Bài 82: Kể lại một truyện cổ mà em đã đọc: Cái thoi vàng

  • Bài 82: Kể lại một truyện cổ mà em đã đọc: Cái thoi vàng trang 1
  • Bài 82: Kể lại một truyện cổ mà em đã đọc: Cái thoi vàng trang 2
Bài 82
Kể lại một truyện cổ mà em đã đọc
Cái thoi vàng
Ngày xưa có hai chị em mồ côi cha mẹ. Người chị thì lười nhác, người em thì hiền lành, nết na, siêng năng thật thà.
Một hôm, người em đi gánh nước, gàu đứt dây rơi xuống giếng sâu. Cô chị đánh và đuổi em đi. Cô em áo quần phong phanh đi vào rừng sâu, đi mãi đi mãi, qua bao đèo núi, suối, thung lũng. Đói và khát. Chợt cô em thấy một cái hang đẹp, liền đi vào xem. Trước mắt là một lâu đài tráng lệ hiện ra. Không một bóng người, đi sâu vào, cô gặp một cái lò than đỏ rực, trên nướng đầy bánh. Bỗng mấy chiếc bánh thơm phức, vàng rộm kêu lên: "Chị ơi! Chị đưa chúng em ra khỏi lò, nếu chậm thì chúng em sẽ cháy thành than!". Lấy bánh ra, xếp đầy một cái mâm. Bụng đói, nhưng cô gái nghĩ bánh này là của người ta nên không dám ăn chiếc nào.
Cô bé lại đi sâu vào hang. Đi qua một cây lê trái chín trĩu cành. Bỗng có tiếng kêu: "Chị ơi! Chị hái gấp đi, kẻo chúng tôi rụng xuống!". Cô gái vội hái lê xếp đầy một giỏ, đặt ở gốc cây. Lê chín mọng, ngọt ngào. Tuy khát và đói, nhưng cô vẫn không đụng vào một trái nào vì cô nghĩ là không phải của mình. Cô gái lại đi sâu vào lâu đài. Bỗng cô nhìn thấy một bà cụ mặc áo đỏ, đầu bạc phơ, tay chống gậy trúc. Cô gái lễ phép cất tiếng chào: "Cháu chào cụ ạ!...". Bà cụ hiền từ giơ tay vẫy cô gái lại, rồi nói:
Cháu tốt bụng quá, thật thà quá! Sao chỉ đi một mình? Cháu hãy ở lại đây với bà. Chăm chỉ làm lụng giúp bà thì bà sẽ tặng cháu một phần thưởng quý báu.
Nói đoạn, bà cụ lấy bánh và lê chia cho cô gái ăn. Cặp mắt cô bé sáng lên. Bà cụ vui vẻ và ân cần nói chuyện với cô bé.
Cô bé ở lại với bà cụ trong lâu đài. Cô chăm chỉ và khéo léo làm đủ việc. Bà cụ hết lời khen và may cho cô quần áo mới bằng lụa xanh da trời. Đi đâu bà cũng cho cô bé mang túi vải đi theo.
Một ngày trong lâu đài dài lắm. Cô bé bồn chồn nhớ nhà. Cô thưa với bà cụ:
Được ở với bà, cháu sung sướng quá! Nhưng cháu nhớ nhà vô cùng! Bà cho phép cháu về thăm nhà, có được không?
Cháu ngoan lắm, siêng năng, giỏi giang lắm! Trước khi về thăm nhà, bà tặng cháu cái thoi vàng này. Cháu đem về, giữ lấy mà dệt vải, dệt lụa. Thoi vàng sẽ giúp cháu dệt nhanh, dệt đẹp, không ai bằng...
Cô bé giơ hai tay nhận lấy thoi vàng. Cô run run cất tiếng cảm ơn bà cụ. Cụ dẫn cô ra khỏi hang và chỉ đường cho cô về.
Về thăm nhà, với chiếc thoi vàng quý báu, cô gái đã dệt được nhiều vải lụa, gấm vóc. Cô nổi tiếng khắp vùng. Người chị lân la hỏi chuyện. Biết được nguồn gốc chiếc thoi, cô chị bèn đi vào rừng sâu và tìm đến lâu đài. Gặp lò bánh, nghe bánh kêu, cô chị lấy bánh ra, ăn ngon lành hết chiếc này qua chiếc khác. Gặp cây lê, nghe trái lê gọi, cô chị giơ tay hái, ăn hết trái này đến trái kia. Cô chị ăn no nê cho đã thèm. Gặp bà cụ, cô chị sung sướng ở lại. Nhưng suốt ngày chỉ ăn lê, ăn bánh, chẳng hề đụng chân mó tay đến bất cứ công việc nào. Chỉ hai ba ngày sau, cô chị nói với bà cụ xin một báu vật mang về. Cô chị xin cụ cái lò bánh vì cô nghĩ: "Có lò bánh thì chẳng làm mà vẫn có ăn, ăn no, ăn ngon. Cái thoi vàng vẫn phải dệt, phải thức khuya dậy sớm...".
Bà cụ vui vẻ tặng cô chị cái lò bánh và ân cần dặn dò: "Lò này chỉ làm ra bánh cho những người chăm chỉ siêng năng. Cháu hãy tắt lửa đi rồi mang lò bánh về".
Về đến nhà, cô chị hớn hở lắm. Bụng đói cồn cào. Cô chị đốt lò lên. Than hồng rực nhưng chờ mãi vãn không thấy bánh đâu. Còn cô em, mỗi khi ngìmg thoi dệt vải, cô đến bên lò bánh, tức thì một chiếc bánh thơm phức hiện ra. Thấy vậy, cô chị bắt đầu học dệt vải. 'Đôi tay khéo léo, nhanh nhẹn dần lên. Ngày nào cô chăm dệt vải thì ngày ấy cô lại được một chiếc bánh ngon, to và thơm phức.