SGK Sinh Học 7 - Bài 15: Giun đất

  • Bài 15: Giun đất trang 1
  • Bài 15: Giun đất trang 2
  • Bài 15: Giun đất trang 3
NGÀNH GIUN ĐỐT
■ Giun dốt phân biệt với Giun tròn ở các đặc điểm : cơ thể phàn đốt, mỗi đốt đều có đôi chán bên, có khoang cơ thể chính thức. Chúng gồm các đại diện như: giun đất, rươi, đỉa.
Bài 15
GIUN ĐẤT
■ Giun đất sông trong đất ẩm ở : ruộng, vườn, nương, rầy, đất rừng. Giun đất thường chui lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn hoặc sau các trận mưa lớn và kéo dài.
I - HÌNH DẠNG NGOÀI (hình 15.1,2)
Hình 15.1. Giun đất
Cơ thể dài, gồm nhiều đốt. Phẩn đầu (1) có miệng , thành cơ phát triển và đai sinh dục (2) chiếm 3 đốt. Hậu môn ở phía đuôi (3).
Hình 15.2. Đặc điểm cấu tạo ngoài Cấu tạo ngoài ỏ phần đầu cơ thể gồm : V òng tơ ở xung quanh mỗi đốt (1) ; Lỗ sinh dục cái (2) ở mặt bụng đai sinh dục (4) ; Lỗ sinh dục đực (3) ở dưới lỗ sinh dục cái.
n-DI CHUYỂN
Hình 15.3. Giun đất bò ở trẽn mặt đất
■ Hình 15.3 vẽ quá trình di chuyên (bò) của giun đất. Sau đây là chú thích kèm theo nhưng sắp xếp không đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun đất.
Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.
Giun chuẩn bị bò.
Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.
Dùng toàn thân và vòng tơ làm chồ dựa, vươn đầu về phía trước.
□ □□□
ra - CẤU TẠO TRONG (hình 15.4, 5)
Hình 15.4. Sơ đồ hệ tiêu hoá 1. Lỗ miệng ; 2. Hầu ; 3. Thực quản ;
4. Diêu ; 5. Dạ dày cơ ; 6. Ruột tịt; 7. Ruột.
Hình 15.5. Sơ đồ hệ tuần hoàn và hệ thần kinh 1. Mạch lưng ; 2. Mạch bụng ; 3. Mạc lĩ vòng vùng hầu có vai trò như tim : 4. Hạch não ; 5. Vòng hầu ; 6. Chuỗi thần kinh bụng.
Em hãy đánh số vào ô trông cho đúng thứ tự các động tác di chuyến của giun.
Hãy dựa vào hình 15.5, so sánh với giun tròn đê tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất ?
IV - DÍNH DƯỠNG
Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hoá chia làm nhiều phần (hình 15.4), thức ăn lấy từ miệng (1), chứa ở diều (4), nghiền nhỏ ở dạ dày cơ (5), được tiêu hoá nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt (6) và hấp thụ qua thành ruột (7).
Sự trao đổi khí (hô hấp) được thực hiện qua da.
Dựa vào thông tin về dinh dưỡng và cấu tạo trong của giun đất, hãy giải thích các hiện tượng sau đây ở giun đất :
Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất ?
Cuốc phải giun đất thây có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ ?
V - SINH SẢN
Giun đất lưỡng tính. Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch (hình 15.6). Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày,
Hình 15.6. Giun đất ghép đôi và kén trứng
thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nở thành giun non.
Co thề gỉun đất đối xứng haỉ bèn, phân đốt và có khoang co thề chính thúc. Nhờ sụ chun dãn co thể kết hợp vóỉ các vòng to mà giun đất di chuyển đuọc. Giun đát có co quan tỉêu hoá phân hoá, hô hâp qua da, có hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh kiều ckuỗỉ hạch. Giun đát luông tính, khỉ sinh sản chúng ghép đôi. Trứng đuợc thụ tỉnh phát triền trong kén để thành giun non.
dâu hói,
Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào ?
Cơ thê giun đất có màu phớt hồng, tại sao ?
Lợi ích của giun đất đôi với đất trồng trọt như thế nào ?
CÓ biết ỹ
Giun đất ôxtrâylia có loài dài tới 2m.
Giun đất có thể đào đất sâu tới 8m. Do hoạt động sống, giun đất đã đùn đất cao lên 0,5 - 0,8cm mồi năm, làm tăng độ phì của đất,
Giun đào đất như thế nào (hình 15.7) ?
+ Kiểu 1 : Khi đất ẩm và tơi, vòi miệng giun vươn ra như mũi dùi, cắm vào đất rồi thành cơ đầu phồng lên làm lồ đào rộng ra. Thành lồ được phần sau cơ thể miết cho nhằn và tròn trịa.
+ Kiểu 2 : Khi gặp đất khô và cứng, giun tiết chất nhầy làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng. Qua ông tiêu hoá của giun, chất mùn được tiêu hoá, đất thải qua hậu môn, đùn trên mặt đất thành đông vụn lổn nhổn được gọi là “phân giun”. Cứ như thế, giun
đào đất suốt đời sổng của mình, đúng như Đacuyn đã nói: giun đất là “chiếc cày song”, cày đất trước con người rất lâu và còn cày đất mãi mãi.