Bài 15: Kể về một thẩn đồng đất Việt ngày xưa: Phạm Duy Trĩ - một thần đổng đất Thăng Long

  • Bài 15: Kể về một thẩn đồng đất Việt ngày xưa: Phạm Duy Trĩ - một thần đổng đất Thăng Long trang 1
  • Bài 15: Kể về một thẩn đồng đất Việt ngày xưa: Phạm Duy Trĩ - một thần đổng đất Thăng Long trang 2
Bài 15
Kể về một thần đồng đất Việt ngày xưa
Bài làm
Phạm Duy Trĩ - một thần đồng đất Thăng Long
Thời vua Lê, ở đất Kinh kì, có chàng thư sinh Phạm Duy Trĩ nổi tiếng học giỏi, tài cao, thông minh hơn người.
Năm Nhâm Tuất (1562) Nguyễn Khắc Kính cùng học trò giỏi là Phạm Duy Trĩ cùng thi Đình với một số Tiến sĩ khác.
Trước khi vào Đình thí, Phạm Duy Trĩ vì mang nặng công ơn dạy dỗ hơn mười năm trời của Nguyễn Khắc Kính nên đã hứa với thầy là sẽ hãm bớt bút lực để được đứng sau thầy trên bảng vàng. Nhưng Nguyễn Khắc Kính đã nghiêm trang và ôn tồn nói với Phạm Duy Trĩ: "Thầy đã xem bài của anh, thấy học vấn và văn chương của anh hơn hẳn nhiều vị đồng khoa, vượt cả thầy. Đó là vinh dự lớn đối với thầy, hạnh phúc lớn của thầy. Lóp trẻ vượt lớp già thì tiền đồ quốc gia mới khởi sắc lên được. Vì vậy, thầy nghĩ rằng, ngày mai vào Đình thí, anh cứ việc tung hoành theo tài học, sở học của mình, dừng nên e dè, đừng vì thầy mà hãm bút lực của mình".
Vâng lời dạy bảo của thầy, kì thi năm đó, Phạm Duy Trĩ đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Khắc Kính đỗ Bảng nhãn. Tiếng tăm vang dậy kinh kì Thăng Long. Danh thơm muôn thuở còn lưu. Cho đến nay, nhiều người còn nhắc nhở: "Con hơn cha là nhà có phúc - Trò hơn thầy vận nước vẻ vang".
Trần Việt Anh, 3B
Trường Tiểu học Đông Hưng - Thái Bình