Bài 79: Bóp nát quả cam

  • Bài 79: Bóp nát quả cam trang 1
  • Bài 79: Bóp nát quả cam trang 2
Bài 79
Bóp nát quả cam
Sắp xếp lại thứ tự các tranh sau (Tiếng Việt 2, tập hai, tr.126) theo đúng nội dung câu chuyện Bóp nát quả cam.
-Tranh số 2 —>Tranhsốl —>Tranh số4 —>Tranh số3.
Dựa vào các tranh đã được sắp xếp lại, kể từng đoạn câu chuyện.
Đoạn l (Tranh số2)
Thời nhà Trần, thế kỷ 13, vua Mông cổ sai sứ giả sang mượn đường để âm mưu xâm chiếm nước ta. Chúng đòi vàng bạc, ngọc lụa, làm đủ điều ngang ngược. Trần Quốc Toản và nhân dân ta vô cùng căm giận.
Đoạn 2 (Tranh số ỉ)
Một buổi sáng, Đức Vua đang cùng các quan đại thần bàn việc nước ở dưới thuyền rồng. Vì mới 16 tuổi, Trần Quốc Toản không được họp dự bàn. Chàng đến bến sông đợi gặp Vua để tâu bày, nói lên hai tiếng "Quyết chiến!". Đợi mãi từ sáng sớm đến non trưa, vẫn chưa được yết kiến Đức Vua. Nóng ruột quá, chàng xông thẳng xuống bến nhung bị quan quân ngăn cản lại. Quốc Toản bùng bùng sát khí, tuốt gươm quát lớn:
Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được ngăn cản ta!
Đoạn 3 (Tranh số4)
Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ. Vua cùng các đại thần ra ngoài mui thuyền. Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
Cho giặc Nguyên Mông mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, Hoài Văn Hầu cúi đầu, đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội!
Vua ân cần nói với cặp mắt nghiêm trang, độ lượng:
Làm trái phép nước, lẽ ra phải chịu tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen. Thật là hồng phúc cho quốc gia, hồng phúc cho vương triều.
Nói rồi, Vua ban cho Hoài Văn Hầu một quả cam.
Đoạn 4 (Tranh sô'3)
Cúi đầu lạy tạ Vua, Quốc Toản bước lên bờ. Mặt chàng vẫn đỏ bừng, lòng chàng vẫn ấm ức vì không được dự hội nghị Vương hầu bàn quốc sự. Vua và triều đình vẫn coi chàng như trẻ con. Chàng nghiên răng khi nghĩ đến quân giặc. Tay bóp nát quả cam lúc nào chàng cũng chẳng hay biết.
Kể lại toàn bộ câu chuyện Bóp nát quả cam.
Bài làm
Bóp nát quả cam
Vua Mông cổ đã nhiều lần sai sứ giả sang sách nhiễu nước ta, làm đủ mọi điều ngang ngược. Lần này, sứ giặc lại đến đòi Triều đình và Vua Trần cho “mượn đường” để đánh Chiêm Thành. Cả Kinh thành Thăng Long xôn xao. Trần Quốc Toản vô cùng căm giận bọn sứ giặc.
Sáng hôm ấy, biết Vua đang họp hội nghị bàn việc nước ở dưới thuyền rồng. Cũng là một Vương hầu, nhưng Trần Quốc Toản mới 16 tuổi nên không được dự. Quốc Toản cứ đứng trên bến Đông Bộ Đầu, quyết đợi gặp vua Trần Nhân Tông để nói hai tiếng “xin đánh”!. Quân cấm vệ canh gác nghiêm mật. Mấy lần Quốc Toản xô ngã mấy người lính, xãm xăm xông xuống bến. Bị giữ lại, Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm quát lớn:
Ta xuống xin bệ kiến nhà vua. Không kẻ nào được ngăn cản ta, không được giữ ta lại.
Quân cấm vệ đứng vây chặt vòng trong vòng ngoài. Bến sông càng trở nên
ồn ào.
Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền tạm nghỉ. Đức Vua và các Vương hầu ra ngoài mui thuyền ngắm cảnh.
Quốc Toản chạy đến, quỳ xuống tâu:
Cho giặc mượn đường là mất nước! Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, Quốc Toản đặt thanh gươm đã tuốt trần lên gáy, cúi đầu xin chịu tội.
Vua truyền cho chàng Vương hầu trẻ tuổi đứng dậy. Ngài ôn tồn bảo:
Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo cho vận mệnh sơn hà xã tắc, thật đáng khen.
Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam như các Vương hầu khác đang dự họp bàn việc nước.
Quốc Toản tạ ơn Vua. Chân bước lên bờ mà lòng còn ấm ức. Chàng nghiến răng khi nghĩ đến lũ giặc cướp nước. Tay cầm quả cam, chàng bóp nát từ bao giờ!
Lê Thị Vân
Trường Tiểu học Nguyễn Siêu - Hà Nội