là một trong những gương mặt tiêu biểu của Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vừa qua. Cha bạn bị nhiễm chất độc màu da cam, gia đình nghèo khó dựa vào nghề nông leo lắt. Bản thân Phú bị mất hai cánh tay từ khi mới cất tiếng khóc chào đời. Tuy nhiên, không ngại ngần khó khăn, ngày ngày Phú theo em đến lớp để nghe lỏm cô giáo giảng bài. Những ngày tháng như thế qua đi, em hoà nhập vào cuộc sông, học tập giỏi, tích cực giúp đỡ gia đình...
Đó là những con người mà xã hội phải cảm ơn họ, mỗi chúng ta cảm phục và quý trọng họ. Số phận có ngặt nghèo nhưng họ không đầu hàng, cố gắng vươn lên bằng ý chí, nghị lực để không thua kém ai. Họ học tập, rèn luyện. Có lẽ bao nhiêu mồ hôi đã rơi xuống, bao nhiêu nước mắt đã chảy ra, bao lần họ phải âm thầm vượt qua những mặc cảm, vượt lên chính mình mới có thể được như vậy. Những gì họ đã và đang đạt được như tiếp thêm sức mạnh cho xã hội, cho mỗi chúng ta. Họ không từ bỏ niềm tin. Một xã hội có những con người như vậy ắt hẳn là một xã hội phát triển. Ý chí của họ, nghị lực của họ cho ta hiểu một sức mạnh vô hình thật kì diệu. Những gian nan của cuộc đời có thể đánh cắp mất sức khoẻ, thể xác, nhưng không thể đánh cắp mất tinh thần. Họ là những con người “tàn nhưng không phế”.
Thành công đến với chúng ta không phải là một con đường ngắn và trơn tru. Với những sô' phận éo le, con đường ấy còn dài hơn, khó khăn hơn. Để đạt được thành quả như vậy có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng trước hết và chủ yếu nhất là ở chính bản thân, mỗi người. Nào ai thay thế được họ suy nghĩ đúng đắn về bản thân, về cuộc đời? Nào ai thay được họ có những ước mơ cao đẹp, có ích? Nào ai thay được họ nỗ lực ý chí vươn lên? Những Nguyễn Ngọc Kí, những Nguyễn Minh Phú hẳn đã phải vượt qua cách trở lớn nhất: chính bản thân họ. Như trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy cũng đã viết: “Đời người chỉ sông có một lần, hãy sông sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay ta không phải ân hận về những năm tháng đã sông hoài sông phí”. Có lẽ những con người không may mắn ấy đã ý thức được rằng mình cũng đang có một cuộc sống, được cha mẹ đặt vào cuộc đời này, dù mình ra sao thì mình vẫn phải hướng tới tương lai. Cho dù mọi thứ mất đi nhưng tương lai thì vẫn ở phía trước. Hơn nữa trong trái tim nóng bỏng nhiệt huyết, yêu đời luôn có một niềm tin. Chính vì thế, họ cô' gắng không ngừng, kiên trì bền bỉ. Chẳng phải như thê' sao, khi Nguyễn Ngọc Kí bắt đầu từ việc xếp cau, đã thất bại, nhưng rồi cũng thành công. Ông cũng đã khổ sở biết bao khi cầm bút viết nguệch ngoạc. Và chẳng phải sao, Nguyễn Minh Phú cũng nhẫn nại ngày ngày theo cậu em trai đến trường để nghe thầy cô giảng bài. Không có điều kiện, anh phải tự học, tự tập viết rất nhiều trong âm thầm để không làm cha mẹ buồn. Theo thời gian, càng ngày ta càng thấy sự bền bỉ của những con người đó, ý chí kiên định của họ, khát vọng và những việc họ làm là những điều đẹp đẽ nhất.
Cùng với quyết tâm, họ không hề đơn độc. Cậu bé Kí thuở nào hẳn sẽ từ bỏ nếu như mẹ không an ủi động viên; nhưng mẹ đã chỉ dẫn và luôn ở bên. Khi đó, trong tâm thức tựa như có một sức mạnh sôi nổi lắm, thiết tha lắm đẩy cho ta tiến bước.
Chính những con người đã từng sông trong khó khăn ấy đã mang lại động lực cho gia đình và xã hội. Bản thân họ đã nắm chắc số phận của mình, họ cầm tay lái cuộc đời. Một ngày mai tươi sáng đang chờ đón họ như bao công dân khác của xã hội. Hơn thế nữa, điều mà họ có được sau đó còn quý giá hơn nhiều: Đó là sự tin yêu của mọi người. Gia đình thay vì lo lắng thì trở nên tin tưởng vào cuộc sống. Xã hội có những tấm gương đẹp về nghị lực. cần biết bao những con người như thế.
Chính vì vậy, nếu là một người sinh ra được may mắn, ta hãy cảm ơn cuộc sông và sông sao cho đúng. Đặc biệt với những con người bất hạnh, ta hãy mở rộng lòng hơn. Họ có đầy đủ quyền như mỗi chúng ta, họ đáng được cảm thông và tôn trọng. Xã hội là vòng nôi tu dưỡng con người. Nói như thế cũng có nghĩa mọi ảnh hưởng của xã hội sẽ tác động tới mỗi cá nhân. Tạo dựng một điều kiện tốt để những người thiếu may mắn được phát huy khả năng là điều chia sẻ lớn nhát.
Chẳng ai muôn những người xung quanh mình đau khổ, và càng không muôn bản thân đau khổ. Tuy nhiên, nếu chẳng may lâm vào hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, hãy biết chấp nhận nó như một thử thách để vươn lên và không chịu thua số phận. Một xã hội chỉ tốt đẹp khi có những người công dân tốt. Sông tốt là có trách nhiệm với chính mình, vì vậy hãy có nghị lực, có quyết tâm cùng ý chí vươn lên ngay từ ngày hôm nay.
(Phạm Ngọc Linh, lớp 9M, Trường THCS Trưng Vương, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Theo Hướng dẫn Tập làm văn 9,
Vũ Văn Nho chủ biên)
Bài tham khảo 2
Trong cuộc sông chúng ta có rất nhiều người sông trong hạnh phúc, sung sướng và thành đạt, nhưng cũng có rất nhiều người bất hạnh sông trong khổ đau và tủi phận. Khi sinh ra, họ bị thiệt thòi vì khuyết tật. Bất hạnh đến với họ từ nhiều phía, có thể do bẩm sinh, do tai nạn, do bệnh tật hoặc do rủi ro... Nói chung, sự khiếm khuyết đó luôn đem đến cho họ nỗi đau buồn triền miên, do sự xa lánh của mọi người hoặc sự mặc cảm sâu sắc. Thể xác họ tuy không bằng mọi người nhưng tâm hồn họ vẫn rất trong sáng, lành mạnh. Một số người trong những người như họ đã cố gắng vươn lên không ngừng. Họ tự khẳng định mình là những người tuy tàn nhưng không phế. Nghị lực sông và ý nghĩa cuộc đời của họ là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta.
Một trong số những người đã bứt khỏi hoàn cảnh tuyệt vọng đó của mình là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một người giàu nghị lực đã quyết tâm vượt lên số phận bằng nỗ lực phi thường mà ít ai có được. Ngay từ hồi còn bé, thầy bị teo hai cánh tay sau một trận ốm. Nỗi đau về thể xác không ghê gớm bằng nỗi đau về tinh thần. Sự thiếu cảm thông của những người xung quanh và cảm giác bị mặc cảm luôn đè nặng trong lòng khiến tuổi thơ của thầy thiếu thốn niềm vui, sự hồn nhiên tươi trẻ. Cuộc sông lúc đó luôn là sự né tránh tất cả mọi người, kể cả với người thân. Nhờ sự động viên của mẹ và sự tận tình đến tận nhà để giảng giải và khuyến khích của cô giáo mà thầy như được hồi sinh với lòng quyết tâm vươn lên để cởi mở và sống như mọi người. Không có tay thì thầy dùng chân để viết. Viết bằng chân là cả một sự vất vả, sự khổ luyện bội phần khó khăn, vậy mà thầy đã vượt qua tất cả để trở thành một người học trò giỏi hồi phổ thông, một sinh viên gương mẫu trong giảng đường của Trường Đại học Tổng hợp và sau này trở thành người thầy giáo mẫu mực cho bao nhiêu thế hệ học trò noi theo. Không phải ai cũng làm được như con người giàu nghị lực đó. Nghĩa là có đủ nghị lực để đứng lên sau nỗi tuyệt vọng sâu sắc. Tấm gương nghị lực của thầy khiến những người lành lặn chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa.
Anh Bạch Đình Vinh cũng là một người mà chúng ta cũng hết lòng khâm phục. Con người tàn tật này là sinh viên của ba trường đại học: Giao thông vận tải, Thương mại và Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1993, một tai nạn khủng khiếp đã bất ngờ ập xuống đầu anh khi anh đang trên đường đi học về. Một chiếc xe máy đâm sầm từ đằng sau, hất tung anh xuống đường khiến anh ngất đi và hôn mê sâu nhiều ngày. Hậu quả anh bị bại liệt toàn thân, chấn thương nội tạng, khuôn mặt bị biến dạng, mất cả tiếng nói, tất cả tưởng chừng như đã chấm hết ở cuộc đời người thanh niên đang còn quá trẻ này. Vậy mà ý chí vươn lên mãnh liệt, lòng quyết tâm cao độ cùng với sự động viên, giúp đỡ tận tình của gia đình, đặc biệt là người bô' đã đưa anh từng bước trở lại cuộc sống. Nói ra thì đơn giản nhưng để làm được điều đó, những người muốn tự làm ra sô' phận cho mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức gian nan bằng biết bao nhiêu đau khổ, nước mắt, thậm chí cả sự tuyệt vọng. Ngày tháng trôi qua, nụ cười đã trở về với anh sau bao nhiêu ngày đêm gian khổ vật lộn với đau thương, anh đã làm chủ được mình. Đặc biệt sự hoà nhập kì diệu nhất của anh là dù ngồi trên xe lăn, phát âm khó khăn, tay khoèo nhưng anh vẫn lấy được tấm bằng cử nhân thương mại, kĩ sư giao thông và kĩ sư công nghệ thông tin. Việc này ngay những người bình thường không phải ai cũng làm được. Hạnh phúc của anh không phải chỉ cho cá nhân anh mà còn là niềm tự hào của tất cả chúng ta. Biết khâm phục một con người dũng cảm đã vượt lên số’ phận cay đắng cũng có nghĩa là chúng ta đã biết hướng thiện.
Mọi người vẫn không quên cô Nhữ Thị Khoa, cô gái khuyết tật ngồi trên xe lăn bán bánh mì ở phô' Lò Đúc. Từ nông thôn, cô đã tự ra thành phô' kiếm sông, cô tự lo cho mình không muôn làm phiền luỵ đến ai ở nơi đất khách quê người. Một cơ duyên đã đưa cô đến với thể thao và cô đã đem về cho đất nước tấm huy chương vàng của Đại hội Thể thao những người khuyết tật khu vực Đông Nam Á. Vinh quang mà họ đạt được đã tôn vinh sức sông bất diệt của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
... Vượt lên sô' phận không phải chỉ là những người khuyết tật mà còn có những người bình thường nhưng hoàn cảnh sống có quá nhiều éo le, trắc trở. Lê Vũ Hoàng là một ví dụ. Anh là người đạt giải Nhất trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”. Nhà nghèo, ở một huyện miền núi, lúc cuộc thi vào vòng chung kết thì mẹ anh đau nặng phải câ'p cứu ở bệnh viện, anh đã cô' gắng vươn lên tất cả và cuô'i cùng vinh quang, chiến thắng đã mỉm cười với anh.
Trước vẻ đẹp của những con người đó, chúng ta không thể không đau xót bởi một sô' bộ phận thanh thiếu niên đã sông buông thả, huỷ hoại cuộc đời và tuổi xuân của chính mình và xã hội. Sông không có mục đích không có lí tưởng. Họ là những mảng tối cần xoá bỏ.
Những con người mà chúng ta gặp gỡ trên đây đều được coi là niềm tự hào của đất nước. Họ dựa vào chính sự phấn đấu của cá nhân để vượt lên mọi khó khăn trở ngại về cả khách quan lẫn chủ quan nhằm tôn vinh con người, tôn vinh đất nước. Sô' phận khắt khe không làm cho họ chùn bước trên con đường của chính mình. Nghị lực, ý chí, tình yêu và niềm lạc quan, tin tưởng của họ đã thắp sáng cho tuổi trẻ chúng ta những ước mơ cao đẹp về sự chiến thắng sô' phận.
(Nguyễn Thế Hiển, lớp 9A9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Sđd)
Đề 3. Việt Nam tuy điều kiện kỉnh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thì quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ... Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
Bài tham khảo
CUỘC ĐỐI KHÁNG VỚI NHỮNG NGƯỜI KHổNG Lồ
Nhật kí chiến thắng
Ngày 30 - 8 - 2002
Chưa hiểu gì về Nhật, chỉ thấy mệt mỏi, ăn không được và lê thê những chuyến xe buýt cao tốc: 5 phút để kiểm tra rô-bốt, sân của Ban tổ chức quá mềm, mọi chương trình sai tất tần tật, từ lực kéo mô-tơ đến những đường cong chiến lược. Bốc thăm ở bảng D, gặp đội úc và vô địch Nhật. Một nhóm phóng viên phỏng vấn đội úc: “Nghĩ gì về đội Việt Nam?”. Họ trả lời họ “quyết thắng đội Nhật”. Vừa tức vừa quê, theo nhận xét của mình, họ cũng không có gì xuất sắc, nhưng dù sao thì chương trình của họ cũng chạy, còn mình... Đội Nhật rất mạnh, chỉ trong 10 giây là rô-bốt của họ ngừng hoạt động. Xem lại băng vi-đê-ô “thám báo” từ các đội khác. Thức đến 3 giờ sáng để thay đổi các thông số cho phù hợp với sân mới, may mà ở Việt Nam đã chuẩn bị hàng chục thông số...
Ngày 31-8- 2002
giờ thử rô-bốt tại sân, con tự động dò đường chính xác, con chạy đường cong được cho chạy theo thông số đường thẳng để nghi binh, không “lộ chiêu”...
Hội sinh viên Việt Nam tại Nhật tổ chức cổ động viên mặc đồng phục rất rộn ràng, băng rôn giơ cao với hai thứ chữ Nhật và Việt: “Chiến thắng vì Việt Nam”, “Việt Nam vô địch”.
giờ, trận đấu thứ tư của cuộc thi, quyết thắng nổc-ao úc để lợi thế hơn nếu thua Nhật, úc chỉ ghi được banh vào một lỗ, may mắn là vào lỗ giữa nên phải chia cho họ 4 điểm. 24 - 4, một kết quả thắng áp đảo, quên được nỗi ấm ức lúc sáng.
Cuộc thi được quy định có một giải nhất, một giải nhì, hai giải ba và tám giải khuyến khích, không thể không có giải nhưng phải vượt qua được vòng loại, nếu thua Nhật chỉ hi vọng vào vé vớt.
Đội tuyển Nhật đã bị đánh lừa, thay vì lỗ giữa, rô-bốt ta chuyển đường làm rô-bốt bạn lăn quay, nhưng trọng tài đứng bên cạnh với lời thúc giục “Quickly, quickly” đã làm quân ta mất bình tĩnh, bấm lộn chương trình điều khiển quân mình, hai con rô-bốt của nhà mình cũng tự té lăn quay, con rô-bốt thứ ba không tự chạy ra được. Cuối cùng thì con bằng tay của nhóm cũng ghi được 4 điểm. Nhì bảng.
Lo lắng, cả nhóm phải ra cạnh cổ động viên để lấy tinh thần. Còn 8 trận đấu căng thẳng. Hàn Quốc gặp đội yếu hơn, nếu họ nôc-ao đối thủ thì coi như xong, nhưng họ đã không làm được điều ấy. cổ động viên Việt Nam bật dậy, dù một lần nữa, Telematic lại đi vào vòng trong bằng... vé vớt của đội nhì cao điểm nhất.
Buổi trưa ăn chỉ được hai muỗng cơm, uống toàn nước ai cũng mệt phờ. So kè với Nhật từng điểm, nưỗc chủ nhà chỉ còn một đại diện duy nhất và họ tập trung mọi sức lực. Những phút cuối cùng con bằng tay của ta làm nên chuyện, cứ đè của họ một quả dù ở chân núi ta vừa đè họ được một điểm vừa chiếm thêm một điểm. Li kì đỉnh núi Phú Sĩ, ông đỉnh núi đã đầy 4 quả banh, coi như đầy chỗ (ông dài lm, mỗi quả banh đường kính 30cm) nhưng bằng kĩ thật nhẹ nhàng, rô-bốt Việt Nam đã đặt thêm một quả banh nữa vào ông. Bảng nâng điểm cho đội Việt Nam, nhưng trọng tài Nhật chạy ra, chạy vào, có khả năng quả banh đó được coi là không đúng. Vinh liều lĩnh chạy ra nhắm tay theo hướng quả banh đôi diện Ban giám khảo báo hiệu banh đã trực diện. Trọng tài hội ý và thông báo bằng tiếng Nhật: “diểm trên bảng là đúng”. Mọi người vẫn còn đoán ý giám khảo, cho đến lúc một lưu học sinh Việt Nam nhảy lên thế là thắng.
Đội Trung Quốc dẫn đến cuộc thi những con rô-bốt hiện đại, dù bị ta cản đường chúng vẫn vùng ra hoạt động tốt. 1 phút đầu: 20-0 nghiêng về Trung Quốc. Tình thế thật bi đát. Vinh văng cả người với những con điều khiển bằng tay: 3 điểm đầu tiên. Những đường chạy của rô-bốt Việt Nam đã làm cho rô-bốt Trung Quốc rốỉ trí vì đặc điểm của chúng được thiết kế dường như chỉ nhìn thấy ống chính xác mà không nhìn thấy vật cản, điểm sô' gần cân bằng, bỗng dưng cổ động viên la lên, Vinh cũng nhảy lên nhưng bảng thông báo chưa hết giờ, đội bạn đã tranh thủ ghi điểm. Vinh hoàn hồn. Còn 40 giây, thêm 3 quả đã được Telematic ghi, còn đối thủ Trung Quô'c lại ở trong trạng thái vội vã 15 - 13, mấy lần cổ động viên Việt Nam nhấp nhô reo hò, rồi lặng người chờ đợi trọng tài reo hò, ai cũng hát khan cả giọng: “Việt Nam — Hồ Chí Minh”.
Đó là những anh chàng sinh viên giản dị trong buổi tiệc đứng long trọng sau đó. Nhưng Thái tử Nhật đã nâng li và nói rằng: “Tôi đã đứng về phe các bạn, các bạn đã làm tôi hồi hộp và lật ngược thế cờ như những người dũng mãnh”. Họ không còn nhỏ nhắn nữa, ý chí và trí tuệ họ đã là sức mạnh của cả quôc gia.
vẫn không ăn được những món ăn lạ, họ nằm dài ra ở nhà thi đấu trong khi chờ xe buýt đón và bắt đầu kể về tâm trạng của mình. Đứa này chê đứa kia, chẳng ai nhớ mình đã nói những gì.
Nhưng có điều họ đã nói chân thật chứ không “nổ”: là từ cuộc thi rô-bốt trong nước, đã chỉ ra sinh viên Việt Nam đầy sáng tạo, đầy tiềm năng, ít ra trong lĩnh vực tự động hoá, đầy nhiệt huyết nếu cho các bạn có cơ hội va chạm như những cuộc đua tài này, cho các bạn nhiều thí nghiệm trong nhà trường hơn, thế hệ của họ sẽ suy nghĩ ngang bằng bạn bè thế giới.
(Theo T. B. c - Sao không dám mơ ước)
Đề 4. Một hiện tượng khả phổ bỉến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta củng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Bài tham khảo
HÀ NỘI: NỖI KHỔ MẶT Hồ
Hà Nội đẹp quyến rũ không chỉ đơn thuần có gần 1000 năm mang trong mình hình bóng thủ đô, bởi Tháp Rùa, lăng tẩm, những món ẩm thực hay sự hào hoa trong cót cách của người Hà thành. Trang điểm cho gương mặt Thủ đô đẹp lên có công đóng góp của những cái hồ ngày đêm nghiêng mình cho Thủ đô soi bóng. Điều đáng buồn là vẻ đẹp ấy đang bị những người dân ứng xử thiếu văn hoá, biến “nàng hồ” xinh tươi thành những cái bể nước thải giữa Thủ đô.
Phận sông, hồ
Chuyện cụ Rùa nổi lên, người dân Thủ đô thường gán cho cụ chức năng thông báo sự kiện. Có một sự thật mà nhiều người Cữ tình hoặc không nhận ra, cụ nổi bất thường là do ngột ngạt và nước hồ bẩn mà con cháu thường xả xuống “nhà” cụ. Trong màu nước xanh tựa rau muống luộc ấy, giờ đây cụ gánh thêm nỗi khổ ải của sự ô nhiễm, khó thở. Cụ phải ngoi lên mặt nước hít chút khí trong lành để điều hoà thân nhiệt, gắng mà sông cho con cháu ngợi ca tự hào. Không riêng gì người Hà Nội mà rất nhiều khách du lịch quốc tế đều dành cho Hồ Gươm những tình cảm đặc biệt, thiếu Hồ Gươm sắc đẹp của Hà Nội sẽ giảm đi một nửa. Trong danh sách hàng chục hồ lớn nhỏ trong lòng Thủ đô, hồ Hoàn Kiếm được quan tâm hơn cả từ cảnh quan, kiêh trúc không gian đến mặt nước trong hồ. Nhưng kết luận mới đây của Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường Hà Nội cho biết: hàm lượng a-mô-ni-ắc trong nước ở mức lmg/11 (gấp đôi hàm lượng cho phép) khiến nhiều người quan tâm lo ngại. Hồ Tây có diện tích 500ha, là một nhánh uốn khúc của sông Hồng xưa mà thiên nhiên ưu ái ban tặng. Mỗi ngày hồ phải oằn mình cống nộp cho “đao phủ người” cá, tôm và hàng ngàn tấn ốc được cào lên từ lòng hồ, tiếp nhận 4000m3 nước thải công nghiệp và sinh hoạt giội xuống. Ven bờ phía đường Thuỵ Khuê dù bước đầu được kè đá nhưng bèo, nước thải, rác bẩn, nước đen mùi hôi thối kéo dài mấy km. Lợi thế phát triển du lịch Hồ Tây vẫn đang ở dạng tiềm năng, lòng hồ ngày một nhiều rác, nếu không có một giải pháp khả thi thì không lâu, chúng ta lại phải bỏ tiền tỉ ra để cải tạo. Cạnh đó hồ Trúc Bạch cũng chịu chung số phận, nước dưới chân cầu Ngũ Xã đen đúa chẳng kém gì sông Tô Lịch hay sông Kim Ngưu, ven đường Trấn Vũ nước bẩn và túi rác ni lông vẫn bị tung xuống mép hồ. Chúng tôi tìm đến hồ Văn Chương, một hồ nằm ở vị trí kín trong đường Khâm Thiên. Nhiều người dân cho biết những năm trước hồ bị chia nhỏ mỗi người một miếng để... thả rau muống. Nằm kề bên chợ nên rác bị vung tay ném xuống mặt hồ. Thật buồn, xung quanh khoai nước mọc um tùm, lòng hồ bị bủa vây lấn chiếm biến thành nơi tập kết rác thải xây dựng, những căn nhà tạm xiêu vẹo có cơ hội mọc lên. Nhiều người lo ngại cứ đà này, chẳng bao lâu nữa hồ Văn Chương bị xoá tên trên bản đồ thành phôi Phận làm sông hồ, thật cam chịu trăm đắng ngàn cay.
Trăm cống đều... tống xuống mặt hồ
Những cơn mưa mùa hè chỉ cần kéo dài hai tiếng đồng hồ đủ để cho nhiều con phô" Hà Nội sặc nước vì ngập. Với người dân bên hồ Ba Mẫu, đó là chuỗi ngày than thở, nước cống hoà với nước hồ, hôi tanh ngập đường vì tràn cả vào trong nhà. Trong công viên Lê-nin, công bên đường Lê Duẩn đổ ra, bùn lầy lên tận mặt nước một góc phố, bốc mùi hôi thôi, khách tham quan đều phải lánh xa. Hồ Đống Đa biến thành cái bể chứa với hàng trăm ống nhựa dẫn nước thải của cư dân sông xung quanh giội xuống, hai cửa cống mặc nhiên dẫn nước thải từ ngoài vào.
Cứ làm phép tính, mỗi ngày Hà Nội thải ra 2500 tấn rác, chưa kể số rác được thu gom hoặc lưu cữu chậm bị phân huỷ thành nước rác bẩn.
Vậy mà có bao nhiêu phần trăm trong tổng số 3 triệu dân thành phô" ý thức được việc dùng nước tiết kiệm, gom rác để bảo đảm vệ sinh môi trường? Báo cáo của Công ty Kinh doanh nước sạch ở Hà Nội cho biết, đến năm 2005, nhu cầu tiêu thụ nước sinh hoạt của thành phô" ước khoảng 852.000m3/ngày đêm. Để đáp ứng nhu cầu ấy, Hà Nội cần xây thêm nhà máy khai thác nước mặt sông Hồng. Điều đó có nghĩa khi mang nước vào thành phô" là nước sạch, còn khi thải ra sô" nước ấy là nước bẩn đã qua sử dụng. Tất cả đều được tông ra ngoài, điểm tới là các dòng sông và những cái hồ. Hệ thông xây dựng nước thải chưa được xây dựng, thành ra tâ"t cả phó mặc cho tự nhiên. Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường không ngừng loan báo về hậu quả của hiện trạng khai thác mạch nước ngầm bừa bãi dẫn tới tụt lùi và ô nhiễm mực nước ngầm. Chuyện bà con đồng bằng sông Cửu Long sống chung với lũ chỉ là theo mùa, còn người dân Thủ đô thì quanh năm sông chung với sự mất vệ sinh, phó mặc sức khoẻ của mình cho những dòng sông ô nhiễm, lặng lẽ uô"n mình trong lòng Hà Nội. Mặc dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng nạo vét nhưng sự ô nhiễm của các dòng sông chưa được cải thiện là bao.
Để có những hồ nước sạch, Hà Nội nên lắp đặt hệ thông dẫn nước theo van một chiều, cho phép đổ vào hồ nguồn nước sạch và có thể tháo ra nguồn nước tù, loại bỏ những ông nước thải của cư dân tập kết xuống hồ như hiện nay. Việc xây dựng những nhà máy nhỏ lọc nước thải đặt các đường ống lớn là cần thiết, nước được lọc trước khi đổ ra hệ thông sông trong thành phô" và lọc lại trước khi thải ra sông Hồng. Để xứng danh với danh hiệu thành phố vì Hoà bình, Thành phô" Anh hùng và Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội cần nhiều giải pháp mạnh tay, đồng bộ và sự hưởng ứng của mọi người dân. Hãy vì một Hà Nội xanh, sạch mến yêu.
(Theo Hoàng Nguyên, báo Thương mại, 2004)