SGK Sinh Học 7 - Bài 57: Đa dạng sinh học

  • Bài 57: Đa dạng sinh học trang 1
  • Bài 57: Đa dạng sinh học trang 2
  • Bài 57: Đa dạng sinh học trang 3
  • Bài 57: Đa dạng sinh học trang 4
Một 
CHƯƠNG
8
ĐÔNG VẬT VÀ ĐÒI SÓNG CON NGƯỜI
ĐA DANG SINH HOC
Bài 57
Động vật phân bô rất rộng rãi trên Trái Đất. ước tính số loài động vật hiện nay được biết có khoảng 1,5 triệu loài. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng sô lượng loài. Sự đa dạng về loài lại được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính cùa từng loài. Sở dĩ có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sông rất khác nhau trên các môi trường địa lí của Trái Đất như : các môi trường đới lạnh, đới ôn hoà, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc... Tuy nhiên ở những môi trường có khí hậu khắc nghiệt (đới lạnh, hoang mạc), độ đa dạng thấp vì chỉ có những loài thích nghi được với điều kiện giá lạnh (môi trường đới lạnh) hoặc quá khô (hoang mạc) tồn tại. Còn ớ những môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giói Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sông đa dạng, tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng cúa nhiều loài, sô loài lớn, độ đa dạng cao.
I - ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
Ở gần địa cực khí hậu lạnh, băng đóng gần như quanh năm. Mùa hạ rất ngắn, là mùa hoạt động của mọi loài sinh vật. Cây cối thưa thớt, thấp lùn. Do khí hậu vô cùng khắc nghiệt nên chỉ có một số ít loài tồn tại, vì có những thích nghi đặc trung như có bộ lông rậm và lóp mỡ dưới da rất dày để giũ' nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chông rét (gấu trắng, hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt...). Nhiều loài chim, thú có tập tính di cư tránh rét, một sô ngủ suốt mùa đông (gấu trắng) để tiết kiệm năng lượng. Nhiều loài (chồn, cáo, củ trắng) về mùa đông có bộ lòng màu trắng dề lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù ; về mùa hè bộ lông chuyển sang màu nâu hay xám (hình 57.1).
Hình 57.1. Một sô loài động vật ở môi trường đới lạnh 1. Gấu trắng và đàn con ngủ đông ; 2. Cá voi ;
3. Thú với bộ lông mùa hạ : a) Chồn Bắc Cực ; b) Cáo Bắc Cực ; c) Cú tuyết.
H- ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC ĐỚI NÓNG
■ Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng rất nóng và khô. Các vực nước rất hiếm gặp, phân bô rải rác và rất xa nhau. Thực vật thấp nhỏ, xơ xác. Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng. Ví dụ, chuột nhảy có chân dài, mảnh nên cơ thể nằm cao so với cát nóng, mồi bước nhảy rất xa trên hoang mạc ; lạc đà có chân cao, móng rộng, không bị lún trong cát, có đệm thịt dày chông nóng. Bướu trên lưng lạc đà chứa mỡ, khi cần, mỡ trong bướu có thể chuyển đổi thành nước (nước trao đổi chất) cho hoạt động của cơ thể. Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giông với màu cát để không bắt nắng và dề lẩn trốn kẻ thù (hình 57.2).
Động vật có khả năng nhịn khát giỏi, có khả năng đi xa để tìm nước. Mọi hoạt động chủ yếu thực hiện vào ban đêm, khi cái nóng đã dịu xuống. Nhiều loài bò sát và động vật nhỏ có tập tính chui rúc vào sâu trong cát đê chông nóng.
▼ - Đọc mục I, mục II, quan sát hình 57.1 và hình 57.2 điến nội dung thích hợp vào ô trông bảng sau :
Bảng. Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh
và hoang mạc đới nóng
Môi trường đới lạnh
Mỏi trường hoang mạc đới nóng
Những đặc điểm thích nghi
Giải thích và trò của đặc điểm thích nghi
Những đặc điểm thích nghi
Giải thích và trò của đặc điểm thích nghi
Cấu
tạo
Bộ lông dày
Cấu
tạo
Chân dài
Mỡ dưới da dày
Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày
Lông màu trắng (mùa đông)
Bướu mờ lạc đà
Màu lông nhạt, giống màu cát
Tập
tính
Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét
Tập
tỉnh
Mồi bước nhảy
cao và xa
Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ
Di chuyển bằng cách quãng thân
Hoạt động vào ban đêm
Khả năng đi xa
Khả năng nhịn khát
Chui rúc vào sâu trong cát
- Giải thích vì sao sô loài động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng lại ít.
Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhát ở số lượng loài sinh vật. Các loài lại thể hiện sự đa clạng vê hình thái và tập tính thích nghi chật chẽ với điêu kiện sống cùa môi trường, nơi chúng sinh sóng. Trên Trái Đát, mòi trường cĩóỉ lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng là những mõi trường có khí hậu khác nghiệt nhát, động vật Sống ở đó có những thích nghỉ đặc trưng và số loài ít, vì chì có những loài có khứ năng chịu đựng được bâng giá hoậc khí hậu rất khô và rát nóng mói tồn tạỉ được.
c*âu hói
Nêu đặc điếm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích ?
Khí hậu đợi lạnh và hoang mạc đới nóng đà ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào ? Giải thích ?
jiti CÓ biết
Lạc đà có thê mất một lượng nước bằng 30% khối lượng cơ thể, trong khi đó đại bộ phận các loài thú đều bị chết khi mất một lượng nước chỉ bằng 20% khối lượng cơ thể. Khi thiếu nước, lượng nước tiểu cùa lạc đà giảm xuống rất nhiều, lúc đó mờ được tích luỳ trong bướu lưng của lạc đà được "thiêu đốt" để trở thành nước “trao đổi chất”, đảm bảo yêu cầu về nước của cơ thể.