Giải bài tập Hóa 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòm

  • Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòm trang 1
  • Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòm trang 2
Sự ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO vệ kim loại không bị ăn mòn
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Ăn mòn là sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ãn mòn kim loại :
+ Kim loại có bị ăn mòn hay không phụ thuộc vào các chất có trong môi trường mà nó tiếp xúc.
+ Nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng nhanh.
Cách bảo vệ kim loại không bị ãn mòn :
+ Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường bằng cách sơn, mạ, bôi dầu mỡ,.. .lên bề mặt kim loại hoặc để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ.
+ Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRONG SGK
Bài 1, 2, 3, Trả lời như nội dung SGK. Các thí dụ cần lấy phải chì rõ được hiện tượng về sự ăn mòn kim loại; 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
Lấy 2 thí dụ về việc làm cụ thể phù hợp với biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
Bài 4. Căn cứ vào khái niệm hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học để trả lời. Sự ãn mòn kim loại là hiện tượng hoá học vì có sự biến đổi chất này thành chất khác. Thí dụ : sắt biến thành gỉ sắt màu nâu.
Bài 5. Phương án (a) là đúng.
c. BÀI TẬP BỔ SƯNG VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
II. Bài tập
Bài 1. Sắt tày là sắt được tráng thiếc bên ngoài. Nếu lớp thiếc bị xước thì hiện tượng nào sau đây là đúng ?
Thiếc bị ăn mòn nhanh hơn sắt.
Thiếc và sắt bị ăn mòn như nhau.
c. sắt bị ăn mòn nhanh hơn thiếc.
D. Không kim loại nào bị àn mòn.
Bài 2. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây ?
A. Ngâm trong nước.	B. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng,
c. Ngâm trong dung dịch muối ãn.	D. Ngâm trong dung dịch CuSO4.
Bài 3. Một loại thiết bị làm bằng thép được bảo quản trong trường hợp nào sau đây thì tuổi thọ của nó sẽ dài nhất ?
Không dùng biện pháp nào.
Đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ, được lau chùi sau khi sử dụng, có lớp dầu, mỡ hoặc sơn bên ngoài bảo vệ.
c. Đặt ở nơi khô ráo, không được lau chùi khi sử dụng.
D. Đặt ở nơi ẩm ướt, được lau chùi thường xuyên sau khi sử dụng.
Bài 4. Những vật dụng làm bằng hợp kim sắt cacbon như : dao, búa, liềm, cuốc...sau một thời gian sử dụng, chúng thường bị gỉ. Nêu một số biện pháp chống gỉ.
Bài 5. Nhôm là kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn sắt. Tại sao những vật dụng làm bằng sắt lại nhanh bị gỉ, còn những vật dụng làm bằng nhôm thì khó bị gí ?
Bài 6. Ngâm hai đinh sắt trong hai cốc nước :
Đinh 1 : Ngâm 1/2 trong nước, 1/2 tiếp xúc với không khí.
Đinh 2 : Ngâm ngập trong nước.
Đinh sắt nào bị gỉ nhanh hơn ? Giải thích.
II. Hướng dẫn giải
Bàil.c	Bài 2. B	Bài 3. B
Bài 4. Những vật dụng này bị gỉ là do trong không khí nó tác dụng với các chất trong môi trường như oxi, nước,...tạo ra sắt gỉ.
Đê’ chống gỉ, sau khi sử dụng có thể rửa sạch, lau khô và bôi lớp mỏng dầu mỡ.
Bài 5. Nhôm phản ứng với oxi trong không khí tạo lớp oxit mỏng, bển không cho nước và không khí thấm qua.
Sắt phản ứng với môi trường tạo ra lớp oxit xốp, mềm giống như bọt biển dễ hấp thụ nước, oxi và nhanh bị rã nát.
Bài 6. Đinh sắt 1 nhanh bị gỉ hơn vì nó tiếp xúc trực tiếp với không khí và nước. Còn đinh 2 do ngập hoàn toàn trong nước có lượng oxi ít hơn nên gỉ chậm hơn.