Bài 80: Người làm đồ chơi

  • Bài 80: Người làm đồ chơi trang 1
  • Bài 80: Người làm đồ chơi trang 2
Đài 80
Người làm đồ chưi
Dựa vào nội dung tóm tắt dưới đây (Tiếng Việt 2, tập hai, tr.134), kể lại từng đoạn câu chuyện Người làm đồ choi.
a. Đoạn 1: Cuộc sống vui vẻ của bác Nhân
Bác Nhân làm nghề nặn đổ chơi bằng bột màu. Bác là người hàng xóm của nhà tôi. Bác rất vui tính. Với đôi bàn tay khéo léo, bác nặn đủ mọi thứ đồ chơi sặc sỡ và ngộ nghĩnh: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con gà, con vịt... Bác bán hàng ở đâu thì lũ trẻ con xúm đến xem và hỏi mua tíu tít. Chiều nào đi bán hàng về, bác cũng kể lại cho tôi nghe bao chuyện vui về lũ trẻ con khi chọn mua đồ chơi của bác.
h. Đoạn 2: Bác Nhân định chuyển nghề
Một hòm, bác Nhân nói với tói: "Bác sắp về quê làm ruộng, không nặn đồ chơi nữa. Đồ chơi bằng nhựa xuất hiện nhiều. Đồ chơi bằng bột màu bị ế...".
Nghe bác nói, tôi suýt khóc, nhưng cố tỏ ra bình tĩnh: "Bác đừng về. Các cháu nhỏ vẫn thích đồ chơi của bác cơ mà. Con giống nào cũng ngộ nghĩnh và có nhiều màu sắc đẹp...".
Bác cảm động ôm lấy tôi.
c. Đoụn 3: Buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân
Hôm sau là buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân. Buổi sáng hôm ấy, tôi đập con lợn đất, đếm được hơn mười nghìn đồng. Tôi chia nhỏ món tiền cho mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác. cổng trường hôm ấy thật đông vui, học sinh đứng quây quần xem và mua đồ chơi của bác Nhân. Bác nặn đồ chơi luôn tay.
Chiều hôm ấy, bác rất vui, nói với tôi: "Buổi bán hàng cuối cùng thế mà đắt khách. Thì ra trẻ con vẫn còn thích đồ chơi nặn bằng bột...". Bác ngừng lại một lát, rồi nắm lấy vai tôi lắc và nói: "Về quê, bác vãn nặn đồ chơi để bán. Nghe nói trẻ con ở nông thôn vãn thích thứ này hơn trẻ con ở thành phố".
Kể lại toàn bộ câu chuyện Người làm đồ choi.
Bài làm
Người làm đồ choi
Người hàng xóm ở cạnh nhà tôi tên là bác Nhân. Bác làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu. Bác rất vui tính và khéo léo. Những con giống như Ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, những con gà, con vịt, con mèo,... trông rất ngộ nghĩnh. Bác ngồi nặn đồ chơi và bán hàng ở chỗ nào là bọn trẻ con xúm lại ngắm xem hoặc hỏi mua rối rít.
Bác rất quý lũ trẻ nhỏ. Chiều chiều đi bán hàng về, bác thường kể cho tôi nghe chuyện ở làng quê bác, chuyện các em thơ thích đồ chơi bác như thế nào.
Mấy ngày gần đây hàng bị ế. Bác hơi buồn. Bác cho biết đồ chơi bằng nhựa màu bán khắp nơi. Bác phải về quê. Nghe bác nói, tôi suýt khóc. Tôi nói với bác:
Bác đừng về. Bác cứ ở lại đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
Nhưng độ này, đồ chơi của bác ế lắm!
Bác ơi! Cháu mua và sẽ rủ các bạn cháu cùng mua.
Mắt bác rơm rớm lệ. Bác ôm lấy tôi. Tôi thấy nghẹn ngào...
Hôm sau là buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân. Sáng ấy, tôi đập con lợn đất nuôi đã mấy tháng nay, đếm được hơn mười nghìn đồng. Tôi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy đứa bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.
Chiều hôm ấy, bác rất vui. Bác tặng tôi hai con giống đẹp nhất gọi là chút tình giữa hai bác cháu. Bác kể: “Hôm nay bác bán hết nhẵn hàng. Thì ra, vãn còn nhiều trẻ con thích hàng của bác”.
Bác còn bảo: “Về quê, bác vẫn nặn đồ chơi để bán. Nghe nói, trẻ con ở nông thôn thích những con giống bằng bột màu này hơn trẻ con thành phố”...
Lê Huyền Tâm
Trường Tiểu học Tĩnh Gia - Thanh Hoá