Bài 78: Chuyện quả bầu

  • Bài 78: Chuyện quả bầu trang 1
  • Bài 78: Chuyện quả bầu trang 2
Bải 78
Chuyện quả bầu
1. Kể lại Chuyện quả bầu theo từng đoạn.
Đoạn 1
Ngày xưa có hai vợ chồng vào rừng hái măng, đào củ để kiếm sống. Một hôm, họ bắt được một con dúi. Con dúi kêu van xin được tha; nó hứa sẽ mách cho một điều cực kì bí mật và quan trọng. Con dúi được tha, nó bảo sắp có mưa to gió lớn; nó khuyên hai ông bà nên lấy khúc gỗ khoét rỗng, chuẩn bị lương thực ăn đủ bảy ngày đêm, rồi chui vào, lấy sáp ong bịt kín miệng gỗ, hết hạn bảy ngày đêm mới được chui ra. Nó giục: "Ông bà phải làm gấp đi, kẻo không kịp, tai họa sắp giáng xuống rồi đó!".
Đoạn 2
Hai vợ chồng làm theo lời con dúi. Ông bà còn khuyên mọi người quanh vùng làm theo, nhưng chẳng ai tin, chẳng ai làm. Quả nhiên sau đó, mưa gió ầm ầm, nước từ trời cao trút xuống, núi rừng chìm trong biển nước. Mọi vật, mọi người đều chết hết. Nhờ sống trong ruột khúc gỗ nổi như con thuyền độc mộc mà hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày đêm họ chui ra. Nước đã rút hết. Núi rừng vắng tanh, cỏ cây vàng úa, xơ xác.
Đoạn 3
ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, bà vợ đem quả bầu cất lên giàn bếp. Họ vẫn lầm lũi vào rỉmg đào củ, hái măng kiếm sống như xưa. Thế rồi, một lần hai vợ chồng đi rừng về, bỗng nghe tiếng cười nói từ trong bếp vọng ra. Họ lấy quả bầu xuống, ghé tai nghe tiếng nói lao xao. Người vợ bèn lấy que củi đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu. Tức thì, từ trong quả bầu, những đứa trẻ khôi ngô, nhanh nhẹn nhảy ra. Đứa bé ra đầu, dính than ở mũi dùi nên người hơi đen, đó là người Khơ-mú. Tiếp đến là người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,... lần lượt ra theo. Mỗi đứa bé có một gương mặt, một thứ tiếng riêng, nhưng rất đẹp, rất đáng yêu.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
Kể ỉại toàn bộ Chuyện quả bầu.
Bài làm
Dân tộc Kinh có chuyện Con Rồng, cháu Tiên. Dân tộc Mường ở Hoà Bình có chuyện Đẻ đất, đẻ nước. Có nhiều truyện rất hay, rất cảm động nói về nguồn gốc dân tộc. Người Khơ-mú lại có truyện Chuyên quả hầu giàu ý nghĩa sâu xa.
Sau đây, tôi xin kể lại Chuyên quả bầu.
Ngày xưa, có hai vợ chổng đi rừng kiếm củi, một hôm bắt được một con dúi. Con dúi nói được tiếng người, kêu van xin tha, hứa sẽ báo cho một tin dữ sắp xảy ra. Hai vợ chồng thương con dúi nhỏ bé, tha cho. Con dúi báo sắp có mưa to, gió lớn, lũ lụt khắp nơi. Nó khuyên ân nhân mình phải khoét cây gỗ to, chui vào, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong; chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, mới được chui ra. Và những việc này phải làm gấp.
Hai vợ chồng làm đúng như con dúi dặn. Họ còn khuyên bà con trong vùng làm theo, nhưng chẳng ai tin. Vợ chồng vừa làm xong mọi thứ thì mưa to, gió lớn ầm ầm, nước từ trời cao tuôn xuống như thác. Núi rừng chìm trong bể nước. Đúng bảy ngày đêm trôi qua, hai vợ chồng chui ra. Nước đã rút hết. cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, một tiếng gà gáy, một giọng chim hót.
ít lâu sau, người vợ mang thai rồi sinh ra một quả bầu. Người chồng rất buồn. Người vợ thấy lạ, bèn đem quả bầu cất lên trên giàn bếp.
Ngày tháng dần trôi qua. Thế rồi, một hôm hai vợ chồng từ rừng về, nghe tiếng cười đùa vang lên trong bếp. Họ rất ngạc nhiên khi lấy quả bầu xuống, áp vào tai, nghe tiếng người nói lao xao trong quả bầu. Người vợ liền lấy que củi, đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.
Tức thì, từ trong quả bầu, những con người nhỏ bé nhanh nhẹn nhảy ra. Trước tiên là người Khơ-rnú vì dính than nên hơi đen. Tiếp đến là người Dao, người Tày, người Nùng, người Ba-na,... đến người Mường, người Kinh... Tất cả đều tóc đen.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta ngày nay.