Soạn Văn 9: Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô)

  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 1
  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 2
  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 3
  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 4
  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 5
Bài 29
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
Tổng kết về ngữ pháp
Luyện tập viết biên bản
HỢp đồng
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
Đ. Điphô
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả: Đe-ni-cm Đi-phô (1660 - 1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII. Ồng đến với tiểu thuyết khá muộn, khi đã gần 60 tuổi. Rô-bin-xơn Cru-xô (1719) là tiểu thuyết đầu tay và cũng nổi tiếng nhất của ông. Sau đó ông còn viết một số cuốn khác như Thủ lĩnh Xỉn-gơn-tơn.
Tác phẩm: Văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô-bỉn-xơn Cru-xô. Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện. Rô-bin-xơn, tức Rô-bin-xơn Cru-xô, xưng “tôi” tự kể chuyện mình. Một ngày cuối tháng 9, năm 27 tuổi, Rô-bin-xơn quê ở miền Y-oóc-sai, nước Anh, bị bão đắm tàu, một mình sống sót dạt vào đảo hoang không có dấu chân người. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày, Rô-bin-xơn, khi ấy đã 55 tuổi, mới trở về được nước Anh. Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang kể chuyện lúc Rô-bin-xơn đã một mình sống ngoài đảo hoang khoảng 15 năm.
Qua bức chân dung tự hoạ và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đe-ni-ơn Đi-phô, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Xem xét nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ở chỗ nào. Tìm bô cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần.
+ Tách đoạn: nếu tách đoạn cuối cùng của văn bản ra làm hai, ta nên tách từ chỗ: “còn về diện mạo tôi” cho đến hết làm thành một đoạn riêng.
+ Bôi cục: chia làm bôn phần:
Phần một (từ đầu đến “như dưới đây”): Rô-bin-xơn giới thiệu khái quát về mình.
Phần hai (từ “Tôi đội một chiếc mũ to tướng” đến “chẳng khác gì áo quần của tôi”): Rô-bin-xơn giới thiệu về trang phục của mình.
Phần ba (từ “Quanh người tôi” đến “bên khẩu súng của tôi”):
Rô-bin-xơn giới thiệu về trang bị của mình.
Phần bốn (Còn lại): Rô-bin-xơn giới thiệu về diện mạo của mình.
Câu 2. Vị trí và độ dài của phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của
chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình.
Thông thường, khi khắc hoạ chân dung nhân vật, người ta đặc biệt chú ý đến diện mạo, nhưng đối với nhân vật Rô-bin-xơn phần này lại không được chú nhiều so với những phần khác, mà lại được đẩy xuống cuối cùng, điều đó có lẽ vì những lí do sau:
+ Thứ nhất', đây là câu chuyện do nhân vật “tôi” tự kể cho nên thường ít chú ý đến khuôn mặt, nếu do ngôi khác miêu tả khuôn mặt sẽ được chú ý nhiều hơn.
+ Thứ hai', sự khác biệt về cuộc sông của Rô-bin-xơn ở đảo hoang so với mọi người ở Y-oóc-sai là ở trang phục kì quái và những đồ vật kì lạ, điều chủ yếu làm nên chân dung chúa đảo đầy ấn tượng.
Câu 3. Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bỉn-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự hoạ ấy ra sao?
Sông một mình trên đảo suốt 28 năm trời, đó là điều không dễ chút nào. Biết bao sự khó khăn thiếu thốn được thể hiện:
+ Về trang phục của Rô-bin-xơn', tất cả đều bằng da dê từ áo, quần đến mũ và bít tất, giày dép, dây buộc túi: mũ “làm bằng da một con dê”, “chiếc áo bằng tấm da dê”, “quần may bằng tấm da một con dể đực già”, “chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê”... Trên hoang đảo không thể có vải vóc, len dạ theo từng mùa, cũng không có dụng cụ bàn may chỉ có da của những con dê núi phơi khô và Rô-bin-xơn tự may lấy trang phục của minh nên trông rất buồn cười: “tôi không có bít tất mà cũng chẳng có giày, nhưng đã làm cho mình được một đôi, chẳng biết gọi là gì, giống như đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bèn..., nhưng hình dáng hết sức kì cục.”
+ Về trang bị quanh người: hết sức lỉnh kỉnh “cổ quái giống như một người rừng”: một chiếc cưa nhỏ, một chiếc rìu, một khẩu súng khoác bên vai, bên phải và bên trái đều có những cái túi lủng lẳng và những dây buộc... Đó là trang bị của người sông một mình, luôn phải mang theo bên mình những thứ để phòng thân trong điều kiện hết sức thiếu thốn. Câu 4. Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn
được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự hoạ và qua giọng kể của nhăn vật?
+ Thực tê cuộc sông: Sông một mình trên hoang đảo là điều vô cùng khó khăn: đói rét, bệnh tật, thiếu thốn, nhất là sự cô đơn phải tách rời xã hội loài người. Tất cả phải tự mình lo liệu, không người giúp đỡ mà nguy hiểm thì luôn rình rập đe doạ từ mọi phía. Rô-bin-xơn phải tự làm nhà, tự trồng lúa mạch, nuôi dê lấy sữa, tự chế trang phục, tự vượt qua bệnh tật khi đau ốm,... Rơi vào hoàn cảnh như thế ai cũng sẽ thấy tuyệt vọng đau khổ, than vãn là điều tất yếu, thế nhưng Rô-bin-xơn không như vậy.
+ Sự lạc quan của Rô-bin-xơn: Hoàn cảnh khó khăn là thế nhưng Rô-bin-xơn vẫn rất lạc quan. Điều đó được thể hiện qua giọng kể hóm hỉnh, hài hước, trẻ trung, bay bổng: “tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc,... tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y-oóc-sai... Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ’. Cách miêu tả cũng rất dí dỏm, thể hiện chân dung của vị “chúa đảo” rất ấn tượng: “cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo... chiều dài và hỉnh dáng kì quái”, “lủng lẳng bèn này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con...”
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Rô-bin-xơn trên đảo hoang là hình ảnh con người có nghị lực lớn lao, có tinh thần dũng cảm, có sức mạnh và khả năng lao động chiến thắng thiên nhiên. Để viết tiểu thuyết này, Đi-phô đã dựa vào một sự kiện có thật. Năm 1705, thuỷ thủ Xen-kiếc bị lạc vào đảo hoang Gioăng Phéc-nan-đéc ở ngoài biển khơi Chi-lê, một hòn đảo xưa nay chưa có dấu chân người. Đến năm 1709, may mắn có thuyền trưởng Rô-giơ, một nhà hàng hải dũng cảm đi vòng quanh thế giới, giải thoát được cho Xen-kiếc, trong lúc hầu như thuỷ thủ bất hạnh đó đã trở về với trạng thái hoang dã. Nhưng nếu trong câu chuyện thật, Xen-kiếc bị thiên nhiên khuất phục thì trong tiểu thuyết của Đi-phô, Rô-bin-xơn đã khuất phục được thiên nhiên. Không thể cho rằng hình ảnh Rô-bin-xơn vật lộn với thiên nhiên trên đảo hoang chỉ là hình ảnh tự thuật của chính Đi-phô sông cô đơn luôn bị kẻ thù rình rập trong xã hội lúc bấy giờ, cũng không thể cho rằng tác giả xây dựng Rô-bin-xơn thành một nhân vật đáp ứng yêu cầu của giai cấp tư sản thời đại đòi hỏi phát huy mọi khả năng nghị lực của cá nhân để làm giàu. Rô-bin-xơn là một mẫu người lí tưởng có ý nghĩa bao quát hơn: sức lực và trí tuệ con người có khả năng thay đổi bộ mặt tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho cuộc sông của mình. Rô-bin-xơn có những khía cạnh đứng cao hơn giai cấp tư sản. Ngay cả trong thời kì giai cấp tư sản đi lên có nhiều nét tiến bộ; chàng có tinh thần nhân đạo, sẵn sàng hi sinh cứu giúp người khác; chàng có thế giới quan tiến bộ ảnh hưởng của duy vật học. Rô-bin-xơn Cru-xô là cuốn tiểu thuyết có tác dụng giáo dục tót, đặc biệt đốì với lứa tuổi thiếu niên. Tình tiết câu chuyện và lôi văn trong sáng, giản dị, phù hợp với tuổi trẻ.
(Theo Phùng Văn Tửu - Từ điển văn học)
Trong đoạn văn này nhà văn đã miêu tả cuộc sống của Rô-bin-xơn vào những năm cuối cùng của đoạn đời 30 năm trên đảo hoang. Nhân vật “tôi”, Rô-bin-xơn, đã tự thuật tỉ mỉ cuộc sống của mình. Rô-bin-xơn thích kể lại hình thù của một chúa đảo, khi anh đóng lễ bộ vào người: mũ, áo chẽn, quần ngắn, thắt lưng toàn tự chế từ da dê cả; hai bên thắt lưng có cái cưa và cái rìu, bên trái và bên phải là hai cái túi đựng thuốc súng và đạn ghém; sau lưng lại cõng một cái gùi, vai mang súng, và trên đầu là một cái dù xoè ra che kín cả thân mình. Đó là một thứ trang phục hết sức lỉnh kỉnh, “cổ quái” của một người hoàn toàn sống một mình giữa thiên nhiên, phải lấy những thứ nguyên liệu của thiên nhiên chế tác thành vật dụng sinh hoạt cho mình. Đã thế, anh lại để cặp ria dài và rậm theo kiểu Thổ Nhĩ Kì, nên bộ dạng anh lại càng cổ quái, dị dạng hơn. vẻ kì cục, lạ mắt như vậy cũng không phải dễ dàng có ngay được, mà phải là kết quả của sự suy nghĩ, sáng tạo, lao động cật lực. Khi nhớ lại hình ảnh này, Rô-bin-xơn kể bằng một giọng vui vẻ, hóm hỉnh, thú vị. Nhưng thực tế những gì trải qua là cuộc vật lộn âm thầm của một con người dám chiến đấu, chinh phục thiên nhiên hoang dã để duy trì sự sống của mình một cách phi thường. Điều đó chứng tỏ sức sông tiềm tàng to lớn không ngờ của một con người. Và chỉ trong hoàn cảnh đặc biệt nào đấy, sức sông ấy mới được huy động đến mức tối đa. Rô-bin-xơn tiêu biểu cho sức sáng tạo vô song và sức sống mãnh liệt của
một con người chân chính.
Ngòi bút nhà văn đã chọn nhân vật “tôi” làm người kể chuyện. Ông đã nhập hẳn vào nhân vật của mình để trò chuyện tỉ mỉ, kĩ lưỡng và tinh tế về cuộc sông đặc biệt của người thuỷ thủ Rô-bin-xơn trên hoang đảo. Hình thức là truyện phiêu lưu, nhưng nghệ thuật miêu tả nhân vật và hoàn cảnh lại hết sức hiện thực. Nhờ thế, các trang văn của Đi-phô vô cùng hấp dẫn người đọc. Có một điều thú vị là ông viết câu chuyện này vào năm ông đã gần tuổi 60 (1719). Có một bản lĩnh nghệ thuật già dặn với một tuổi đời, tuổi nghề từng trải như thế, nhưng văn phong của ông lại hết sức trẻ trung, bay bổng, phóng khoáng, độc đáo và đầy bất ngờ. Đã gần 300 năm nay, tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô cũng như nhân vật của nó đã tiến hành một cuộc phiêu lưu bất tận trong tâm hồn hàng triệu triệu độc giả khắp hành tinh. Tác phẩm này đã làm nên vinh quang bất tử cho nhà văn Đi-phô yêu quý của chúng ta.
{Theo Văn Giá - Bình giảng văn học 7)