SGK Công Nghệ 10 - Bài 13. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

  • Bài 13. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón trang 1
  • Bài 13. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón trang 2
  • Bài 13. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón trang 3
	■
ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
— Biết được úng dụng cúa công nghệ vi sinh trong sán xuốt phân bón.
— Biết dưọc một số loại phân vi sinh vột dùng trong sán xuất nông, lâm nghiệp và cách sứ dụng chúng.
- NGUYÊN LÍ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH VẬT
Công nghệ vi sinh nghiên cứu khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống và phát triển kinh tế, xả hội. Úng dụng công nghệ vi sinh, các nhà khoa học đã tạo ra các loại phân vi sinh vật khác nhau phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.
Vé nguyên lí, khi sản xuất một loại phàn vi sinh vật nào đó, người ta nhân, sau đó phối trộn chủng vi sinh vật đặc hiệu (i vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hoá lân...) với một chất nén. Bàng công nghệ này, người ta đã sản xuất được các loại phân vi sinh vật cố định đạm, chuyển hoá lân và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất.
- MỘT SỐ LOẠI PHÂN VI SINH VẬT THƯỜNG DÙNG
Phân vi sinh vật cò định đạm là loại phân bón có chứa các nhóm vi sinh vật cố định
nito tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu (nitragin), hoặc sống hội sinh vói cây lúa và một số cây trồng khác (azogin). Đến nay, quy trình sản xuất phân vi sinh vật cố định đạm cho cây họ Đậu đã được hoàn thiện. Thành phân chính của loại phân bón này gổm : than bùn, vi sinh vật nốt sán cày họ Đậu, các chất khoáng và nguyên tố vi lượng.
Phán vi sinh vật cố định đạm có thể dùng để tám hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất. Tầm hạt giống cần được tiến hành ở nơi ràm mát, tránh ảnh hưởng trực tiếp của ánh náng mặt trời có thể làm chết vi sinh vật.
Sau khi tầm, hạt giống cán được gieo trồng 'và vùi vào đất ngay.
Phân vi sinh vật chuyển hoá lân
Phân vi sinh vật chuyển hoá lân là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hoá lân hữu cơ thành lân vô cơ (photphobacterin), hoặc vi sinh vật chuyên hoá lân khó tan thành lân dẻ tan (phân lân hữu cơ vi sinh).
H'mh 13. Phân lân hữu cơ vi sinh
Phàn lân hữu cơ vi sinh do Việt Nam sản xuất có các thành phân sau :
Than bùn.
Vi sinh vật chuyển hoá lân. Trong mỗi gam phân lân hũu cơ vl sinh có chúa 0,5 tỉ tê' bào vi sinh vật.
Bột phõtphorit hoặc apatit (là hai loại quặng có chúa photpho).
Các nguyên tố khoáng và vi luợng.
Phân vi sinh vật chuyển hoá lân có thể dùng đé tầm hạt giống truớc khi gieo (photphobacterin), hoặc bón trục tiếp vào đất.
Phán vi sinh vật phân giải chất hũu co
Phân vi sinh vật phân giải chất hũu cơ là loại phân bón có chúa các loài vi sinh vật phân giải chất hũu cơ.
Hàng năm đất nhận đuợc luợng lớn chất hũu cơ qua phân bón ; xác động, thục vật sống trong đất. Thành phần chính của xác thục vật là xenlulô. Xenlulô không tụ phân giải đuợc. Quá trình phân giải xenlulô phải có sự tham gia của các enzim do một số vi sinh vật tiết ra. Bón phàn vi sinh vật phân giải chất hũu cơ vào đất có tác dụng thúc đầy quá trình phàn huỷ và phân giải chất hũu cơ trong đất thành các hợp chất khoáng đơn giản mà cây có thể hấp thụ đuợc. Các loại phân vi sinh vật phân giải hũu cơ thuờng gặp là : Estrasol (sản phầm của Nga), Mana (sản phầm của Nhật Bản). Phàn vi sinh vật phân giải chất hũu cơ đuợc bón trục tiếp vào đất.
CÂU HỎI
Thế nào là úng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón ?
Nêu đặc điểm và cách sử dụng của phân vi sinh vật cố định đạm.
Nêu đặc điểm và cách sử dụng của phân vi sinh vật chuyển hoá lân.
Nêu ý nghĩa thục tế của việc bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
THÔNG TIN BỔ SUNG '
Quan hệ cộng sinh là quan hệ sống chung giữa hai sinh vật khác loài ' (ví dụ : yi sinh vật và cây họ Đậu) trong đó cả hai bên đéu có lợi.
Quan hệ hội sinh là quan hệ sóng chung giữa hai sinh vật khác loài (ví dụ : vi sinh vật và cây lúa), trong đó một bên có lợi ích cán thiết, còn bên kia không có lợi ích và cũng không có hại.