SGK Sinh Học 7 - Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư

  • Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư trang 1
  • Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư trang 2
  • Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư trang 3
  • Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư trang 4
Bài 37
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG cư
I - ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ■ Trên thê giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiêu vảy), luôn luôn ầm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lường cư được phân làm ba bộ :
Bộ Lưỡng cư có đuôi. Đại diện là Cá cóc Tam Đảo (hình 37.1.1) có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.
Bộ Lưỡng cư không đuôi. Có số lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phổ biến trong bộ : ếch cây (hình 37.1.2), ễnh ương (hình 37.1.3) và cóc nhà (hình 37.1.4). Đa số loài hoạt động về ban đêm.
Bộ Lưỡng cư không chân. Đại diện là ếch giun (hình 37.1.5), thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính sông chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lẫn đêm.
Phân biệt 3 bộ Lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất.
n - ĐA DẠNG VỂ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẠP tính
1. Cá cóc Tam Đảo chủ yếu sống ở những suối nước trong thuộc vùng núi Tam Đảo, gặp nguy hiểm trốn vào các hang hốc. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.
2. Ếch cây hay chẫu chàng sống trên cây, bụi cây, rất gần các vực nước. Ngón chân có giác bám lớn leo cây, gặp nguy hiểm nhảy xuống nước hay ẩn vào cây. Hoạt động vào ban đém.
Ênh ương lớn ưa sống trong nước hơn trên cợn, nuốt khí vào cơ thể căng phồng như một chiếc phao bơi, Ịàm kẻ thù phải sợ. Hoạt động vào ban đêm.
Cóc nhà sống trên cạn. Da xù xì có nhiều tuyêh độc. Hai tuyến mang tai lớn. Người ăn phải nhựa cóc, trứng và gan thường bị chết vì ngộ độc. Hoạt động buổi chiều và ban đêm.
Ẽch giun chỉ gặp ở miền núi, sống chui luồn trong hang đất xốp gần ao hồ, đẻ trứng gần nơi có nước. Trứng được ếch cái cuốn lấy để bảo vệ. Tự vệ bằng cách trốn vào khe đất, hoạt động cả ngày và đêm.
Hình 37.1. Một số đại diện Lưỡng cư điển hình ở V iệt Nam
▼ Quan sát hình 37.1. Đọc bảng sau, lựa chọn những câu trả lời thích hợp đê điền vào bảng.
Bảng. Một sô đặc điểm sinh học của Lưỡng cư
Tên đại diện
Đặc điểm nơi sông
Hoạt động
Tập tính tự vệ
1. Cá cóc Tam Đảo
2. Ênh ương lớn
3. Cóc nhà
4. Ếch cây
•
5. Ếch giun
J
Những càu lựa chọn
L
, ,
Chủ yêu sông trong nước
Chủ yếu sống trên cạn
Ưa sống ở nước hơn
Chù yếu sống trên cây, bụi cây
Sống chui luồn ưong hang đất
Ban đêm
Chủ yếu ban đêm
Chiều và đêm
Cà ngày và đêm
Trôn chạy, ẩn nấp
Đoạ nạt
Tiết nhựa độc
- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LƯỠNG cư
Hãy nêu đặc điểm chung của Lưỡng CU' về : môi trường sống, da, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sự sinh sản, sự phát triển cơ thể, đặc điểm nhiệt độ cơ thể.
- VAI TRÒ CỦA LƯỠNG CƯ
■ Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muồi...
Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chừa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Êch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học. •
Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
Lớp Lưỡng cư gồm ba bộ : Lưỡng cư.có đuôi, Lưỡng cư không đuôi vù Lưỡng cư không chân, chúng đều có đời sóng gán bó nhiêu hoạc ít với mồi trường nước.
Lưỡng cư là những động vật có xưong sống có câu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn :■ da trần và ám ướt, di chuyền bằng bốn chi, hô hấp bàng phổi và da, có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, là động vật biến nhiệt, sinh sán trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc'phát triền qua biến thái.
Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư đôi với môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau.
Nêu vai trò của lưỡng cư đôi với con người.
Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày ?
í m có biết Jr
Cóc mang trứng (1) ở Tây Ầu. Sau khi ghép đôi trên cạn, cóc cái bỏ đi, cóc đực cuốn đám trứng vào chi sau, rồi nó ngâm mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng nọc.
Cóc tổ ong (2) ở Nam Mĩ trên lưng có những lồ nhỏ như những lồ tổ ong. Khi đẻ trứng cóc cái phết lên lưng trứng đã được thụ tinh. Trứng sẽ lọt vào các lồ tổ ong. Ở đây trứng phát triển thành nòng nọc.
Nhái Nam Mĩ (3) đẻ trứng trên lá rồi cuộn lại. Nó tiết ra một chất dính, nôi các mép lá làm thành một cái tổ chứa trứng.
Hình 37.2. Một số lưỡng cư có tập tính chăm sóc vờ hảo vệ trứng