Soạn Văn 9: Nói với con

  • Nói với con trang 1
  • Nói với con trang 2
  • Nói với con trang 3
  • Nói với con trang 4
  • Nói với con trang 5
  • Nói với con trang 6
  • Nói với con trang 7
  • Nói với con trang 8
  • Nói với con trang 9
  • Nói với con trang 10
NÓI VỚI CON
Y Phương
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả: Nhà thơ Y Phương, dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng. Y Phương từng nhập ngũ, phục vụ trong quân đội, sau đó về công tác tại Sở Văn hoá - Thông tin Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sảng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
Tác phẩm: Qua bài thơ Nói với con, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình hết sức ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với què hương và ý chí vươn lển trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Mượn lời nói vời con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dường mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?
+ Mạch thơ; Mượn lời nói với con của một người cha, nhà thơ đã gợi
về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người và từ tình cảm gia đình đã mở rộng đến tình cảm quê hương, từ đó nâng lên thành lẽ sông thiêng liêng của mỗi con người. Bô" cục của bài thơ cũng đã thể hiện ý tưởng đó.
+ Bố cục: gồm hai đoạn.
Đoạn 1 (11 câu đầu): tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui.
Đoạn 2 (17 câu còn lại): truyền thông nghĩa tình, sức sông mạnh mẽ của con người quê hương.
Câu 2. Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên diêu đó.
+ Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ
Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười
Đó là bức tranh đầm âm về hạnh phúc gia đình. Con được lớn lên trong sự yêu thương, che chở bao bọc của cha mẹ. Bước đi đầu tiên trong đời của con thật trang trọng, thiêng liêng. Chân phải có cha nâng, chân trái có mẹ đỡ. Cha mẹ là cái đích để cho con hướng tới. Tiếng nói dịu dàng của mẹ, nụ cười đôn hậu của cha đã khích lệ con để con an tâm bước tới.
+ Con được lổn lên trong sự đùm bọc của quê hương
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Con không chỉ được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ mà còn được lớn lên trong bầu không khí tươi vui, tràn đầy niềm lạc quan của người đồng mình: “Đan lờ cài nan hoa - Vách nhà ken câu hát”. Những cánh rừng xanh cho con những bông hoa tươi đẹp. Hoa là biểu tượng cho những gì tinh tuý nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Con đường là hành trình cuộc đời mà con sẽ bước đi, trên con đường ấy có biết bao gian truân, hiểm nguy nhưng đã có những tấm lòng chở che cho con để con vững bước.
Câu 3. Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người “đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải làm như thế nào?
+ Những đức tính của người đồng mình:
Là những con người lạc quan yêu đời:
Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát.
Con người đồng mình dễ thương biết bao. Công cụ lao động bình thường là chiếc lờ bắt cá cũng được những bàn tay tài hoa tạo nên thật dễ thương xinh xắn. Vách nhà được ken bằng những lời hát đắm say, ngọt ngào, tình tứ của những lứa đôi, thật thi vị và lãng mạn.
Là những con người giàu nghị lực ý chí:
Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn
Cách nói thật lạ nhưng đầy ý nghĩa. “Cao đo nỗi buồn” — lí do của nỗi buồn càng lớn càng thể hiện tầm cao của con người; muôn tiến được xa trên đường đời, con người không nên buồn bởi những điều nhỏ nhặt, tầm thường. “Xa nuôi chí lớn” phải có tầm nhìn xa trông rộng thì con người mới đạt được chí lớn của mình, có như thế thì “lên thác xuống ghềnh” mới “không lo cực nhọc”.
— Là những người tuy thô sơ vẻ bề ngoài nhưng đẹp về tâm hồn.
Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Con người miền núi vẻ bề ngoài còn thô ráp vụng về, mộc mạc chân chất, nhưng bên trong họ là những tấm lòng nồng hậu chân thành rất đáng quý, chính họ chứ không ai khác đã “đục đá kê cao quê hương” để làm nên những phong tục, những bản sắc riêng của người đồng mình.
Câu 4. Em cảm nhận như thê nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ? Đỉều lờn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?
+ Tình cảm của người cha đôi với con.- vô cùng trìu mến, thiết tha, với một tình thương con vô bờ. Tình yêu thương ấy như những cánh rừng, như những dòng suối không bao giờ vơi cạn.
+ Điều lớn lao nhất mà cha truyền dạy cho con: niềm mong ước con sẽ kế thừa và phát huy một cách xứng đáng truyền thông của tổ tiên, của quê hương, tạo cho con một niềm tin thật mạnh mẽ khi bước vào đời.
Câu 5. Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ.
Đây là một bài thơ khá độc đáo trong cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ:
+ Hình ảnh', mộc mạc, giản dị, giàu sức gợi cảm, thể hiện lời ăn tiêhg nói của đồng bào miền núi.
+ Thể thơ', tự do, không bị gò bó trong câu chữ và vần điệu, phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên.
+ Giọng thơ', tha thiết, trìu mêh, ấm áp và tin cậy.
“Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt những màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một sắc màu chủ đạo, âm điệu chính là bổn sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, một phong cách mới”.
(Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam)
Tư LIỆU THAM KHẢO
Nhà thơ Y Phương nói về bài thơ “Nói với con”
Hỏi'. Trong đời sống thi ca của thế giới và Việt Nam, có rất nhiều nhà thơ đã viết những bài thơ tặng con mình nhăn một sự kiện nào đó. Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ được viết ra trong hoàn cảnh nào? Điều gì đã thôi thúc nhà thơ viết một bài thơ dài như vậy?
Trả lời: Tôi viết bài thơ này khi đất nước đã thông nhất. Tôi từ chiến trường miền Nam trở về quê hương lấy vợ, sinh con. Khi đó cuộc sống còn rất khó khăn. Nhưng tôi lại thấy rằng trong khó khăn, gian khổ, thậm chí trong cả hiểm nguy nữa, con người lại cư xử với nhau rất tốt, sẵn sàng san sẻ mọi thứ cho nhau. Tính cách cao đẹp của con người được bộc lộ trong hoàn cảnh đó. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống dần thay đổi, tôi nhận ra một số người vì lợi ích riêng mà đã đánh hỏng mất bản chất cao đẹp trong con người mình. Chỉ vì một cái lợi nhỏ, họ sẵn sàng lao vào giành giật và làm hại nhau... Tôi viết bài thơ này để nói với con cũng như để căn dặn chính lòng mình là dù có ở hoàn cảnh khó khăn hay tốt đẹp thì vẫn phải giữ lấy cái tâm trong sáng để làm người. Đó chính là hoàn cảnh và cũng chính là ý nghĩa lớn nhất của bài thơ Nói với con.
Hỏi: Triết lí làm người ở dân tộc nào, ở thời đại nào cũng có. Trong bất cứ hoàn cảnh nào con người cũng phải giữ lấy thiền lương của mình. Tại sao nhà thơ lại cảm nhận được triết lí này trong sự biên đổi của xã hội hiện đại?
Trả lời: Trên những sườn núi dựng đứng có những loài hoa rất kì lạ. Chúng sông ở đó, rễ bám chắc vào các kẽ đá rồi hút sương gió, khí trời mà sông. Những bông hoa đó thật đẹp và thật mãnh liệt. Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
Nở chùm hoa trên đá Mùa xuân đâu chịu lùi.
Hoa trên đá chính là tâm hồn, là cốt cách của người miền núi chúng tôi. Người miền núi trọng tình cảm thuỷ chung son sắt, không bị mê hoặc bởi đời sống phù hoa. Trong bất cứ tình huống nào, người miền núi vẫn vậy, đơn sơ và mộc mạc. Qua bài thơ, tôi muôn khẳng định lại điều ấy.
Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới me,
Hỏi: Hai câu thơ mở đầu bài thơ rất lạ lùng. Phải chăng trong đó ẩn chứa một tư tưởng, một nét văn hoá đặc sắc nào đó của dân tộc Tày? Cái nhịp điệu thật hài hoà nhưng lại mang đến cảm xúc khá bất ngờ. Tại sao không phải là:
Chân trái bước tới cha Chân phải bước tới mẹ.
Điều đó có liên quan đến phong tục nào đó không?
Trả lời: Tất nhiên tôi là đứa con của dân tộc Tày thì mọi ý nghĩ, mọi hình thức thể hiện đều thâm đẫm nền văn hoá đó. Nhưng tôi nghĩ rằng, xét đến tận cùng trong tinh thần của các dân tộc sống trên mảnh đất thiêng liêng này thì chúng ta đều là con một nhà của cha Lạc Long Quân và mẹ Au Cơ. Câu thơ này có tầm khái quát cao. Nó giống như sự phục dựng lại truyền thuyết năm mươi người con theo cha lên rừng và năm mươi người con theo mẹ xuống biển. Những bước chân ấy đã đi theo cha mẹ để mở mang và gìn giữ đất nước Việt Nam ta. “Chân phải” hay “chân trái” ở đây chỉ là một cách nói, không có ý nghĩa nhiều. Nó chỉ có một ý nghĩa lớn nhất là trên mảnh đất thiêng liêng này thì đi đâu, đi về phía nào, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh người cha, người mẹ, người anh em của mình. Đấy là ý nghĩa về sự gắn kết của một dân tộc Việt Nam duy nhất.
Hỏi: Cái nhịp bước chân gắn kết ấy tiếp tục tạo ra những nét cảm xúc rất lạ. Cái nhịp ấy giống như một điệu nhảy hân hoan thì đúng hơn:
Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười
Cái nhịp “chân phải”, “tiếng nói”, “chân trái”, “tiếng cười” đã tạo cho đoạn thơ mở đầu một nhịp điệu rất nhịp nhàng đằm thắm. Động từ “chạm” ở đây có ý nghĩa gì?
Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười
Hai câu thơ này đã lột tả ý nghĩa của hai câu thơ trên. Đất mẹ Việt Nam bao la rộng lớn này đâu đâu cũng có tiếng nói tiếng cười. Một cuộc sống ấm no vui vẻ đã ngự trị ở đây. Khắp nơi, khắp chôn đã vang lên tiếng cười nói thanh bình. Đó chính là điều đầu tiên tôi muôn dạy con biết được. Động từ “chạm” khơi lên một cảm giác nhẹ nhàng, nó vừa gần gũi như thể tiếp xúc trực tiếp với nhau lại vừa tràn đầy sự e lệ, kín đáo. Đó chính là tình trong cuộc sông của xã hội hiện đại.
Hỏi:	Người đồng mình thương lắm con ơi
Một câu thơ thật giản dị nhưng trĩu nặng cảm xúc vì nó được tiếp nối bởi tình cảm cộng đồng lớn lao trong bốn câu thơ mở đầu. Cụm từ “người đồng mình” được các nhà biên soạn giải thích là “Người vùng mình, người miền mình”. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc. Cách giải thích như vậy có đúng không?
Trả lời: “Người đồng mình yêu lắm con ơi” — cách giải thích như thế cũng đúng nhưng nó làm co hẹp lại ý nghĩa của câu thơ. Như tôi đã giải thích, mặc dù những hình ảnh trong bài thơ xuất phát từ cuộc sông của dân tộc tôi trên những miền cao, nhưng cảm xúc ấy thì lại là cảm xúc chung vươn đến mái nhà chung của dân tộc Việt Nam. Vì con đã bước chân ra đi, gặp lại hình ảnh cha, gặp lại hình ảnh mẹ, gặp lại hình ảnh anh chị em của mình trên khắp dải đất hình chữ s này nên cha đã thốt lên. “Người đồng mình” có thể hiểu như trên nhưng ý nghĩa tận cùng của nó là người Việt Nam chúng ta “yêu lắm con ơi”. Hơn nữa, chỉ có thể hiểu theo cách ấy thì mạch cảm xúc mới không bị đứt đoạn so với đoạn thơ trên. Sau câu thơ này, cảm xúc mới thay đổi, đi vào chi tiết hơn. Từ cái tình cảm thiêng liêng bao la của dân tộc Việt Nam, trở lại những gì thật gần gũi của người dân vùng cao.
Hỏi:	Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
“Lờ” và “vách nhà” là hai sự vật rất cụ thể và gần gũi với đời sống của người dân vùng cao. Nhưng tại sao trong khi đan lờ được miều tả rất thực, rất cụ thể là hằng những nan tre thì vách nhà lại được đan kết bằng một vật liệu rất tượng trưng là “câu hát”? Sự cách điệu trong câu thơ thứ hai nhằm mục đích gì?
Trả lời: Cả hai hình ảnh “lờ” và “vách nhà” đều vô cùng gần gũi với người miền núi. Lờ dùng để bắt cá phục vụ cuộc sông hàng ngày. Vách nhà dùng để che chở mưa nắng cho con người. Mặc dù vậy, cái vách nhà ở đây có ý nghĩa đặc biệt hơn những đồ vật gần gũi khác, ở vùng cao vào những đêm trăng, con trai trong vùng thường đến nhà cô gái mà mình yêu thương để ca hát, để thổi sáo, hay để gọi bạn. Những âm thanh tình yêu ấy lọt qua vách nhà đan bằng tre nứa, làm nức lòng những cô gái. “Vách nhà ken câu hát” để chỉ tình yêu và sức sông, đó là những tiếng gọi lứa đôi ngọt ngào của đời sống. Câu thơ thứ nhất: “Đan lờ cài nan hoa” để so sánh rằng cái tiếng gọi của lứa đôi kia nó cũng được thêu dệt, được đan ken khăng khít như chiếc “lờ” vậy.
Hỏỉ: Cái cách dùng hình dáng, tính chất của một sự vật gần gũi để chỉ một tâm sự, một tình cảm của con người xuất hiện nhiều trong dân ca của hất cứ dân tộc nào. Khi viết đoạn thơ này, tác giả có cảm thấy một nhịp điệu quen thuộc trong dân ca của dân tộc Tày?
Trả lời: Tôi lớn lên bằng dòng dân ca đó, thì tất nhiên những gì tôi viết ra đều có một nhịp điệu gần gũi với dân ca. Người miền núi đơn sơ, không nói thậm xưng nhiều, không ví von cao xa mà chỉ lấy những hình ảnh gần gũi nhất để chỉ những cảm xúc gần gũi, chân thật nhất.
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Giống như hai câu thơ trên, hai câu tiếp theo này cũng sử dụng cách so sánh như vậy. Nó giống như một lời tâm sự hơn là một câu thơ. “Rừng cho hoa”. Đấy là cái quy luật hiển nhiên phải thế. Hoa là một “bản chất” không thể thay đổi của rừng. Thì cũng vậy những tâm lòng là một “bản chất” không thể thay đổi của những con đường. Con đường ấy, hàng ngàn con đường như thế đã liên kết con người đồng mình với nhau, khiến cho “người đồng mình” liên kết với nhau dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.
Hỏi: Bài thơ đang tiếp tục với những giá trị chung của con người thì đột ngột tác giả viết:
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Tại sao có sự chuyển hướng cảm xúc riềng tư như vậy? Điều đó có khiến bài thơ mất cân đối không?
Trả lời'. Cảm xúc không hề thay đổi, hai câu thơ này là hệ quả cao nhất, kì diệu nhất mà tất cả những tình cảm được đề cập trước đó vươn tới. Rừng núi, con đường, vách nhà, câu hát,... đã giúp tình yêu đôi lứa trở thành hiện thực. Ngày cưới chính là ngày mà hai tâm hồn con người gắn kết với nhau... Sống đơn sơ chân thành không đánh mất bản chất chung thuỷ của người đồng mình thì con người sẽ được hưởng ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Đó là ngày đầu tiên đẹp nhất. Sau đó sẽ là một chuỗi ngày, một cuộc đời dài lâu đẹp đẽ nếu ta sống đúng với bản chất tốt đẹp của mình.
Hỏi:	Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn
Những tâm sự mà người cha muốn nói với con đã cụ thể hơn rất nhiều so với đoạn thơ thứ hai. Tại sao lại có sự đối lập giữa “cao” và “xa” với “nỗi buồn” và “chí lớn”? Thường thường, trong những lời dạy con, người cha ít khi đề cập đến nỗi buồn mà chỉ hun đúc cho con những ý chí thật mạnh mẽ, một tâm hồn thật trong sáng. Thế nhưng ở câu thơ này, nỗi buồn lại đề cập đến đầu tiền?
Trả lời: Tôi muôn cho con cái hiểu rằng giá trị của con người không phải được đo đếm bằng của cải mà con người đó sở hữu. Giá trị đích thực của con người phải ở tầm cao nhân văn mà con người đang vươn tới. ơ đây, con người không cho phép buồn vì những điều nhỏ nhặt, những nhu cầu vật chất tầm thường, mà nếu có buồn thì con người phải buồn vì sao mình chưa đạt được những đỉnh cao nhân văn nhất. Chính bằng nỗi buồn cùng khát vọng tiến xa trong cuộc đời đã hun đúc nên ý chí của con người. Tôi muôn ngay từ nhỏ, con tôi phải nhận biết được rằng những gì làm nên phần tốt đẹp nhất của cuộc đời chính là những giá trị tinh thần đó chứ không phải vật chất tầm thường.
Hỏi: Những câu thơ “Cao đo nỗi huồn - Xa nuôi chí lớn” khá tôi nghĩa nên rất khó hiểu. Tại sao nhà thơ không tìm một hình thức diễn đạt khác dễ hiểu hơn?
Trả lời: Đúng là hai câu thơ đó khó hiểu nhưng đó là đặc trưng ngôn ngữ của người miền núi, ngắn gọn nhắm thẳng vào sự vật. Câu thơ khó hiểu không phải là tác giả cố ý làm ra thế. Các từ càng ít, câu thơ càng giông như một lời nhắn nhủ, một mệnh lệnh găm thẳng vào tâm hồn người đọc. Hơn nữa những câu thơ sau đã mang lại những giải nghĩa rõ ràng hơn nhiều:
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
Con người khi đã biết những giá trị tinh thần tốt đẹp thì hoàn cảnh đời sông thường nhật không còn ảnh hưởng nhiều đến họ. Sự chấp nhận cuộc sống một cách tự nguyện, không kêu ca, không chê bai, đó chính là cung cách của người miền núi nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Trên đá cằn khô ấy, trong thung cằn cỗi ấy, con người vẫn tìm thấy sự tươi đẹp của cuộc đời.
Hỏi: Đúng là nếu đã biết đến các giá trị tinh thần thì dù sống ở bất cứ nơi đâu con người cũng có thể cảm nhận được niềm vui, được vẻ đẹp cuộc đời, đơn giản đó là vì vẻ đẹp đó, niềm vui đó xuất hiện từ bên trong tâm hồn con người chứ không phải từ hoàn cảnh bên ngoài.
Trả lời: Đúng như vậy. Khi đã cảm nghiệm ra điều ấy, con người sẽ sông hợp với cuộc sông tự nhiên như sông như suôi của mình:
Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc
Đời người giông như một dòng chảy từ núi xuống biển cả. Dòng sông ấy có đoạn gầm gào thác đổ, có đoạn sôi sục lũ rừng nhưng rồi cũng đạt cái êm ả của đồng bằng và cuối cùng là cái mênh mông vĩnh hằng của biển cả. Đó chính là quy luật tự nhiên. Con người hãy như dòng sông biết chấp nhận tất cả thác ghềnh đó, chỉ có điều khi băng qua thác ghềnh đó, con người phải học lây những bài học trong đó. Nếu hiểu như vậy thì mọi khó khăn, gian nguy “lên thác xuống nghềnh” cũng không làm cho con người cực nhọc nản chí.
Hỏi: Cái mà cảm giác thuận theo số phận của mình có phải là một cảm giác “an hài”, một cảm giác “chấp nhận số phận không”? Từ xưa đến nay có rất nhiều triết gia kêu gọi con người hãy biết vượt qua số phận của mình hằng nghị lực, hằng ý chí?
Trả lời-. Sự sông “thuận” theo số phận của mình ở đây không phải là sự chấp nhận số’ phận của mình một cách thụ động. Con người vẫn lên thác xuông ghềnh đây thôi. Điều quan trọng là con người phải hiểu rõ số phận của mình, hiểu rõ khả năng của mình trong khi vẫn vươn tới những chiều cao nhân văn. Chính sự hiểu rõ số phận của mình và từ đó vươn lên những giá trị cao đẹp của con người khiến cho họ:
Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Con người miền núi có thể sống trong những hoàn cảnh khó khăn nhưng họ vẫn không thay đổi bản chất chân thật của mình.
HỎỈ-.	Chẳng mấy ai nhỏ hé đâu con
Đấy không chỉ là lời nhắn nhủ mà còn là lời khẳng định, là niềm tự hào của chính tác giả về những con người quê hương của mình. Đúng là giá trị con người không thể đo bằng của cải mà phải đo hằng tâm hồn họ, ý chí của họ. Những con người đồng mình chân thật và đầy khát vọng nhân văn ấy không thể “bé nhỏ” được. Chính những con người đó đã tạo nên diện mạo quề hương khác hẳn với những triền đồi khô cằn hay những lũng sâu đầy giông hão.
Trả lời'. Đất cằn vẫn còn đó, những cơn lũ rừng vẫn còn đó... nhưng bằng tâm hồn mẫn cảm của mình, người đồng rừng đã làm sáng lên cuộc sông của mình:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục
Mỗi con người, bằng ý chí của mình đóng góp cho quê hương những điều tốt đẹp nhất. Sự đóng góp ấy có thể rất khó khăn, rất vất vả giông như việc đục đá, nhưng con người đã tự nguyện làm điều đó. Và để đáp lại sự hi sinh đó, cuộc sông cộng đồng đã và sẽ đem lại cho mỗi cá nhân bầu không khí đậm chất nhân văn. Phong tục chính là bầu không khí đó. Sự liên kết vô cùng mật thiết giữa cá nhân và cộng đồng đã tạo ra sự tương tác tuyệt vời đó. Con người chỉ cần cô' gắng hết sức mình vì cuộc sông cộng đồng thì đổi lại cuộc sống cộng đồng cũng mang lại niềm vui, sự yên ổn cho con người đó.
Hỏi: Sau tất cả những triết lí đó, khổ thơ cuối cùng lại như một mệnh lệnh, như một lời thủ thỉ, một lời thôi thúc của người cha đối với con mình:
Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường
Không hao giờ nhỏ bé được Nghe con.
Những ý tưởng của bài thơ một lần nữa được nhắc lại ở đoạn thơ cuôi cùng này mang lại cảm xúc gì cho người đọc?
Trả lởi'. Cả bài thơ đã truyền hết cho con những gì tôi đau đáu nhất, những gì tôi tâm đắc nhất, vẻ đẹp tâm hồn con người, lòng vị tha, cha mẹ, quê hương, cuộc sông cá nhân với cộng đồng, niềm tin khát vọng của đời người bài thơ đều đã nhắc đến. Giông như người cha dặn dò trước khi người con bước vào biển cả cuộc đời, tôi muôn nhấn mạnh lại ý tưởng đó. Con người dù bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ địa vị nào “không bao giờ được nhỏ bé”. Đấy là lời nhắn nhủ, đấy là mệnh lệnh, con người phải sống theo mệnh lệnh đó, không thể nhỏ nhoi và hèn kém được.
Hỏi: Tại sao tác giả lại viết bài thơ này theo thể tự do với những câu rất ngắn và có nhiều đoạn khi đọc lên không có cảm giác “êm tai”? Sự khô khan của nhịp điệu bài thơ có ảnh hưởng gỉ đến sự cảm thụ của người đọc?
Trả lởi: Tôi nhắc lại bài thơ này giông như một lời tâm sự của tôi đối với con và dối với chính mình. Những dòng thơ ngắn và thường không có vần với câu thơ kế tiếp càng làm cho chúng giông như một lời nhắn gửi. Những câu thơ như vậy mộc mạc, đơn sơ và chân chất đúng như tâm hồn của người đồng rừng vậy. Chính vì vậy, nhịp điệu bài thơ có vẻ khô khan nhưng nó tạo ra được những yếu tô' thẩm mĩ tích cực khác. Câu thơ bài thơ giông như tiếng nói hàng ngày và do đó gần gũi với tâm hồn người đọc.
Xin cảm ơn nhà thơ.
(Theo Tác giả nói về tác phẩm - Nguyễn Trọng Hoàn)