Bài 46: Bài 46: Em hãy đặt tên và kể lại từng đoạn truyện “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử"

  • Bài 46: Bài 46: Em hãy đặt tên và kể lại từng đoạn truyện “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
  • Bài 46: Bài 46: Em hãy đặt tên và kể lại từng đoạn truyện “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
Bài 46
Em hãy đặt tên và kể lại từng đoạn truyện “Sự tích lễ hội ChửĐồng Tử”
Nghèo khó
Đời vua Hùng thứ mười tám, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng có chàng trai làm nghề mò cua bắt cá, tên là Chử Đồng Tử. Mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có chung một chiếc khố. Nhưng khi cha mất, chàng thương cha lắm bèn quấn khố chôn cha, còn minh đành ở không.
Duyên trời sắp đặt
Một hôm, Chử Đồng Tử đang mò cá ở dưới sông. Bỗng có một chiếc thuyền rất lớn và sang trọng, chở nhiều quân quan lướt sóng tới. Quá hoảng sợ, chàng trai nghèo khó chạy vội lên bãi, lấy cát vùi lấp mình cạnh những khóm lau. Nào ngờ, công chúa Tiên Dung thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền lên bãi dạo chơi. Trời nắng nóng, công chúa cho vây màn cạnh khóm lau để tắm. Nước dội, một lúc sau để lộ một chàng trai khoẻ mạnh. Công chúa rất bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh chàng trai ấy, Tiên Dung cho là duyên trời sắp đặt nên đã mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng Chử Đồng Tử.
Dạy dân cách cấy lúa, nuôi tằm, dệt vải
Nợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà ở lại ven sông Hồng. Chàng đi nhiều nơi tìm thầy học đạo thành tài. Hai vợ chồng dạy dân cách cày cấy trồng lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, lập nên nhiều làng xóm trù phú đôi bờ sông
Hồng. Một thời gian sau, cả hai vợ chồng Chử Đồng Tử đều hoá lên trời. Sau khi đã về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc, cứu nước.
Lễ hội ChửĐồng Tử
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử đã lập đền thờ ở nhiều nơi. Đã hàng ngàn năm nay, cứ dịp xuân đến, cả một vùng rộng lớn đôi bờ sông Hồng, nhân dân ta nô nức mở lễ hội để tưởng nhớ ông, gọi là lễ hội Chử Đồng Tử.
Nguyễn Thu Hà, 3A
Trường Tiểu học Ân Thi - Hưng Yên