SGK Công Nghệ 10 - Bài 51. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

  • Bài 51. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh trang 1
  • Bài 51. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh trang 2
  • Bài 51. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh trang 3
Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh • • • . '
Biết dưọc căn cứ xác dinh tĩnh vực kinh doanh.
Biết đuọc các buớc lựa chọn tĩnh vục kinh doanh.
LĨNH vực KINH DOANH
- XÁC ĐỊNH LĨNH vực KINH DOANH Doanh nghiệp có ba linh vực kinh doanh :
Hình 51. Các lĩnh vực kinh doanh
Căn cú xác định lĩnh vục kinh doanh
Việc xác định lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp quyết định trên co sở các căn cứ co bản sau :
Thị truờng có nhu cầu.
Đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Huy động có hiệu quà mọi nguồn lục của doanh nghiệp và xã hội.
Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến với doanh nghiệp.
Xác định lĩnh vục kinh doanh phù hợp
Linh vực kinh doanh phù hợp là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh, phù hợp với luật pháp và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ :
Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực phù hợp và gân vùng nguyên liệu, hoặc nghé truyền thống thì lựa chọn linh vực kinh doanh sản xuất các sản phầm cung ứng cho thị trường như : Các doanh nghiệp kinh doanh ở làng gốm Bát Tràng, mộc Đổng Kị...
ơ các thành phố, các khu đô thị nên lựa chọn lĩnh vực kỉnh doanh thương mại, dịch vụ.
ơ nông thôn : Kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp, kỉ thuật chăn nuôi, giống cây trỗng, vật nuôi..., hoặc các dịch vụ sửa chữa còng cụ lao động và sinh hoạt, may mặc, dịch vụ y tế, văn hoá.
II - LỤA CHỌN LĨNH vực KINH DOANH
Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp phải được tiến hành một cách thận trọng, đảm bảo tính hiện thực và hiệu quả của các quyết định. Việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh được tiến hành theo các bước cơ bản sau :
Phân tích
Phân tích môi trường kinh doanh :
+ Nhu cấu thị trường và mức độ thoả mãn nhu cầu của thị trường.
+ Các chính sách và luật pháp hiện hành hên quan đến lỉnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá năng lực đội ngũ lao động của doanh nghiệp :
+ Trình độ chuyên môn.
+ Năng lực quàn lí kinh doanh.
Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp.
Phân tích điều kiện vé kĩ thuật công nghệ.
Phân tích tài chính :
+ Vốn đầu tư kinh doanh và khả năng huy động vốn.
+ Thời gian hoàn vốn đầu tư.
+ Lọi nhuận.
+ Các rủi ro.
Quyết định lụa chọn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhà kinh doanh đi đến quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp.
Ví dụ Một xí nghiệp cơ khí X, năm đâu thành lập, chỉ sản xuất dụng cụ cơ khí cầm tay nhu : búa, kìm, rìu, kéo... Sang năm thú hai, do dự đoán được nhu câu thị trường vé lĩnh vực khách sạn, nhà hàng sẽ phát triển do đó yêu cáu trang trí nội thất sẽ tãng. Giám đốc xí nghiệp quyết định tập trung đáu tư sản xuất bàn ghẽ' cao cấp cho văn phòng, khách sạn, nhà hàng, lớp học, hội trường... Trong một năm, xí nghiệp đã sản xuất được hơn 30 sản phám với hàng nghìn chủng loại, đạt doanh thu trên 3 ti đồng và lãi thu vé trên 200 triệu đông. Từ sô' vốn ban đầu là 500 triệu đóng, nay xí nghiệp đã có số vớn trên 1 tỉ đồng.
Mục tiêu của xí nghiệp đạt doanh thu 10 ti đống và sẽ xuất khầu ra thị trường nước ngoài.
CÂU HỎI
Trình bày các căn cứ lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp ?
Hãy phân tích các bước tiến hành lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.
ở địa phương em có nhũng lĩnh vực kinh doanh nào ? Theo em, lĩnh vực kinh doanh nào là thuận lợi nhất ?