SGK Sinh Học 7 - Bài 28: Thực hành: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ

  • Bài 28: Thực hành: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ trang 1
Bài 28 THỰC HÀNH : XEM BẢNG HÌNH VÉ TẬP TÍNH CỦA SÂU BỌ
I-YÊU CẦU
Thông qua băng hình, quan sát, theo dõi một số tập tính của sâu bọ thường thê hiện : trong tìm kiếm, cất giữ thức ăn, trong sinh sản và trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù.
Ghi chép các diễn biến của tập tính sâu bọ để sau khi xem, nội dung ấy còn lim lại trong vở ghi. Với một sô đoạn lí thú hay khố hiểu có thể trao đổi ở nhóm hay yêu cầu giáo viên chiếu lại.
Sau mỗi tập tính quan trọng, cần ghi rõ nhận xét xem tập tính đó đạt được bao nhiêu nội dung trong các đặc điếm của tập tính giới thiệu ở phần sau.
n-CHUẨN BỊ
Cần học kĩ các bài về sâu bọ, ôn tập tù' chưcmg Chân khóp.
Đem theo cấc sách viết về tập tính động vật nói chung, sâu bọ nói riêng và các bài báo, ành, tư liệu... có liên quan.
Vở ghi chép.
- NỘI DUNG
Thần kinh, giác quan ở sâu bọ phát triển là cơ sở quan trọng của tập tính.
Về giác quan. Sâu bọ có đủ 5 giác quan : xúc giác ở dạng lông, khứu giác ở dạng hố trên râu. Vị giác là những nhú lồi ở tua miệng hay ở đầu chân (bướm). Nhiều sâu bọ có cơ quan thu, phát âm thanh.
Mắt kép cho phép sâu bọ nhìn được màu. Ở ong mật, mắt còn có khả năng điều tiết và nhìn thấy tia tử ngoại (hơn mắt người).
Về thần kinh. Não sâu bọ phát triển, có 3 phần : não trước, não giữa và não sau. ơ não trước của sâu bọ sống thành xã hội có thể nấm phát triển. Đây là cơ sở thần kinh của các tập tính và hoạt động bản năng của chúng.
Về tập tính. Tập tính sâu bọ là những hoạt động sống đặc trưng đáp ứng lại tác nhân của ngoại cảnh, có các đặc điểm :
Thể hiện hoạt động sống của sâu bọ, đặc biệt về dinh dưỡng và sinh sản.
Đáp ứng của sâu bọ với các kích thích bên ngoài hay bên trong cơ thể.
Gia tăng tính thích nghi và tồn tại của sâu bọ.
Có khả năng chuyển giao được từ cá thể này sang cá thể khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- THU HOẠCH
Bản ghi chèp ngắn gọn về từng tập tính ở sâu bọ sau khi xem xong băng hình.