Bài 49: Kể vể một lễ hội lịch sử văn hoá mà em biết: Lễ hội Đền Đô

  • Bài 49: Kể vể một lễ hội lịch sử văn hoá mà em biết: Lễ hội Đền Đô trang 1
  • Bài 49: Kể vể một lễ hội lịch sử văn hoá mà em biết: Lễ hội Đền Đô trang 2
Bài 49
Kể về một lễ hội lịch sử văn hoá mà em biết
Bài làm
Lễ hội đền Đô
Đền Đô ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, nơi thờ tám đời vua nhà Lý.
Lễ hội đền Đô được tổ chức vào ba ngày 14, 15 và 16 tháng ba âm lịch hằng
năm. Có hàng chục vạn người kéo về dự lễ hội.
Lễ hội được tổ chức rất quy củ, tôn nghiêm, trang trọng và quy mô.
Lễ đền Đô gồm có: Nghi thức lễ rước chiều 14-3 âm lịch, lễ rước sáng ngày
15-3 âm lịch, múa Rồng, Đại tế, Lễ dâng hương, Lễ tế chiều 16 - 3 âm lịch,... diễn ra vô cùng tưng bừng, náo nhiệt. Các bô lão áo thụng xanh, quần trắng, đầu chít khăn, chân đi hia, các bà khoác bộ đồ dân tộc đủ màu sắc, các nam thanh nữ tú, người đánh trống đánh chiêng, đội bát âm, đội rước kiệu, đội múa,... đi sau cùng là bà con địa phương và khách thập phương. Tiếng chiêng trống vang rền, cờ, phướn bay rợp trời, áo quần đủ màu sắc rực rỡ của hàng vạn người kéo đi trong niềm vui hân hoan, diễn ra tưng bừng náo nhiệt suốt ngày đêm.
Thật vậy, lễ hội đền Đô là lễ hội của làng cũng là lễ hội của nước.
Hội đền Đô diễn ra tưng bừng náo nhiệt suốt ngày. Các cuộc thi, cuộc chơi
như đấu vật, chơi cờ người, hát quan họ, thả chim bồ câu, thi chọi gà, thi nấu cơm niêu đất, đánh đu, hội thơ, v.v... được tổ chức rầm rộ, có hàng trăm, hàng ngàn người tham gia, lúc nào cũng đông vui, lôi cuốn. Giật giải trong hội đền Đô là niềm vinh dự lớn của trai tài, gái sắc vùng Kinh Bắc xưa nay.
Câu ca truyền tụng từ bao đời nay đã trở nên linh nghiệm:
"Bao giờ rừng Báng hết cây,
Tào Khê hết nước, Lý nay lại về".
Rừng Báng nay đã trở thành ruộng đồng.Tào Khê nay bị lấp cạn. Cuối thế kỉ 20, hậu duệ đời thứ 31 của Lý Thái Tổ từ Hàn Quốc đã về dâng hương tại đền Đô sau 768 năm. Đúng là cây có cội, nước có nguồn.
Hoàng Quang Lực, 3C
Trường Tiểu học Đình Bảng - Bắc Ninh