Soạn Văn 9: Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học

  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 9
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 10
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 11
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 12
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 13
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 14
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 15
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 16
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 17
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học trang 18
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 7 -
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề 1. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Bài tham khảo
Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ, thân thuộc và chứa chan tình nghĩa. Bởi những kỉ niệm ấy thường gắn bó với những người ruột thịt. Với Bằng Việt, kỉ niệm về bà và tình bà cháu sâu nặng, thân thiết đã khơi nguồn dòng cảm xúc nồng ấm để nhà thơ sáng tác một tác phẩm đặc sắc: bài thơ Bếp lửa. Có thể đấy là những kỉ niệm riêng của nhà thơ, song đọc bài thơ chúng ta vẫn được sưởi chung với nhà thơ hơi lửa của tình người thật gần gũi, ân nghĩa, thật cao đẹp và thiêng liêng. Theo diễn biến tâm tư của nhân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thấm thìa từng cung bậc tâm trạng. Ngỡ như ta đang nhóm bếp lửa vậy — lửa của kỉ niệm tuổi thơ, lửa cuộc sông lúc đã trưởng thành, bếp lửa của bà xưa là lửa của trăm nhà ngày nay.
Tám câu thơ đầu là kỉ niệm mới nhen lúc đứa cháu bôn tuổi:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa...
Đọng lại trong mấy dòng thơ là chữ thương và hình ảnh bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh biết mấy nắng mưa. Vậy là kỉ niệm đã sống dậy từ tình cảm cháu nhớ thương bà và nhớ cuộc sông của hai bà cháu đầy khó khăn, gian khổ:
...Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Gia cảnh như thế nên tuổi thơ của cháu và tuổi già của bà sao tránh được những cơ cực xót đau. Bao nhiêu kỉ niệm xa xưa được nhớ lại... Trong đó có một ấn tượng lớn nhát, nổi lên lay động tâm hồn. Đó là ấn tượng về khói bếp — khói từ một bếp lửa của nhà nghèo.
Lèn bốn tuổi cháu đã quen mùi khói ...Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay...
Mùi khói, rồi lại khói hun... nhà thơ đã chọn một chi tiết thật sát hợp, vừa miêu tả chân thật cuộc sông tuổi thơ vừa thể hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến. Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay nhấn lại dòng kỉ niệm xoáy sâu trong tiềm thức, lay động cả tâm hồn và thể xác con người, dường như cả người đọc cũng cảm thấy cay cay nơi sống mũi. Thơ Bằng Việt có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết ngôn từ chân thực và giản dị như thế. Cái bếp lửa kỉ niệm của nhà thơ vừa mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc xanh... mà đã đấy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng.
Đoạn thơ tiếp theo:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa (...)
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
Từ trong sương khói mịt mờ của tuổi nhỏ thổi hồng lên kỉ niệm tuổi
thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh. Ngôn ngữ hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ thủ thỉ như giọng kể trong truyện cổ tích, có thời gian, không gian, có sự việc, nhân vật cụ thể: tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa, con số không lớn nhưng ngày tháng cứ kéo dài ròng rã, nặng nề. Bởi vì những ngày ở Huế ấy cuộc sông gia đình thật hoang vắng, quạnh hiu. Bố mẹ bận công tác xa không về. Chỉ có hai bà cháu cặm cụi bên nhau nhóm lửa mỗi sáng mỗi chiều trong tiếng tu hú kêu. Nếu trong kỉ niệm hồi bốn tuổi - ở phần trên - ấn tượng đậm nhất của cháu là mùi khói thì đến đây ấn tượng là tiếng tu hú kêu. Trong mười câu thơ mà có tới năm lần âm vang tiếng tu hú. Lúc mơ hồ văng vẳng từ những cánh đồng xa, lúc gần gũi sao mà tha thiết thế. Tiếng tu hú như than thở, sẻ chia. Có lúc nó gióng giả, dồn dập kêu chi hoài. Trong cảnh sống đơn côi chỉ có hai bà cháu giữa đói nghèo và chiến tranh, tiếng tu hú phải chăng là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi kiếp người đau khổ? Việc đưa tiếng tu hú - một âm thanh rất đồng nội ấy - vào thơ đã cho thấy thi sĩ Bằng Việt quả là một hồn thơ gắn bó sâu nặng với quê hương. Trong các cung bậc khác nhau của tiếng tu hú, nỗi nhớ của người cháu mỗi lúc một tha thiết, mạnh mẽ và hình ảnh người bà hiện lên mỗi lúc một đậm nét. Bên bếp lửa hồng, bà kể chuyện, chuyện đời thực ngày nay, chuyện cổ tích đời xưa... rồi bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học... Từng việc, từng việc, nhỏ nhẹ, âm thầm, hai bà cháu từng ngày từng tháng và tám năm ròng cùng nhau nhóm bếp lửa để sưởi ấm, để soi sáng trí tuệ và tâm hồn. Hình ảnh bếp lửa và việc nhóm lửa cùng hình ảnh bà tần tảo âm thầm trong tiếng tu hú cứ trở đi trở lại vấn vít, xoắn quyện vào nhau, dệt nên bức tranh làm xao xuyến lòng người.
Người cháu lớn dần. Cuộc sống khó khăn hơn. Song nghị lực của người bà vẫn bền vững, tấm lòng người bà vẫn mêng mông. Kỉ niệm mà người cháu nhớ bà cứ trang trải như ánh sáng bếp lửa. Ý thơ mở tiếp những sự việc cụ thể:
Nãm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yểnl”.
Lời thơ chân thực như chính cuộc sông đang hiện lên. Xin cứ để nguyên khối chẳng cần phân tích lí lẽ nhiều lời, chúng ta vẫn thấm thìa vẻ đẹp tinh thần của cả một thế hệ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chông ngoại xâm vừa qua. Đó là tình đoàn kết xóm làng, là ý chí nghị lực của những người mẹ, người bà ở hậu phương hướng ra tiền tuyến và đẹp hơn hết, rộng hơn, cao cả hơn là vẻ lung linh bất diệt của tình bà cháu hoà trong tình yêu quê hương, Tổ quốc. Do đó không phải ngẫu nhiên, từ hình ảnh bếp lửa, đến đây lời thơ bừng sáng thành ngọn lửa:
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Bếp lửa ở những câu thơ trên chủ yếu thể hiện cuộc sông âm thầm lặng lẽ trong cẳn nhà nhỏ hẹp của hai bà cháu. Từ ngọn lửa ở dòng thơ này đã mang ý nghĩa khái quát rộng lớn hơn. Đó là sức sống, là tình thương, là niềm tin của bà trong cuộc sông của hai bà cháu, cuộc sống của cả gia đình và rộng ra là đối với toàn dân tộc, với công cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, lung linh chân dung người bà và làm ấm lòng cả trái tim bạn đọc chúng ta. Ngọn lửa - biểu tượng của sự sống muôn đời bất diệt không chỉ là kỉ niệm của riêng người cháu về tình bà cháu trong bài thơ này mà còn là biểu tượng cho toàn dân tộc trong giai đoạn chông Mĩ xâm lược thắp sáng cho đến tận hôm nay.
Ở đoạn cuối, kỉ niệm tuổi thơ lắng dần, chuyển từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ đối với bà sang những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về ân sâu nghĩa nặng của người thanh niên trưởng thành ngày nay đôì với thế hệ ông bà, cha mẹ ngày trước:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tăm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thềng liêng - bếp lửa!
Hình ảnh người bà ôm trùm cả đoạn thơ. Điệp từ nhóm được nhắc lại bôn lần mang bôn ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao dần, toả sáng dần nét kì lạ của bếp lửa và vẻ đẹp thiêng liêng của người bà từ vóc dáng đến việc làm, nhất là nghĩa tình sâu nặng của bà. Nhóm bếp lửa là nhóm ánh sáng và hơi ấm. Nhóm niềm yêu thương là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng ấm. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui, bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm quê hương. Và cuối cùng người bà kì diệu ấy nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục, thức tỉnh tâm hồn và sức sông tuổi thanh xuân thơ ấu để đứa cháu khôn lớn nên người. Để đưa cháu được đi xa, được thấy ngọn khói trăm tàu, để có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, ngôn ngữ văn chương dạt dào như sóng rồi lan toả như lửa ấm, hay ở đây là cảm xúc dâng trào, đang toả ấm nhân vật người cháu, của nhà thơ? Mỗi câu mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương ân nghĩa. Đó là đạo lí cội nguồn dân tộc Việt Nam chúng ta trong quan hệ gia đình, con cái đôi với cha mẹ, cháu đốì với ông bà, tổ tiên, vẻ đẹp của đạo lí: Ăn quả nhớ kể trồng cây - Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm...
Tóm lại, qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện tấm lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đôi với bà và cũng là đôi với quê hương, gia đình, đất nước.
Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với kể chuyện, miêu tả và bình luận. Thành công của bài thơ còn là sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà để làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu.
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Hình ảnh, âm điệu thơ đặc sắc, sáng mãi, ngân mãi trong lòng chúng ta.
{Theo Vũ Dương Quỹ - Bình giảng văn 9, Sđd)
Đề 2. Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Bài tham khảo
Từ xưa đến nay nói đến tình người, ta nói ngay đến Lão Hạc. Tác phẩm này được coi là truyện ngắn xuất sắc của văn học hiện thực phê phán thời kì 1930 — 1945. Đó là một truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn, bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã khắc vào lòng người đọc một cách sâu đậm về hình ảnh một lão nông đáng kính với phẩm chất của con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương con.
Cuộc đời lão Hạc là một chuỗi những đau khổ bất hạnh, một kiếp người chua chát và cay đắng từ khi sinh ra cho đến khi ra đi về cõi vĩnh hằng. Goá vợ từ khi còn trẻ, một mình lão gà trông nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ, những mong con khôn lớn, trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ôm đau, khi tuổi già. Nhưng niềm hạnh phúc ấy đã không đến với lão. Vì không đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên đi phu làm đồn điền cao su. Cảnh chia lìa của cha con lão Hạc không hẹn ngày sum họp. Lão Hạc mất vợ, nay lại thêm nỗi đau mất con.
Cảnh khôn khó về vật chất hoà trong nỗi đau về tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha. Nhưng cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão. Bất hạnh rồi bất hạnh cứ liên tiếp giáng xuống đầu người cha khôn khổ ấy. Kiệt sức vì lam lũ lầm than, vì mòn mỏi chờ đợi, lão ôm nặng. Sau trận ốm đó, lão yếu đi rất nhiều, không thể làm được những việc nặng. Làng mất nghề sợi, đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc gì nhẹ họ đều tranh hết. Lão Hạc rơi vào cảnh bần cùng hoá hoàn toàn. Lão sông vật vờ với con ốc, con trai, củ khoai, củ ráy, sung luộc... Những thứ ấy cũng chẳng dễ gì kiếm được với một lão già đã cạn kiệt sức lực.
Cùng đường sống, lão Hạc tìm đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình. Lão đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn, thê thảm: “đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra... Vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”. Cái chết thật dữ dội! số phận một con người, một kiếp người như lão Hạc thật đau thương.
Với ngòi bút nhân đạo tha thiết, Nam Cao đã nói lên bao tình thương, nỗi xót xa đôi với con người đau khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết như lão Hạc. Chí Phèo tự sát bằng lưỡi dao, Lang Rận thắt cổ chết và lão Hạc cũng tự tử bằng bả chó! Lão Hạc từng hỏi ông giáo: “Nếu kiếp người cũng khổ nôt thì ta nên làm kiếp gì cho sướng?”. Câu hỏi ấy thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của một con người.
Lão Hạc sông nghèo khổ về vật chất nhưng rất giàu tình cảm. Tình yêu thương con nồng nàn, sâu sắc của lão là câu chuyện cảm động về tình cha con. Nhìn con đau khổ vì không có tiền cưới vợ, lão Hạc khổ tâm vô cùng. Lão thấy mình như có lỗi với con và day dứt mãi. Khi con phẫn chí đăng tên trôn đi làm đồn điền cao su, trái tim người cha thật sự tan nát. Nỗi thương nhớ con thường trực trong người cha đã biến thành sự khắc khoải ngóng trông: “Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ”. Ta đọc được trong câu nói ấy tình cảm ấm áp của người cha. Thương nhớ con, lão dồn tình cảm âu yếm cậu Vàng - kỉ vật của người con để lại. Cái .tên “cậu Vàng” đã chứa đựng tất cả tình cảm quý mến và thân thiết đối với một con vật - một kỉ vật. Không phải bất cứ người nào cũng có thể yêu thương con vật như vậy. Những cơn mưa bão liên miên, hoa màu trong vườn đều bị phá sạch, việc làm chẳng còn, nếu cứ tiếp tục như vậy thì lão sẽ ăn vào số tiền chắt chiu, dành dụm cho con. Đặt lên bàn cân mà tính, suất ăn của con chó cũng bằng của lão, vậy thì tốn quá. Giữa số tiền dành dụm cho con và con chó - người bạn tâm tình, lão sẽ chọn ai đây? Để đi đến quyết định, lão đã phải dằn vặt đau khổ, lão suy nghĩ nhiều, nhiều lắm mới dũng cảm bán con chó. Cuộc lựa chọn khó khăn tàn khóc diễn ra trong nước mắt. Nhưng nếu không bán con chó, lão sẽ chết và số’ tiền dành dụm cho con cũng chẳng còn. Lão bán chó đâu phải để ăn mà để lo tương lai cho đứa con. Hình ảnh lão Hạc miệng méo xệch, khóc hu hu khi nghĩ rằng mình đã lừa một con chó là hiện thân của tấm lòng cao cả.
Bao nhiêu tình yêu thương con, lão dồn cả vào việc quyết giữ bằng được mảnh vườn cho con. Khi đã hết đường sinh nhai, lão có thể bán vườn đi, nhưng lão không làm thế, lão thà chết chứ nhất định không chịu bán đi một sào. Thậm chí trước lúc chết lão còn tìm nơi nhờ cậy gửi gắm mảnh vườn ấy... Cuộc đời lão Hạc thật bi thương. Nhưng giữa cuộc đời khôn khó, lão Hạc vẫn ý thức được nhân phẩm của mình. Lòng tự trọng của một con người không cho phép lão nhận sự giúp đỡ của ông giáo mà lão biết ông giáo chẳng sung sướng gì hơn lão, và lão càng không cho phép mình phiền luỵ đến bà con lối xóm. Ý thức được điều đó một cách sâu sắc, lão Hạc đã nhịn ăn để dành tiền làm ma cho mình. Ta nhận thấy ở lão một triết lí sôhg cao đẹp biết nhường nào...
Dưới một xã hội đen tốì ngột ngạt, không ít người đã đánh mất nhân phẩm hoặc tha hoá biến chất. Ta cũng dễ dàng tìm thấy họ qua một loạt sáng tác của Nam Cao. Nhưng khác với họ, dù nghèo đến đâu, lão Hạc vẫn sông trong sạch và lương thiện. Chính nhân vật ông giáo đã nhận xét về lão: “Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa gì lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.” Hết kế sinh nhai, lão có thể chọn con đường theo Binh Tư nhưng lão Hạc không làm như thế. Lão thà chết chứ nhất định không bán linh hồn cho quỷ dữ. Đó là một cách sống và xử thế thật đáng trân trọng, phù hợp với đạo lí “thác trong hơn sống đục” của nhân dân ta.
Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất lực; sông thì âm thầm nghèo đói, cô đơn; chết thì quằn quại đau đớn. Tuy thế, lão Hạc lại có những phẩm chất tốt đẹp như hiền lành chất phác, vị tha, nhân hậu, trong sạch và tự trọng... Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ, được Nam Cao miêu tả chân thực với biết bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thông thiết.
(Nguyễn Thị Diệu Hoa, lớp 9A9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội - theo Hướng dẫn tập làm vãn 9, do Vũ Nho chủ biên)
Đề 3. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ, Nhớ rừng')
Bài tham khảo
Thế Lữ được biết đến với vai trò như “người đặt viên gạch đầu tiên cho phong trào Thơ mới”. Thơ ông như một luồng gió lạ, khiến cho người ta say mê vẻ đẹp của cuộc sống, biết hi vọng vào cái xán lạn của cuộc đời. Thế mới biêt hết cái uy phong của một “viên tướng đội quân Việt ngữ” lẫm liệt biết chừng nào! Cái uy phong của “ngôi sao Mới” ấy đã thể hiện rõ trong bài thơ Nhớ rừng — một thi phẩm nổi tiêhg của ông.
Nêu hồn thơ Thế Lữ là “cây đàn muôn điệu” thì Nhớ rừng chính là điệu thơ nổi bật nhất của ông. Giọng điệu bao trùm thi phẩm là sự bi tráng, là “khúc trường ca dữ dội” nói lên bi kịch của cả một thời đại. Bài thơ dựng lên hai khoảng không gian đôi lập: sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự tù túng chật hẹp của vườn bách thú nơi con hổ đang sông. Nét bút lãng mạn của Thế Lữ đã nâng sự đối lập đầy tính bi kịch đó lên để tạo nên âm hưởng hào sảng kì vĩ cho bài thơ, nổi bật là hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo.
Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.
Một “đêm vàng” bên bờ suối, hình ảnh ẩn dụ ở đây thật lộng lẫy và huyền ảo. Nhà thơ không nói đêm trăng mà nói “đêm vàng” khiến cho cảnh vật trở nên huy hoàng, rực rỡ hơn bao giờ hết. Ánh trăng chiếu xuống khu rừng làm cho mọi cảnh vật trở nên lung linh và nhuộm một sắc vàng óng lấp lánh. Tưởng như trên thế gian này có bao nhiêu vàng bạc, trời hút lên rồi trút hết xuống khu rừng. “Uổng ánh trăng tan” cũng là một hình ảnh ẩn dụ đẹp. Ánh trăng chiếu xuôhg mặt nước, mặt nước lung linh hình bóng trăng và ánh trăng dường như tan ra trong dòng nước, nó loang ra, trải dài trên mặt nước mênh mông bát ngát, lấp lánh kì ảo. Con hổ uông nước suối mà như uôhg ánh trăng trong cơn say mồi. Hình ảnh này gợi ta nhớ đến câu ca dao cổ:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Thế Lữ đã thổi hồn thi sĩ vào trái tim con mãnh chúa, nếu không như thế thì làm gì có “đêm vàng”, làm gì có “uống ánh trăng tan”. Thiên nhiên đẹp và quyến rũ quá làm cho giá trị của buổi đêm hôm ấy dường như tăng gấp lên bội phần, càng làm cho vị chúa tể thêm mơ màng, say sưa trong giấc mộng.
Tiếp theo là bức tranh về mưa rừng. Con hổ với sự trầm mặc của một nhà hiền triết, lặng ngắm nhìn “giang sơn” mà làm hổ bá chủ. Những trận mưa giội xuôhg làm tươi mát cả khu rừng, cả rừng núi như mang một sức sống mới dạt dào, tràn trề hơn bao giờ hết. Có một cái gì đó rất trong trẻo, tinh khôi hiện lên trong hình ảnh của câu thơ này. Con thú giờ đây không còn là một thi sĩ nữa mà còn cả cái nhìn của một triết gia, một nhà thông thái. Bức tranh này mang vẻ đẹp của sự nhẹ nhàng, thanh khiết và tinh tế đến kì lạ. Cùng với bức tranh thứ nhất, nó giúp ta hiểu được sự muôn hình muôn vẻ của thiên nhiên hằng lưu dấu ấn trong tâm hồn con hổ.
Từ vai trò của một vị đế vương mà giang sơn là cả núi rừng mênh mông và thăm thẳm. Buổi bình minh ở chôn hoang dã tươi rói sắc màu và thánh thót, du dương âm thanh của muôn thú trong con mắt của vị chúa sơn lâm. Trên ngai vàng ngự trị, con hổ từ từ thưởng thức cái thú vui tiệc rượu của một đấng “quân vương” với cảnh bình minh có cây xanh làm màn che trướng rủ, chim chóc trong rừng là những cung nữ chuyên phục vụ vị chúa oai linh bằng những điệu múa uyển chuyển và tiếng ca réo rắt say mê, tất cả từ từ đưa vị chúa sơn lâm vào giấc ngủ dịu ngọt. Nền tranh rạng rỡ bởi sắc màu của ánh bình minh, bởi cỏ hoa hương rừng ngan ngát. Mỗi vẻ đều ở đây đẹp thâm đẫm hơi thở tự do làm cho bậc “quân vương” say đắm mê mẩn đến ngẩn ngơ.
Bức tranh cuối cùng là cảnh hoàng hôn nơi rừng chiều. Giọng điệu thơ không còn luyến tiếc, thở than mà trở nên mạnh mẽ, đầy chất vấn giận dữ giữa quá khứ và hiện tại. Trong quá khứ, hình ảnh con hổ hiện lên trong tư thế kiêu hùng của một tên bạo chúa tự do và khát máu. Mấy chữ “lênh láng máu” thật là ghê gớm, làm cho ta liên tưởng tới màu của ánh tà dương khi mặt trời buông sắc đỏ vào buổi chiều. Dường như sắc đỏ này đã nhuộm màu thời gian, trở thành kỉ niệm đáng nhớ trong tim con hổ. Nếu rừng núi là kẻ thù thì “sau lưng” gợi ra một không gian bao la vô tận của riêng mặt trời và cũng đồng thời làm hiện lên vẻ bí hiểm của nơi diễn ra trận chiến quyết liệt giữa “chúa tể trên cao” và “mãnh chúa giữa rừng thẳm”. Động từ “chết” khiến mặt trời dường như trở thành một vật thể sông, không còn là một khối cầu lửa vô tri vô giác nữa. Mặt trời là một con thú thảm hại dưới cái nhìn kiêu bạc của vị chúa sơn lâm. Cách dùng cụm từ “mảnh mặt trời” làm cho hình ảnh mặt trời dường như trở nên tầm thường, không sánh được với kì phùng địch thủ của mình trong cuộc thi tài cao thấp quyết liệt để “chiếm lấy riêng phần bí mật”, tầm vóc của con hổ ở đây trở nên kì vĩ hơn cả vũ trụ... Bức tranh tứ bình cuối cùng này đã thể hiện bàn chân ngạo nghễ oai linh tột cùng của một kẻ thông trị vũ trụ. Con hổ đã trở thành chúa tể của muôn loài. Quá khứ tự do vĩ đại như thế thử hỏi tại sao hiện tại con hổ lại không “gặm” căm hờn khi bị giam hãm được.
Những nỗi nhớ hiện lên dồn dập như trong một cuốn phim. Liên tiếp những “nào đâu”, “đâu những”,... khiến cho nỗi nhớ về “ngày xưa” thật da diết và khắc khoải. Trong không gian hùng vĩ và nên thơ với “bóng cả cây già”, con hổ mơ màng như một thi sĩ, trầm tư như một hiền nhân, quyền uy như một đế vương và quyết đoán như một vị chúa tể. Cái “ngày xưa” ấy đã qua và sẽ không bao giờ có thể trở lại được nữa. Những vinh quang tột đĩnh sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có tự do. Sau những hình ảnh khoáng đạt là nỗi buồn sâu nặng, đau đớn. Sự tuyệt vọng của con hổ đặc quánh và đắng chát ở câu thơ:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nhớ rừng không chỉ có sức hấp dẫn của một thi phẩm, mà còn có vẻ đẹp quyến rũ của một kiệt tác hội hoạ. Lời thơ biến hoá một cách tự nhiên, giọng điệu thơ cháy bỏng nuối tiếc. Nhớ về quá khứ thi giọng thơ hùng tráng, dữ dội, quay về với thực tại thì giọng thơ trở nên buồn tẻ, ngao ngán! Điều đó kết tụ thành nỗi thống thiết, tuyệt vọng ở câu thơ cuối cùng:
Hỡi cảnh rừng ghé gớm của ta ơi!
Đoạn trích nói riêng và bài thơ Nhớ rừng nói chung đã hoàn thành được sứ mạng lịch sử của mình, nó như một bản tuyên ngôn giành quyền sông cho Thơ mới.
Khép trang sách lại, tâm trí ta như vương vấn với những vẻ đẹp thiên nhiên và với một khát vọng tự do cháy bỏng. Phải chăng khi viết bài thơ này, tác giả không chỉ thể hiện hoàn cảnh trớ trêu của con hổ, mà còn muốn nói lên niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sông tù túng, tầm thường, giả dốỉ và lòng yêu nước thầm kín của người Việt Nam lúc bây giờ? Khát vọng cao cả ây vẫn mãnh liệt đến mức đủ chinh phục và ngân vọng mãi trong trái tim người đọc mọi thời.
(Nguyễn Hoàng Lan, lớp 9A9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội - theo Hướng dẫn tập làm văn 9- Vũ Nho chủ biên)
Đề 4. Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ
“Muốn làm thằng Cuội”.
Bài tham khảo
Nước gợn sông Đà con cá nhảy Mây trùm non Tản cánh diều bay.
Tản Đà là bút danh của nhà thơ Nguyễn Khắc Hiếu, được ghép tên núi Tản (núi Tản Viên hay còn gọi là núi Ba Vì) và sông Đà, thuộc địa phận Sơn Tây cũ, quê hương của tác giả. Trên văn đàn đầu thế kỉ XX, tên tuổi của Tản Đà “nổi lên như một hiện tượng đột xuất, dồi dào năng lực sáng tạo”. Ông đã đem lại cho thi ca Việt Nam một sức sông mới, một khẳng định cho sự cách tân mạnh mẽ của trào lưu Thơ mới lúc đó và mãi mãi sau này.
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam nửa Tây nửa ta, thơ Tản Đà phản ánh sự bất bình trước xã hội rối ren, ngột ngạt, đồng thời thể hiện một hồn thơ vừa bay bổng vừa phóng khoáng trong trái tim đa tình của người nghệ sĩ.
Thoát trần lên trăng là chủ đề của bài thơ Muốn làm thằng Cuội in lần đầu trong tác phẩm Khối tình con vào năm 1917. Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện khát vọng được giải thoát khỏi cõi đời ô trọc đương thời để đến với một thế giới đẹp đẽ tự do. Bài thơ đã bộc lộ nét đặc trưng về phong cách thơ Tản Đà, điều mà người ta quen gọi là lãng mạn phong tình và “ngông”.
Muốn làm thằng Cuội được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú của thơ Đường, niêm luật rõ ràng, đối ý đối thanh rất chuẩn, giọng điệu chung của bài thơ thể hiện tâm tình tha thiết của thi sĩ. Ngay ở hai câu đề:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
đã bộc bạch tâm trạng của nhà thơ trong đêm thu trăng sáng. Thi sĩ một mình than thở với vẻ đẹp huyền ảo của cảnh vật mà cũng không khoả lấp được nỗi buồn canh cánh trong lòng. Nhà thơ bất bình trước thực tại xã hội đen tối, bế tắc. Cuộc sống ngột ngạt, tù túng, bế tắc làm sao dung nạp được một tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do như Tản Đà? Trái tim muốn cất cánh bay xa, nhưng biết đi đâu khi xã hội thực dân phong kiến đương thời như một nhà tù lớn giam hãm con người, Để cách biệt hẳn với cõi tù trần gian lắm nhiễu nhương, buồn khổ, thi sĩ đã chọn mặt trăng, một địa điểm tuyệt vời và hoàn toàn tĩnh lặng để tha hồ giãi bày tâm sự.
Nhà thơ gọi trăng là chị Hằng, xưng em, nghe mới êm ái và dịu ngọt làm sao! Nếu chị Hằng nghe được chắc hẳn cũng xao xuyến, bồi hồi bởi giọng điệu tha thiết của nhà thơ khi ướm hỏi có kẻ nào chán đời đã trốn lên cõi tiên trước mình:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Rồi mới khẩn khoản thỉnh cầu:
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Dường như nhà thơ ước muôn trở lại làm trẻ con như thuở nào để cứ mỗi đêm Trung thu rước đèn, phá cỗ trông trăng, lại thi nhau tìm cây đa, chú Cuội và thầm mong ước được chị Hằng “nhắc lên chơi” để vui vầy thoả thích với trăng sao, mây gió. Ước trở lại tuổi ấu thơ hồn nhiên trong sáng là để giũ sạch bụi trần, gỡ bỏ ngoài tai ngoài mắt “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong suốt nửa đời người. Bỗng chóc nhà thơ trở lại tuổi thơ với giọng điệu nũng nịu, thiết tha của lời thỉnh nguyện đặc biệt có một không hai này. Cảnh và tình trong hai câu đề là nỗi buồn thấm thìa nhưng giọng điệu lại lộ ra nét hóm hỉnh.
Nếu ở câu thực, nỗi buồn chỉ còn phảng phất thì đến hai câu luận niềm vui được bộc lộ khá rõ khi nhà thơ tưởng tượng mình đang sống cùng tiên nữ Hằng Nga ở trong cung trăng:
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
Nhà thơ “muôn làm thằng Cuội” để giải thoát nỗi buồn tích tụ bấy lâu nay. Sông trên cung trăng, thi sĩ vừa thoát khỏi cảnh đục trong của chôn nhân gian, vừa thoả mãn thú tiêu dao được bầu bạn “cùng gió, cùng mây”. Nhưng thích nhất vẫn là được kề vai sát cánh với người đẹp Hằng Nga để cùng tựa vai nhau, ngạo nghễ nhìn ngắm thế gian:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Tâm trạng nhà thơ khi đã thoát tục lên tiên, nhìn xuống trần gian thấy thế giới thật nhỏ bé, chật chội, tù túng với đủ mọi chuyện nực cười. Nhà thơ muôn được thành tiên để cười vào thói bon chen danh lợi và cảnh lo toan miếng cơm manh áo chật vật của kiếp người nơi trần thế.
Nếu hai câu luận giông như một lời tự nhủ: “Có bầu có bạn can chi tủi” thì đến hai câu kết cái cười đã bật lên thành tiếng: “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Sau chuỗi cười dài ấy, thi sĩ từ cõi mộng trở về cõi thực thì nỗi buồn lại đầy ắp trái tim; mong được lên tiên chỉ là niềm vui tinh thần để được tự do của Tản Đà. Nó là ảo giác, là khát vọng ám ảnh bởi nhà thơ suốt đời phải sông trong thực tế phũ phàng. Bài thơ không gây ra cảm giác bi quan, yếu thế mà gợi lên nỗi buồn man mác, thôi thúc người đọc đến với tự do, đến với những gì đẹp đẽ nhất, hoàn mĩ nhất.
Muốn làm thằng Cuội là bài thơ khá tiêu biểu cho hồn thơ Tản Đà, một nhà thơ nổi tiếng là “ngông”. Cùng thời với ông và muộn hơn một chút, Chế Lan Viên tìm đến “Điêu tàn”, đổ nát, sông cô đơn với quá khứ đau thương; còn Xuân Diệu say đắm với tình yêu đôi lứa; Huy Cận giấu mình vào “Vũ trụ ca”, Vũ Hoàng Chương triền miên với thơ “Say”,... còn Tản Đà lại xin chị Hằng cho trôn lên cung Quảng để vui thú với cõi tiên.
Tản Đà “ngông” vì muôn được làm bạn với Hằng Nga, với gió, với mây và được thành tri âm tri kỉ với chị Hằng. Trong xã hội thối nát đương thời, bao kẻ vì ham chữ “danh” và chữ “lợi” mà đánh mất hết nhân cách, nhà thơ “ngông” của chúng ta muôn thoát tục để giữ mình được trong sạch, để hướng tới một sự tự do cao cả. Đó là cái trái khoáy đáng quý, đáng trân trọng về nhân cách của thi sĩ.
Bài thơ Muốn làm thằng Cuội hay về nội dung ý nghĩa, độc đáo về sáng tạo nghệ thuật. Nó tiêu biểu cho phong cách tài hoa của nhà thơ núi
Tản sông Đà. Bài thơ được dệt lên bằng bút pháp lãng mạn, bằng trái tim nhân hậu của nhà thơ. Tuy được viết theo thể thơ Đường luật nhưng bài thơ vẫn thể hiện được nét tự nhiên, đồng thời còn phảng phất âm hưởng của ca dao dân ca như một sự Việt hoá thành công.
Đọc Muốn làm thằng Cuội, chúng ta thấy toát lên một nỗi buồn chán trước toàn cảnh thực tại của xã hội đương thời. Nhà thơ muốn thoát lì khỏi hiện thực đen tối bằng mộng tưởng. Đây là giấc mộng táo bạo, hợp với tính cách của con người nhà thơ. Nỗi buồn của Tản Đà không dừng lại ở nỗi buồn thời thế của riêng ai mà là nỗi buồn cho thời đại, cho viễn cảnh của xã hội, cho tâm trạng chung của tầng lớp tri thức, nghệ sĩ trong xã hội thời bấy giờ.
(Trần Minh Trang, lớp 9A9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội - theo Hướng dẫn Tập làm văn 9- Vũ Nho biên soạn)
Đề 5. Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go.
Bài tham khảo
Văn học muôn đời vẫn đầy ắp tình thương. Nhiệm vụ của nó là thể hiện và ngợi ca những tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sông của con người. Chính vì vậy mà tình mẫu tử được đưa vào thơ ca và trở thành chủ đề không bao giờ vơi cạn. Mây và sóng là một trong những bài thơ như thế. Với thi pháp độc đáo, thi phẩm đã ngợi ca tình cảm của đứa con dành cho mẹ. Sức gợi cảm của bài thơ không chỉ là nghệ thuật đặc sắc mà còn ở chiều sâu ý nghĩa của một vẻ đẹp chan chứa tình cảm thiêng liêng của con người.
Bài thơ là lời kể của một em bé, được chia thành hai phần có nhịp điệu giống nhau, nhưng các từ ngữ, hình ảnh có sự khác biệt mới mẻ và mức độ tình cảm của em bé dành cho mẹ phát triển ngày càng sâu sắc mạnh mẽ hơn. Chính điều này làm nên sức hấp dẫn của bài thơ.
Phần thứ nhất của bài thơ, em bé kể về việc mình được rủ đi chơi và em đã từ chòi; phần thứ hai là sự sáng tạo ra trò chơi của em bé. Tình yêu mẹ là điều không mới mẻ nhưng ở đây tình cảm bộc lộ một cách không giông lẽ thường mà nó vượt qua mọi thử thách, vượt qua mọi cám dỗ ở đời. Hai phần của bài thơ đứng cạnh nhau, giúp chúng ta hiểu rõ về tình cảm sâu sắc và trọn vẹn của em bé dành cho mẹ.
Những trò chơi trên mây, dưới sóng được mời chào rất lí thú và hấp dẫn trên nền của bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng đã gợi lên trong lòng con người sự ham mê khó có thể cưỡng lại được... Chúng ta tưởng tượng những trò chơi đó chỉ có thể có ở xứ sỏ thần tiên hay ở cõi thiên đường huyền bí:
Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
Bọn tờ chơi với bỉnh minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.
Trẻ em ai chẳng thích đi chơi, nhất là khi trò chơi lại thú vị và lôi cuốn như thế. Vậy mà những lạc thú vui chơi nào đã dừng lại! Càng về sau chúng càng rủ rê, chèo kéo tha thiết hơn, sôi nổi hơn, hết lần này đến lần khác, và mỗi lần càng lí thú hơn, hấp dẫn hơn:
Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn.
Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.
Thật là những thú vui đến trong mơ cũng khó thú vị hơn, lời mời ngọt ngào, ngay cả người lớn cũng khó cưỡng nổi nữa là trẻ con. Chúng ta nghe lời hỏi của đứa bé để thấy Ta-go am hiểu tâm lí trẻ em như thế nào:
Nhưng làm thế nào mình lên đó được?
Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?
Những lời hỏi thể hiện mong muôn được chơi của bé. Vậy mà bỗng chốc em đã từ chối tất cả chỉ vì một lí do đơn giản nhưng tràn ngập tình yêu thương:
Mẹ mình đang đợi mình ở nhà ... Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?
Hoặc:
Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?
Lời khước từ ngây thơ nhưng chân thật đó như một minh chứng cao đẹp cho tình mẫu tử thiêng liêng và sâu sắc của nhân vật trữ tình trong tác phẩm của Ta-go. Những thú vui dù hấp dẫn, dù đáng mơ ước đến đâu cũng không thể vượt qua hình ảnh ấm áp của mẹ trong trái tim em bé. Dường như em bé hiểu rằng, khi được ở bên mẹ thì cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn bất cứ xứ sở thần tiên nào. Em hiểu được niềm hạnh phúc của tình yêu thương và sự nâng niu, chiều chuộng của mẹ sẽ đem lại cho em những điều cần thiết hơn tất cả những thú vui hấp dẫn khác trên cõi đời này. Em bé đã sớm nhận thức được những trò chơi trên mây dưới sóng với bạn bè trong chóc lát không thể thay thế những giây phút được kề cận bên mẹ. Được gần gũi bên người mẹ thân yêu thay vì những thú vui chốc lát chính là niềm hạnh phúc của sự hi sinh.
Nếu bài thơ chỉ đừng lại ở đó thì Ta-go cũng không thể vượt qua biên giới mà đến với chúng ta, với năm châu bạn bè được. Ở phần thứ hai, với trí tưởng tượng và tình cảm tha thiết, em bé đã nghĩ ra trò chơi hết sức thú vị. Dựa trên những thú vui thần tiên mà em vừa nghe kể để sáng tạo ra trò chơi cho riêng mình. Ớ đó cũng có mây và trăng, lại không thể thiếu sóng biển và bến bờ kì lạ... nhưng điều quý giá nhất trong những trò chơi của em bé là có cả mẹ nữa.
Từ chối niềm vui riêng của mình để vui cùng mẹ là cả một quá trình diễn biến tâm lí sinh động và thú vị, đặc biệt cho cả hai mẹ con. Em hiểu sâu sắc rằng niềm vui của mình chỉ trở nên trọn vẹn khi có mẹ ở bên và ngược lại. Hai mẹ con không chỉ chơi với mây và sóng mà chính họ đã hoá thân vào mây và sóng:
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
Đây không còn là trò chơi bình thường nữa mà là trò chơi muôn đời bền vững và trường tồn, không bao giờ nhàm chán. Bởi lẽ trong đó hình ảnh đẹp tuyệt vời của hai mẹ con quấn quýt bên nhau trong tình yêu lớn lao và cao cả:
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Dư âm của tiếng cười như những giọt pha lê ngân mãi trong lòng chúng ta bởi niềm vui bất tận của tình mẫu tử thiêng liêng và kì diệu. Niềm vui đó được ủ lún, như của riêng hai mẹ con mà người ngoài không ai tìm được:
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý đã hoà vào vũ trụ và cuộc sông xung quanh. Nó hiện hữu ở mọi nơi trên thế gian để khẳng định tình yêu thương có sức mạnh biến đổi không lường.
Qua câu chuyện thần tiên giản dị đó, bài thơ còn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ là lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng mà còn là những suy ngẫm về cuộc sông. Cũng như những trò chơi trên mây dưới sóng, cuộc sông có rất nhiều cám dỗ mà mỗi con người rất khó vượt qua. Nhưng người ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách ấy bằng sức mạnh tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời. Tình mẹ con là một trong những chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, nó làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Cũng như em bé đã hướng lòng mình vào sự vĩnh cửu của tình mẫu tử, chúng ta luôn tin tưởng vào sức mạnh trường tồn của tình cảm con người. Nhờ đó con người có đủ dũng cảm đối mặt với mọi cám dỗ, mọi thử thách trong cuộc sống bộn bề gian khó hôm nay.
Ta-go đã lựa chọn một đề tài rất độc đáo cho thi phẩm của mình: tình yêu thương đầy hi sinh và sự sáng tạo của đứa con đối với mẹ - điều mà từ trước tới nay rất ít người đề cập. Và ông đã thành công trong việc mô tả, ngợi ca nó bằng hình thức đối thoại trong lời kể của em bé, lồng vào bức tranh thiên nhiên thơ mộng đầy sức sống. Bài thơ đã thành công khi thể hiện những suy ngẫm sâu sắc, tâm hồn và trái tim mơ mộng của con người.
(Lê Hoàng Hoa, lớp 9A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - theo Hướng dẫn tập làm văn 9 - Vũ Nho biên soạn)
Đề 6. Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài “Ánh trăng” của
Nguyễn Duy.
Bài tham khảo
Cuộc sôhg là những chuỗi chuyển biến và đổi thay mà con người không thể nào lường được. Đôi khi chúng ta bị cuôh theo dòng chảy bất tận của nó mà vội vã bỏ quên những giá trị, những nghĩa tình thuỷ chung cũng chưa xa trong quá khứ. Sau cuộc kháng chiến chông đế quốc Mĩ vĩ đại của dân tộc - cuộc chiến mà biết bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ xuông cho sự thông nhất của dân tộc, cuộc chiến mà hiển hiện trong đó bao nhiêu chiến công lẫy lừng, bao nhiêu tấm gương hi sinh anh dũng, chúng ta thật xót xa khi phải chứng kiến sự thờ ơ, lạnh nhạt của con người trước những năm tháng không thể nào quên ấy. Nhiều tác phẩm lúc bấy giờ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đầy ngỡ ngàng và chua xót với cái xã hội đang quẩn quanh trong nỗi lo cơm áo gạo tiền. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một trong số đó.
Tác giả đặt nhan đề cho bài thơ là Ánh trăng. Quả thật xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh ánh trăng - vầng trăng của đồng quê, của rừng vàng biển bạc. vầng trăng ấy đã theo tác giả từ thuở còn thơ cho đến những năm tháng nhọc nhằn của con người với vẻ đẹp tuy hoang sơ mà kì diệu. Cao hơn nữa, con người và vầng trăng đã trở thành tri kỉ. Sợi dây gắn bó môì quan hệ bền chặt, với bao nhiêu chuyển biến của thời gian đến mức nhà thơ phải thốt lên:
ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa
Nhưng cuộc đời không phải là sự kéo dài thẳng tắp của ngày hôm nay, không phải bao giờ cũng đi theo dự tính của con người. Cái mà hôm qua chúng ta nâng niu, trân trọng bao nhiêu thì hôm nay rất có thể trở nên thừa thãi, vô nghĩa bấy nhiêu. Quá khứ dù đẹp đẽ đến đâu vẫn cũng là quá khứ, vẫn có thể bị che khuất bởi những lo toan dự định với bao khát vọng ước mơ của đời sông thường ngày. Ớ đây tác giả kể lại câu chuyện đầy cay đắng của một vầng trăng bị lãng quên, bị lấn át bởi “ánh điện cửa gương”. Trong tâm trí con người, vầng trăng tri kỉ của những ngày chưa xa ấy, chua xót thay đã bị trở thành “người dưng qua đường”. Cái ngỡ thân quen xưa nay trở thành âm thầm xa lạ. Rồi ngay sau đó, nhà thơ tạo nên bước ngoặt của tác phẩm khi để tình huống bất ngờ “đèn điện tắt” xảy ra. Lúc đó con người đối diện với vầng trăng tròn trịa ân tình trong quá khứ. Chợt họ nhận ra được vẻ đẹp và giá trị đích thực của ngày xưa ẩn sau sự dịu dàng và bao dung của ánh trăng.
Trên cơ sở đó, tác giả viết khổ cuối, khổ thơ chứa đầy ý nghĩa triết lí sâu sắc của toàn bài thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình.
Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn cao thượng đến lạ lùng mặc cho con người có thờ ơ lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với vẻ đẹp tự nhiên thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ thiếu thôn mà nghĩa tình, cho tâm lòng của nhân dân yêu thương, che chở, đùm bọc cách mạng:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân nghĩa thuỷ chung của một thời oanh liệt - dù đã lùi xa vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy, viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người làm tác giả thêm day dứt, hôi hận trước toà án lương tâm. Quả thật, chẳng có toà án nào xét sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri sâu thẳm mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm đối với quá khứ. Sự cao thượng, vị tha của vầng trăng - bất chấp vô tình xa lạ - buộc con người phải suy nghĩ lại chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao cuộc sông thị thành, với bộn bề lo toan thường nhật chỉ trong ba năm có thể làm cho người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửa đạn thiếu thốn và sự ấm áp tình đồng đội, vòng tay che chở của nhân dân? vẫn biết không có gì là mãi mãi trước sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng điều đang xảy ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.
Con người ta lãng quên nhanh quá! Còn vầng trăng nặng lòng toả sáng đêm đêm:
Ánh trăng im phăng phắc
cho ta thấy được sự bao dung, cao cả của vầng trăng quá khứ. Nó lặng im trước sự bội bạc của con người, cái lặng im dịu dàng tha thứ nhưng lại như một lời trách cứ nghiêm khắc xoáy vào tâm hồn nhà thơ. Thật lạ, chính sự im lặng ấy có sức mạnh khiến cho con người phải giật mình nghĩ lại. Họ nhận ra giá trị của những điều mình đã bỏ quên - quá khứ của chính mình, một thời hào hùng, oanh liệt của dân tộc: Đủ cho ta giật mỉnh\
Giọng thơ như một lời tâm tình, thủ thỉ đầy trải nghiệm, từ “giật mình” được tác giả sử dụng rất khéo léo, kết hợp với nhịp thơ liền mạch giàu sức biểu cảm làm toát lên ý nghĩa của toàn bài thơ. Nó không chỉ thể hiện sự ân hận của con người mà còn gửi gắm bên trong nhiều điều nhà thơ muôn nói với cái xã hội đang quay cuồng trong vòng xoáy lo toan và mưu tính.
Không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và lại càng không có tương lai. Tất cả những gì chúng ta đang có đều dựa trên thành quả của những ngày đã qua. Tất cả những gì chúng ta đang làm đều là nối tiếp những điều cha ông chúng ta và chính chúng ta đã làm trong quá khứ. Phải trân trọng và giữ gìn quá khứ để có thể hướng tới tương lai. Phải chăng đó chính là triết lí mà tác giả Nguyễn Duy muốn gởi gắm đến người đọc qua những vần thơ?
Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn con người và xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Bài thơ Ánh trăng, với những đặc sắc riêng về nghệ thuật và nội dung, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. Khổ cuối bài thơ là sự “giật mình” của con người, hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lí về cuộc sông và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội chúng ta.
(Phan Tuấn Ngọc, lớp 9A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội - theo Hướng dẫn Tập làm văn 9- Vũ Nho chủ biên)