Bài 66: Kể về một lễ hội mà em biết: Lễ hội chùa Keo

  • Bài 66: Kể về một lễ hội mà em biết: Lễ hội chùa Keo trang 1
  • Bài 66: Kể về một lễ hội mà em biết: Lễ hội chùa Keo trang 2
Bài 66
Kể về một lễ hội mà em biết
Bài làm
Lễ hội chùa Keo
Keo là tên Nôm của làng Giao Thuỷ ở hữu ngạn hạ lưu sông Hồng. Làng Giao Thuỷ có một ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng vào thời Lý trong thế kỉ XI, gọi là chùa Keo. Sau trận lụt năm 1611, Giao Thuỷ bị tách thành hai làng ở đôi bên sông Hồng, nên hình thành chùa Keo. Một chùa Keo thuộc làng Hành Cung, tỉnh Nam Định; một chùa Keo của làng Dũng Nhuệ, tỉnh Thái Bình.
Hội chùa Keo là một hội lớn được tổ chức vào trung tuần tháng chín ta; đúng các ngày 13, 14, 15 là ngày chính lễ hội. Cuộc đời của nhà sư Không Lộ được tái hiện như một diễn xướng lịch sử với rất nhiều lễ tiết.
Ngày 11 tháng 9 là ngày dựng cờ. Lá cờ hội mõi chiều rộng 5m bay trên cột phướn cao 30m dựng trước cổng tam quan. Còn có tám lá cờ đại của tám giáp, mỗi
bề rộng 5m, thêu bốn chữ vàng “Cưng phụng thánh tổ”, tất cả đều dựng xung quanh tam ngoại theo thứ tự định sẵn bao đời nay.
Ngày 12, các giáp khiêng thuyền gỗ dài (trải) hạ trải trang trí xuống sông con trước cửa chùa ra sông Hồng.
Ngày 13 kỉ niệm ngày tịch của Thiền sư Không Lộ. Mở đầu là cuộc rước sứ nhang án, long đình, thuyền rồng và tiểu đình; sáng rước ra tam quan, tối rước vào toà Thiên hương. Có hàng nghìn nam, phụ, lão, ấu. Các cụ ông, cụ bà mặc lễ phục dân tộc; con trai, con gái, nhi đồng ăn mặc đủ màu sắc rực rỡ, xinh đẹp. Tiếng trống, tiếng chiêng vang rộn cả một vùng quê. Buổi chiều, tại toà giá Roi, thi giọng đọc vãn nôm giữa các thầy cúng theo chủ đề: hương, hoa, đăng, quả, thực. Đổng thời, thi bơi trải giữa tám giáp. Mỗi trải có một thứ trang phục riêng; 24 tay chèo là các trai tơ. Tiếng mái chèo ào ạt hoà cùng tiếng hò dô, tiếng reo, tiếng mõ của hàng nghìn người vang dội khắp bến sông. Chiều tối là thi trống, thi kèn. Kèn thi là loại báng gỗ dài, gần một mét. Trống thì gồm có trống cơm, trống bản, trống bầu. Người thắng cuộc được thưởng từ một đến tám quan tiền.
Ngày 14 là lễ kỉ niệm ngày sinh của Không Lộ Thiền sư. Có rước kiệu, đi đầu là hai con ngựa gỗ to có bánh xe, một ngựa tía và một ngựa bạch. Tiếp theo là tám lá cờ thần có cán dài và bốn mươi hai người vác bát bửu. Sau đó là bốn người khiêng giá thuyền rồng tượng trưng cho thuyền đi của Không Lộ lên Thăng Long chữa bệnh cho nhà vua. Sau thuyền là bốn người khiêng giá tiểu đình, tượng trưng cho đoạn đời chài lưới thuở hàn vi của Không Lộ. Phường bát âm đi hộ tống. Có một đoàn em trai mặc lễ phục áo vàng, quần xanh, thắt lưng đỏ bỏ múi ra hai bên, đẩu đội khăn đỏ, tóc tết trái đào tượng trưng cho trẻ mục đồng từng gắn bó với Không Lộ thời làm nghề chài lưới. Sau đám rước là các ông già, bà cả, nam thanh, nữ tú. Tiếng đọc kệ âm vang, tiếng kèn trống xập xinh nghe thật vui tai. Chiều 14, tại toà giá Roi có điệu múa cổ - múa ếch vồ mồi - của mười người chân hiệu theo nghi thức thờ Thánh. Cuối cùng là lễ chèo trải và hạ hội. Ngày 15, hội vãn.
Suốt trong ba, bốn ngày lễ hội chùa Keo, nhiều trò chơi dân gian khác diễn ra vô cùng tưng bừng náo nhiệt. Người kéo về dự hội, ai cũng hân hoan mang theo một niềm tin: sức khoẻ dồi dào, được mùa bội thu, sống yên vui, ấm no, hạnh phúc... mà Không Lộ sẽ ban ân lành cho bà con xóm dưới làng trên.
Nguyễn Thái Thành, 3A